Bệnh viêm đại tràng

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm đại tràng có diễn biến phức tạp, khả năng phát sinh nhiêu biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh gây đau tức bụng dưới kèm các triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, sức khỏe. Cần chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Bệnh viêm đại tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa có diễn biến phức tạp. Lớp lót niêm mạc đại tràng xuất hiện tổn thương, gây rối loạn hoạt động của cơ quan này. Tùy mức độ tổn thương mà triệu chứng bệnh nhân gặp phải sẽ nặng hoặc nhẹ.

Trường hợp niêm mạc bị viêm nặng, các vết loét, sung huyết hình thành. Nếu bệnh nhân không được kiểm soát, điều trị sớm có thể dẫn đến việc hình thành ổ áp xe. Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, ngày càng nặng nề khi viêm nhiễm trở nặng.

Tham khảo thêm: Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết

Bệnh viêm đại tràng

Phân loại

Bệnh viêm đại tràng được phân thành giai đoạn cấp và mãn tính, viêm đại tràng sigma và viêm đại tràng co thắt. Cụ thể:

  • Viêm đại tràng cấp tính: Thường liên quan đến tình trạng nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Viêm đại tràng cấp tính gây triệu chứng nhẹ sau đó thuyên giảm nếu được kiểm soát tốt. Nếu chủ quan tình trạng cấp tính có nguy cơ chuyển thành mãn tính.
  • Viêm đại tràng mãn tính: Tình trạng viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng hơn. Niêm mạc đại tràng xuất hiện ổ viêm nhiễm, gây ra các cơn đau nhức, kèm xất huyết, viêm loét, áp xe đại tràng.
  • Viêm đại tràng sigma: Viêm nhiễm là những tổn thương, các vết loét hình thành ở đại tràng sigma. Đây là đoạn đại tràng nằm vị trí cuối cùng tiếp xúc với trực tràng.
  • Viêm đại tràng co thắt: Tình trạng viêm này còn có tên gọi khác là đại tràng kích thích. Đại tràng bị viêm gây ra các cơn cơ thắt liên tục khiến bệnh nhân bị đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân

Trường hợp viêm đại tràng cấp tính:

  • Ngộ độc thức ăn, do dị ứng khi ăn phải thực phẩm không phù hợp với cơ địa dẫn đến phản ứng viêm.
  • Ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ ăn chứa vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm...
  • Liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, tấn công các tế bào lành dẫn đến viêm đại - trực tràng.
  • Do ảnh hưởng bởi căng thẳng, áp lực làm hệ tiêu hóa rối loạn và dẫn đến những tổn thương tại đại tràng.
  • Tình trạng táo bón lâu ngày, đại tiện không ổn định gây áp lực lên đại tràng dẫn đến viêm đau.
  • Bệnh viêm đại tràng cấp do tác dụng phụ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

Trường hợp viêm đại tràng mãn tính:

  • Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân gặp ở người bệnh viêm đại tràng mãn không đặc hiệu.
  • Viêm đại tràng mãn tính do viêm cấp tính chuyển biến nặng, không được chữa trị bằng giải pháp phù hợp. 

Triệu chứng & chẩn đoán

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bùng phát với các mức độ khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm do lỵ amip khiến bệnh nhân bị đau quặn bụng, cơn đau xuất hiện từng cơn, kèm theo tình trạng đi đại tiện nhiều lần, phân ít nhưng có kèm lẫn máu và chất nhầy.
  • Viêm đại tràng do trực khuẩn khiến bệnh nhân đau bụng kèm theo sốt. Đi đại tiện phân lỏng có máu, đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân nhanh chóng bị mất nước, mất chất điện giải.
  • Tình trạng viêm liên quan đến các nguyên nhân khác cũng khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, đau vùng bụng dưới từng cơn hoặc kéo dài trong vài giờ.
  • Các triệu chứng kèm theo như đi đại tiện ra phân lỏng chứa chất nhầy và máu. Người bị viêm đại tràng cấp tính có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, cân nặng sụt giảm nhanh chóng.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Cơn xuất hiện ở vùng thượng vị, sau đó lan ra những khu vực khác

Triệu chứng tình trạng viêm đại tràng mãn tính

Với trường hợp viêm đại tràng mãn tính các triệu chứng cũng tương tự, tuy nhiên sẽ có mức độ nặng nề hơn:

  • Đau bụng dưới sau đó lan rộng ra khung đại tràng, đau vùng hố chậu, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần trong ngày, kèm theo phân lỏng, đôi khi táo bón, đau bụng dữ dội.
  • Đại tiện trong phân có lẫn máu hoặc phân lỏng lẫn máu tươi kèm theo cục máu đen khi nghiêm trọng.
  • Cơ thể người bệnh có biểu hiện suy nhược, hoạt động tiêu hóa kém, cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ để được khám chữa sớm. Bởi, khi viêm đại tràng kéo dài không được khắc phục có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh viêm đại tràng

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

Đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để chẩn đoán bệnh và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài thu thập thông tin bệnh lý, tiền sử bệnh lý của người thân và bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ chỉ định thực hiện các thủ thuật xét nghiệm gồm:

  • Nội soi đại tràng nhằm mục đích xác định vị trí viêm, lấy mẫu sinh thiết để xác định các yếu tố rủi ro liên quan khác.
  • Chụp X quang đại tràng giúp thu thập hình ảnh đại tràng, phát hiện các vấn đề đang xảy ra.
  • Xét nghiệm phân, xét nghiệm máu phân tích chuyên sâu hơn. Xác định nguyên nhân gây bệnh, yếu tố rủi ro liên quan.
  • Chụp CT giúp quan sát mô mềm trong ổ bụng, xác định phạm vi bị ảnh hưởng hoặc sớm nhận điện yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân.

Biến chứng & tiên lượng

Bệnh viện đại tràng nếu không được điều trị kiểm soát kịp thời có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, đời sống của bệnh nhân. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:

Biên chứng
Người bệnh nếu không điều trị có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Xuất huyết đại tràng: Đây là biến chứng phổ biến nhất mà nhiều người bệnh gặp phải. Niêm mạc đại tràng lúc này bị tác nhân gây hại tấn công, phá hủy nặng nề. Dẫn đến hiện tượng mạch máu tổn thương gây xuất huyết đại tràng. Trường hợp bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời nhiều khả năng dẫn đến tử vong.
  • Thay đổi cấu trúc đại tràng: Niêm mạc đại tràng tổn thương, rối loạn chức năng của cơ quan này trong thời gian dài khiến đại trạng thủng, giãn. Hiện tượng biến đổi cấu trúc đại tràng sẽ phát sinh nhiều rủi ro khác. Tình trạng nghiêm trọng thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Viêm loét đại tràng kéo dài không được kiểm soát có thể dẫn đến ung thư. Ung thư đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, có thể được điều trị trong giai đoạn đầu nhưng thường khó nhận biết. Đến giai đoạn cuối, ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong cao và khó điều trị.
  • Khó điều trị: Ngoài ra, viêm đại tràng còn nguy hiểm ở chỗ là bệnh khó điều trị dứt điểm, nhất là khi tình trạng bệnh nặng và nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh gặp khó khăn khi dễ tái phát và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy cơ ung thư đại tràng đe dọa tính mạng người bệnh.

Trước những rủi ro bất lợi cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng như trên, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường. Khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Điều trị

Dựa vào kết quả chẩn đoán và tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh, phác đồ điều trị được bác sĩ xây dựng tương ứng. Dưới đây là các hướng điều trị thường được áp dụng:

Điều trị nội khoa

Bệnh viêm đại tràng là một trong số các vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Tính tới thời điểm hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh lý này. Thuốc được dùng điều trị nội khoa có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, không phải là giải pháp điều trị dứt điểm.

Các loại thuốc thường được sử dụng kể đến như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống co thắt đại tràng
  • Thuốc kháng viêm, chống khuẩn
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc trị táo bón

Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và chất điện giải cho bệnh nhân. Người bệnh dùng thuốc theo phác đồ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi thuốc bừa bãi để ngăn rủi ro gặp tác dụng phụ hoặc các phản ứng tương tác thuốc hại sức khỏe.

Mách bạn: 12+ Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Tốt Nhất (Có Giá + Cách Dùng)

Điều trị ngoại khoa

Trường hợp bệnh viêm đại tràng nghiêm trọng phải áp dụng biện pháp điều trị ngoại khoa. Một phần đại tràng hư hỏng hoặc toàn bộ đại tràng sẽ được loại bỏ để ngăn biến chứng hại sức khỏe người bệnh.

Điều trị
Trường hợp viêm đại tràng nghiêm trọng cần can thiệp ngoại khoa điều trị chuyên sâu

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Hiện nay, phẫu thuật đại tràng có 2 phương án là mổ mở hoặc nội sôi. Trường hợp tổn thương khó tiếp cận bằng máy nội soi sẽ được chỉ định mở mở.

Can thiệp ngoại khoa sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi để khám chữa bệnh viêm đại tràng. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, kết hợp chăm sóc tốt để bệnh sớm cải thiện.

Phòng ngừa

Bệnh viêm đại tràng có diễn biến phức tạp, tình trạng nặng gây biến chứng nguy hiểm. Do đó chuyên gia luôn đưa ra các cảnh báo về chứng bệnh này, đồng thời khuyến khích mọi người chủ động phòng tránh sớm:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo, món ăn đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn những món có dấu hiệu hư hỏng, quá hạn sử dụng. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh.

Trường hợp gia đình có người bị lỵ amip, lỵ trực khuyển,... cần dùng riêng đồ dùng ăn uống, có thể tiệt trùng bằng nước sôi để tránh nhiễm khuẩn cho các thành viên khác trong gia đình.

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, vệ sinh các vật dụng trong gia đình, mỗi năm nên tẩy giun sáng 2 lần.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, nhất là trường hợp lạm dụng, sử dụng trong thời gian dài.

Trường hợp mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lao phổi nên điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp, hạn chế stress, căng thẳng quá mức. Tập thể dục, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện bất thường và kịp thời chữa trị.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Nếu không điều trị viêm đại tràng có tự khỏi không?

2. Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi dứt điểm được không?

3. Uống thuốc chữa viêm đại tràng trong bao lâu thì khỏi?

4. Trong thời gian điều trị bệnh nên ăn gì, kiêng gì để không ảnh hưởng kết quả điều trị?

5. Chi phí phẫu thuật đại tràng bao nhiêu?

6. Phẫu thuật điều trị viêm đại tràng có những rủi ro như thế nào?

7. Viêm đại tràng có lây không?

Bệnh viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bệnh nhân cần chủ động khám chữa trị sớm, kiểm soát viêm nhiễm phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Thăm khám bác sĩ, tìm đến các bệnh viện uy tín để chữa trị đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua