Bệnh mất ngủ

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Mất ngủ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh đặc trưng với tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, tỉnh giấc sớm nhưng không thể ngủ lại... Nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Tổng quan

Ngủ là hoạt động tự nhiên định kỳ của cơ thể, được thực hiện theo bản năng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối sức khỏe, tạo điều kiện để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Ở một người khỏe mạnh bình thường, thời gian ngủ trung bình từ 7 - 8 tiếng/ đêm, ngủ sâu giấc, liền mạch và tỉnh táo khi thức dậy.

Mất ngủ (Isomina) là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Được chẩn đoán bệnh lý trên lâm sàng là khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không ngủ lại được. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn tạo tiền đề phát sinh nhiều bệnh lý mãn tính khác.

Mất ngủ

Phân loại

Mất ngủ được chia làm 2 dạng chính:

Mất ngủ cấp tính: Chỉ xảy ra vào một vài thời điểm nhất định, thường liên quan đến yếu tố tâm lý, áp lực, căng thẳng. Tình trạng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, biến mất sau vài ngày đến vài tuần.

Mất ngủ mãn tính: Xảy ra kéo dài ít nhất 1 tháng hoặc triền miên trong nhiều năm. Thường liên quan đến các bệnh lý mãn tính hoặc nguyên nhân chủ quan khác.

Xem thêm: Mất ngủ kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Có sao không?

Nguyên nhân

Chứng mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gồm:

1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường ngủ nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...;

Sử dụng chất kích thích sát giờ đi ngủ khiến cơ thể hưng phấn như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, nhóm thuốc giảm đau chứa caffein...;

Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học;

Người ngủ cùng ngáy to, tật nghiến răng hoặc bị mộng du...;

Chịu áp lực trong cuộc sống, lo âu, căng thẳng;

Thường xuyên thay đổi giờ làm việc hoặc chênh lệch múi giờ;

Mất ngủ
Mất ngủ xuất phát từ chính lối sống kém khoa học, căng thẳng áp lực tâm lý

2. Nguyên nhân chủ quan

Mất ngủ khởi phát do ảnh hưởng từ các yếu tố sinh lý và bệnh lý như:

Yếu tố sinh lý: Tuổi tác cao, lão hóa; phụ nữ mang thai; phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; sốt bệnh;

Do các bệnh lý nội khoa: Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa, hen phế quản, viêm xoang, đau dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, xương khớp, ...;

Hội chứng ngưng thở: Hội chứng ngưng thở khi ngủ do hệ thần kinh trung ương hoặc do tắc nghẽn đường thở, rối loạn chuyển động tay chân theo chu kỳ;

Các bệnh lý tâm thần: rối loạn lo âu, rối loạn hưng cảm, trầm cảm, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, stress sau chấn thương...;

Nguyên nhân khác: Nghiện chất kích thích như thuốc phiện, rượu, thuốc lá...; mất ngủ không rõ nguyên nhân;

Triệu chứng & chẩn đoán

Bệnh nhân mất ngủ thường gặp các triệu chứng như:

  • Nằm trên giường trằn trọc, thao thức, khó đi vào giấc ngủ;
  • Giấc ngủ chập chờn, đứt đoạn, không sâu giấc;
  • Dễ thức giấc giữa đêm, không thể ngủ lại;
  • Thức khuya nhưng dậy rất sớm và khó ngủ tiếp;
  • Mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo sau khi trời sáng;
  • Đau đầu, chóng mặt và bị thiếu tập trung.

Mất ngủ
Mất ngủ bệnh lý khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy mệt mỏi, uể oải

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với thăm hỏi kiểm tra thói quen ngủ để đưa ra đánh giá sơ bộ về vấn đề sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Nếu cần thiết sẽ được chỉ định thực hiện khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, nước tiểu, đo huyết áp, thử đường... và đo đa ký giấc ngủ nhằm phát hiện các bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Biến chứng

Mất ngủ dù cấp tính hay mãn tính đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

  • Giảm tập trung, khả năng tiếp nhận, phân tích, giảm chất lượng công việc;
  • Suy giảm trí nhớ do não bộ không được nghỉ ngơi phục hồi;
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến mái tóc, làn da...;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, nhất là người lớn tuổi;
  • Suy giảm sinh lý ở cả nam và nữ giới;
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt nghiêm trọng;

Gợi ý: Cách trị mất ngủ cho người trẻ tuổi do căng thẳng, stress

Điều trị

Dựa vào kết quả chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa được áp dụng phổ biến:

1. Điều trị không dùng thuốc 

Hầu hết những trường hợp mất ngủ đều xuất phát từ thói quen và các hành vi kém lành mạnh. Trong trường hợp này, bệnh nhân không nhất thiết phải dùng thuốc, chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt và kết hợp thực hiện các liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I) để cải thiện bệnh:

Mất ngủ
Các liệu pháp thư giãn đơn giản giúp cơ thể và tâm trí thoải mái, cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

  • Liệu pháp thư giãn: Tập trung vào điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng lo lắng và thư giãn tinh thần nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm.
  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Kiểm soát và loại bỏ những yếu tố gây mất ngủ. Nếu nằm trên giường 15 - 20 phút không ngủ được hãy rời khỏi giường, đi lại thư giãn và chỉ quay lại giường khi có cảm giác buồn ngủ. Hãy ghi nhớ, chỉ dùng giường ngủ để ngủ hoặc quan hệ tình dục.
  • Liệu pháp kiểm soát giấc ngủ: Tránh ngủ trưa quá lâu vào ban ngày và giảm thời gian sinh hoạt trên giường.
  • Liệu pháp nhận thức - tâm lý: Nhằm điều chỉnh nhận thức , loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, lo lắng khỏi tâm trí. Đảm bảo thư giãn hoàn toàn sẵn sàng cho việc đi ngủ.

Kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày:

  • Dùng tinh dầu: Mùi hương từ các loại tinh dầu tự nhiên giúp xoa dịu tinh thần, thư giãn toàn thân, nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Vệ sinh giấc ngủ: Điều chỉnh không gian ngủ, tạo môi trường, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, tránh tiếng ồn, không dùng chất kích thích, ngâm chân nước ấm... là những bước cần thiết giúp vệ sinh giấc ngủ của bạn.
  • Ăn uống khoa học: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu magie, vitamin B và tryptophan có lợi cho giấc ngủ. Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức chế biến sẵn, các chất kích thích... gây cản trở giấc ngủ.

2. Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân mất ngủ mãn tính được kê đơn sử dụng các loại thuốc đặc trị như:

  • Eszopiclone (Lunesta);
  • Zaleplon (Sonata);
  • Remelteon (Rozerem);
  • Zolpidem (Edluar, Zolpimist, Ambien, Intermezzo);

Mất ngủ
Dùng thuốc ngủ kê đơn giúp bạn dễ ngủ, duy trì giấc ngủ lâu hơn

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc phù hợp. Không lạm dụng quá mức để tránh gây các tác dụng phụ như: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu... Thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc cho phù hợp.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa mất ngủ, hãy áp dụng các biện pháp sau:

Tuân thủ lịch ngủ khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ, ngủ trước 23h và thức dậy lúc 6h sáng.

Đảm bảo không gian ngủ mát mẻ, sạch sẽ và yên tĩnh.

Ăn uống đủ chất, tránh ăn quá no hoặc ăn những món khó tiêu trước giờ đi ngủ.

Uống sữa ấm hoặc nước ấm pha mật ong trước giờ đi ngủ giúp thư giãn đầu óc.

Áp dụng những thói quen thư giãn thần kinh như yoga, thiền, tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc... giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám 

Dưới đây là các câu hỏi bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên đặt ra trong quá trình thăm khám:

1. Bệnh mất ngủ của tôi có nghiêm trọng không?

2. Tôi mất ngủ triền miên ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, cuộc sống, công việc hàng ngày?

3. Tôi bị mất ngủ có cần làm xét nghiệm chẩn đoán nào không?

4. Phương pháp điều trị mất ngủ tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

5. Quá trình điều trị mất ngủ của tôi kéo dài bao lâu?

6. Dùng thuốc trị mất ngủ nào phù hợp? Cần làm gì để xử lý khi có tác dụng phụ?

7. Nếu tôi không tiếp nhận điều trị có sao không?

8. Tôi có cần tái khám không? Lịch tái khám là khi nào?

Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để điều trị sớm và phòng ngừa mất ngủ tái phát, hãy chủ động thăm khám và điều trị chuyên khoa theo phác đồ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (236)

  1. Chanh thia
    Chanh thia says: Trả lời

    Minh nay 29 tuổi mất ngủ 1 tuần nay rồi đi khám k thấy gì hết chỉ thấy thiếu máu thôi.gio mh vẫn ngủ k dc có giúp mh dc k ah

  2. TrươngLinhtam
    TrươngLinhtam says: Trả lời

    Mất ngủ khó chữa lắm mọi người ạ, bình thường thì khoog sao mà đêm nào mất ngủ thì hôm sau sinh ra cáu gắt, tâm tính cũng xấu xí,ăn không ngon ngủ yên nên cũng hay giận cá chém thớt lắm, tình hình này căng quá, mình phải nhờ sự hỗ trợ của thuốc an thân rất nhiều rồi nhưng thấy cơ thể càng mệt mỏi và tiều tụy hơn

    1. Như nGọc
      Như nGọc says:

      Em dạo gần đây cũng thế đêm toàn hơn 12h mới ngủ, không ngủ được lại dậy bấm bấm điện thoại đến khin nào buồn ngủ thì htooi, có đêm 5h sáng mới chợp mắt được tẹo, chán người ngợm quá trong khi em mới có 22 thôi

    2. Mai VĂn Doàn
      Mai VĂn Doàn says:

      Ôi tưởng người gia mới bị mất ngủ chứ sao giờ người trẻ còn hơn người gia vậy, haizzz

  3. Mình là Hạnh
    Mình là Hạnh says: Trả lời

    ông xã nhà mình năm nay 37 tuổi, công việc cũng có đôi chút bận bịu, còn mình thì nhàn hơn đi làm cứ 8h đồng hồ rồi về con cái, cơm nước thôi. Dạo gần đây thấy anh tăng ca nhiều, về mình thấy thế cũng cố gắng mua đồ tẩm bỏ cho anh nhưng vậy mà về đêm anh cứ thao thức rồi mất ngủ,cả tháng trời nay rồi, mình thì dễ ngủ thấy anh như vậy cũng thương. Giwof mình muốn mua thuốc này cho anh dùng không biết trung tâm gửi xe cho mình đưuọc không nhỉ vì mình tận Tuyên Quang

    1. Vũ GIa Cường
      Vũ GIa Cường says:

      Trung tâm gửi muôn nơi luôn đấy bạn, không có đk đến trực tiếp thì alo cho bên họ gửi về cho, thuốc cũng thế thôi mà chỉ khác nhau về liệu trình thôi

    2. Chân châu cảng
      Chân châu cảng says:

      Em mua hàng rồi gửi qua bưu điện suốt rồi đây chị, em ở tận Cao bằng nữa, mua ship về nhà nhưng như mình đi mua và khám trực tiếp ấy vì có gì không hiểu alo cái là có bác sỹ giải đáp luôn hoặc nt lên đây này facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc

    3. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Mình là Hạnh!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc Định tâm an thần thang của Trung tâm thuốc dân tộc. Đối với các khách hàng ở xa như bạn, Trung tâm có hỗ trợ tư vấn và gửi thuốc từ xa cho mình nhé.
      Để được tư vấn chi tiết và đặt mua, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi đến số điện thoại (024) 7109 5599 – 0983 059 582 nhé.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua