Các loại thuốc trị hp dạ dày giúp tiêu diệt tận gốc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày hiện nay chủ yếu là thuốc kháng sinh và một số nhóm thuốc hỗ trợ khác. Mỗi loại thuốc đều có những tác dụng phụ tiềm ẩn. Người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng để có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc một cách an toàn.

Các loại thuốc trị Hp dạ dày do bác sĩ kê đơn

Sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Hp dạ dày là cần thiết đối với các trường hợp vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc bao tử và xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc kháng sinh, thuốc giảm axit dạ dày, Bismuth subsalicylate… theo phác đồ nhất định. 

thuốc trị hp dạ dày
Các thuốc được sử dụng trong điều trị Hp dạ dày bao gồm nhiều loại khác nhau

Các loại thuốc trị Hp dạ dày thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

1. Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Việc sử dụng thuốc kháng sinh là vô cùng cần thiết nếu muốn tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc. Những loại thuốc được chỉ định nhiều nhất bao gồm:

– Thuốc Amoxicillin:

Đây là thuốc trị vi khuẩn Hp được sử dụng phổ biến nhất. Nó có mặt trong hầu hết các phác đồ điều trị, từ phác đồ 3 thuốc, 4 thuốc cho đến các phác đồ chữa bệnh nối tiếp và cứu vãn. 

Amoxicillin được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng Beta lactam. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vào vi khuẩn. 

Ngày nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khiến cho tỷ lệ bệnh nhân nhiễm Hp dạ dày bị kháng Amoxicillin ngày càng tăng ( khoảng 43% vào năm 2012). Điều này khiến cho sự lựa chọn nguồn thuốc trị Hp dạ dày trở nên hạn chế và tỷ lệ thất bại trong điều trị cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. 

Liều dùng Amoxicillin trị Hp:

  • Dùng 2 lần/ngày
  • Mỗi lần uống 1g.

Tác dụng phụ thường gặp:

– Thuốc Metronidazol

Loại thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc kháng sinh khác như Amoxicillin, Clarithromycin, hay Tinidazole . Thuốc có tác dụng tại chỗ mạnh đối với vi khuẩn Hp.

Ngoài ra, Metronidazol cũng được chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường ở đường hô hấp, răng lợi nên tỷ lệ Hp kháng thuốc cũng tương đối cao ( khoảng 44,1% theo thống kê vào năm 2013).

Liều dùng thuốc điều trị Hp dạ dày Metronidazol: 

  • Mỗi lần uống 500mg
  • Ngày dùng 2 lần 

Tác dụng phụ có thể gặp:

– Thuốc Clarithromycin:

Thuốc kháng sinh Clarithromycin nằm trong nhóm Macrolid. Loại thuốc này khá nhạy cảm với vi khuẩn Hp nên thường được chỉ định trong phác đồ điều trị 3 thuốc ban đầu. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn, khiến cho chúng không có khả năng phân chia và bị chết dần.

Tính đến thời điểm hiện tại, đây là loại kháng sinh có tỷ lệ Hp kháng nhiều nhất ( khoảng 57% trong năm 2014). Điều này đòi hỏi các bác sĩ cũng như bệnh nhân phải thận trọng khi sử dụng thuốc.

Thuốc điều trị hp dạ dày Clarithromycin
Clarithromycin là thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Liều dùng thuốc trị Hp Clarithromycin:

  • Mỗi ngày uống 2 lần x 500mg/lần

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Đánh trống ngực
  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Phát ban
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn…

– Thuốc Tinidazol

Thuốc diệt vi khuẩn hp dạ dày Tinidazol được sử dụng phối hợp với thuốc kháng sinh Metronidazole, Bismuth và PPI ( thuốc ức chế bơm proton). Loại thuốc này cũng có tác dụng tốt đối với các trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng kỵ khí ở âm đạo, đường ruột hay nhiễm amip ở ruột, gan.

Liều dùng:

  • Mỗi ngày uống thuốc 2 lần với liều lượng là 500mg/lần.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp:

– Thuốc Levofloxacin

Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone. Thuốc thường được chỉ định điều trị vi khuẩn Hp dạ dày cho người trưởng thành trong phác đồ cuối cùng ( tức phác đồ cứu vãn dành cho những trường hợp bị nặng không đáp ứng được với các thuốc khác). Khi được hấp thu, thuốc giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hp.

Điều đáng buồn là Levofloxacin cũng có tỷ lệ kháng thuốc khá cao. Theo thống kê vào năm 2013, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp kháng với Levofloxacin ghi nhận được là 25,5% và con số này đang có khuynh hướng ngày càng gia tăng qua các năm về sau.

Liều dùng thuốc Levofloxacin trị Hp dạ dày:

  • Uống 500mg x 1 lần/ngày

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Dễ bị bầm tím khớp
  • Nhầm lẫn
  • Trầm cảm
  • Da dễ bị bầm tím…

– Thuốc Tetracyclin

So với các loại thuốc kháng sinh khác, Tetracyclin có tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn vì nó đòi hỏi vi khuẩn phải biến đổi rất nhiều mới có thể chống đỡ lại được những tác dụng của thuốc. Loại thuốc này nằm trong nhóm các loại kháng sinh phổ rộng và thường được lựa chọn sau cùng khi các phác đồ điều trị ban đầu không đạt hiệu quả.

Chống chỉ định dùng thuốc trị vi khuẩn Hp Tetracyclin cho các đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ em, người đang mang thai, phụ nữ sau sinh đang nuôi con bằng sữa mẹ.

 thuốc tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc Tetracyclin
Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp dạ dày Tetracyclin

Liều dùng thuốc:

  • Mỗi lần uống 500mg x 4 lần/ngày

Tác dụng phụ cần đề phòng:

  • Choáng váng
  • Giảm thị lực
  • Đau nhức toàn thân
  • Lột da
  • Nổi phát ban đỏ
  • Tiểu tiện ít…

– Thuốc Furazolidone

Đây cũng là một loại thuốc trị Hp dạ dày thuộc nhóm kháng sinh được sử dụng trong phác đồ điều trị cứu vãn phối hợp với Tetracycline hoặc Amoxicillin. Thuốc được điều chế dưới dạng viêm uống có tác dụng toàn thân, giúp giết chết vi khuẩn Hp và ký sinh trùng gây bệnh trong cơ thể. 

Liều dùng thuốc furazolidone trị Hp:

  • Uống thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Hạ huyết áp
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Nổi mề đay ngoài da
  • Sốt
  • Đau nhức khớp
  • Phát ban
  • Khó chịu trong người

** Nguyên tắc quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp:

Việc điều trị có thể thất bại và gây tốn kém chi phí, thời gian nếu người bệnh bị kháng thuốc kháng sinh. Để ngăn ngừa trường hợp này, trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chỉ uống thuốc kháng sinh khi đi bác sĩ chỉ định.
  • Dùng đúng liều, đúng loại, đủ thời gian quy định trong đơn thuốc.
  • Chỉ ngưng thuốc khi chắc chắn đã tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc và được bác sĩ cho phép. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Thuốc kháng sinh nên uống sau khi ăn no để giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc tới đường ruột.

Bạn nên biết: Tác dụng phụ khi uống thuốc trị Hp dạ dày có thể gặp

2. Trị vi khuẩn Hp dạ dày bằng thuốc ức chế bơm Proton

Thuốc ức chế bơm Proton được viết tắt là PPI – một loại thuốc có tác dụng ức chế sản xuất axit dạ dày không thể thiếu trong các phác đồ điều trị Hp. Mặc dù không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn nhưng nhóm thuốc này lại có công dụng bổ trợ, làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh, đồng thời giảm thiểu các tác hại của HP tới dạ dày thông qua việc giảm tiết axit.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc PPI 2 lần một ngày.
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Lưu ý nuốt trọn viên để bảo vệ dược chất trong thuốc, tránh bẻ nhỏ hoặc nghiền nát khi uống.
Thuốc điều trị hp dạ dày Omeprazol
Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, tăng hiệu quả của thuốc trị Hp dạ dày

Các loại thuốc ức chế bơm Proton thường được sử dụng trong điều trị Hp:

  • Pantoprazol
  • Omeprazol
  • Lansoprazol
  • Dexlansoprazole
  • Rabeprazole
  • Esomeprazol

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Chướng bụng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Biếng ăn
  • Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Dùng lâu dài gây viêm teo dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư…

Xem thêm: Vi khuẩn HP kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách điều trị

3. Thuốc diệt vi khuẩn Hp dạ dày Bismuth subcitrate

Bismuth subcitrate là một hợp chất kim loại nặng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp với tỷ lệ khoảng 20% lượng Hp trong cơ thể người bệnh. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp làm giảm triệu chứng, ngăn chặn không cho vết loét lan rộng bằng cách tạo ra một lớp bảo vệ bám dính trên bề mặt của ổ loét, từ đó giảm thiểu tác hại của axit đối với niêm mạc dạ dày.

Bismuth subcitrate không được sử dụng đơn độc mà được phối hợp với thuốc kháng sinh và thuốc PPI để tăng hiệu quả điều trị.

Liều dùng thuốc:

Mỗi ngày 2 lần x 60mg/lần

Tác dụng phụ cần thận trọng:

  • Máu bị nhiễm kim loại nặng
  • Phân tối màu
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Tổn thương gan
  • Suy thận
  • Độc tính trên xương khớp

4. Thuốc kháng histamin 

Đôi khi, thuốc kháng histamin cũng có thể được chỉ định để điều trị vi khuẩn Hp. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này tương tự như các thuốc ức chế bơm Proton. Chúng ngăn chặn không cho dạ dày tiết ra nhiều axit nên có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh, hỗ trợ nâng cao tác dụng của các thuốc khác.

Thuốc kháng histamin điều trị hp dạ dày Cimetidine
Người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có thể dùng thuốc kháng histamin để giảm axit, làm mau lành vết loét ở niêm mạc bao tử

Các thuốc thông dụng

  • Cimetidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine
  • Famotidine

Tác dụng phụ có thể gặp

  • Tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Ngủ gà
  • Chóng mặt
  • Dị ứng
  • Trầm cảm
  • Gặp ảo giác
  • Phát triển tuyến vú ở đàn ông…

Xem thêm: Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế

Thuốc điều trị Hp dạ dày từ thảo dược dân gian

Một số loại thảo dược đã được chứng minh về khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Mặc dù không thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn nhưng chúng có thể giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và giảm bớt gánh nặng về mặt chi phí cho bệnh nhân.

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bạn sử dụng các bài thuốc trị hp dạ dày dưới đây:

1. Bài thuốc diệt vi khuẩn Hp dạ dày từ chè dây

Chè dây thường được sử dụng phơi khô hãm nước uống thay chè hàng ngày để cải thiện triệu chứng mất ngủ và các vấn đề liên quan đến dạ dày, trong đó có nhiễm vi khuẩn Hp.

Trong một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước được thực hiện từ năm 1990, Gs.Ts Phạm Thanh Kỳ ( Nguyên là hiệu trưởng của trường Đại học Dược Hà Nội ) và các cộng sự đã phát hiện ra trong cây chè dây chứa nhiều flavonoid. Hợp chất này nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa mạnh, giảm đau, làm nhanh lành vết loét. Đặc biệt nó còn có khả năng giảm tiết axit dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp.

Cách sử dụng:

  • Lấy 3 – 4 muỗng chè dây khô, cho vào ấm
  • Chế ngập nước sôi vào, đậy nắp lại ủ trà trong ít nhất 15 phút
  • Chia làm vài lần uống trong ngày. Nên uống trước khi ăn từ 10 – 15 phút.

2. Thuốc trị vi khuẩn Hp từ cây dạ cẩm

Dạ cẩm là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Nó có tính bình, vị ngọt đắng giúp tiêu thũng, kháng viêm, giải nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể.

Năm 1962, thảo dược này cũng đã được bệnh viện Lạng Sơn đưa vào nghiên cứu và ứng dụng trong chữa trị bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày Hp dương tính. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, dạ cẩm có thể tiêu diệt Hp bằng cách làm giảm khả năng tổng hợp protein của chúng. Đồng thời, các chất trong dược liệu cũng có tác dụng trung hòa axit, xoa dịu niêm mạc dạ dày, giúp người bệnh bớt đau đớn.

bài thuốc đặc trị vi khuẩn hp từ dạ cẩm
Bài thuốc từ dạ cẩm có tác dụng giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp

Cách sử dụng:

  • Hái lá và ngọn dạ cẩm đem phơi khô dùng nhiều lần
  • Để trị bệnh, mỗi lần lấy 20-25g thuốc cho vào ấm làm bằng gốm, sành hoặc đất nung. Đổ thêm 1 lít nước vào nấu sôi.
  • Sắc thuốc khoảng 15 phút thì ngưng
  • Gạn thuốc chia 3 lần uống trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc những lúc dạ dày lên cơn đau. Uống nguyên chất hoặc pha thêm 2 thìa mật ong vào để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Bỏ túi: 5 Mẹo chữa vi khuẩn Hp bằng cây thuốc nam dễ tìm quanh nhà

7 Lưu ý khi dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Trong quá trình dùng thuốc diệt vi khuẩn Hp dạ dày, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Luôn dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã kê đơn. Điều này giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.
  • Uống thuốc đúng giờ: Để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể, bạn cần uống thuốc đúng các khung giờ đã định.
  • Tránh bỏ lỡ liều thuốc: Nếu quên uống một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi đã gần giờ uống liều tiếp theo.
  • Kiêng kị thực phẩm và đồ uống: Tránh sử dụng rượu bia và các thực phẩm có thể kích ứng dạ dày như cà phê, gia vị cay nóng và các thực phẩm chứa axit.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng… Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy báo ngay cho bác sĩ.
  • Kiểm tra lại sau điều trị: Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, bạn nên làm các xét nghiệm theo dõi để xác định vi khuẩn Hp đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.
  • Thay đổi lối sống: Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế stress có thể hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

Như vậy, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc trị Hp dạ dày nào, bạn cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc dùng đúng thuốc, đủ liều lượng và phù hợp với tình trạng bệnh. Hãy kiên trì phối hợp với bác sĩ và tái khám thường xuyên nhằm sớm tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Phác đồ điều trị Hp mới nhất theo hướng dẫn của bộ y tế

Phác đồ điều trị Hp mới nhất được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng có tác dụng ngăn ngừa…

TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính có nguy hiểm không?

Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn H. pylori (Hp) báo hiệu sự nhiễm trùng bởi vi khuẩn…

Các loại thuốc trị hp dạ dày giúp tiêu diệt tận gốc

Các thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày hiện nay chủ yếu là thuốc kháng sinh và một số nhóm…

Chữa khuẩn HP trong dạ dày bằng thuốc Nam có tốt không? Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có thực sự hiệu quả?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là một sự lựa chọn an toàn, không nguy hiểm. Trong dân gian…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua