Bệnh đau dạ dày
Đặt lịch ngayBệnh đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các cơn đau dạ dày xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh. Trường hợp kéo dài, viêm nhiễm và tổn thương dạ dày nặng nề sẽ sinh ra nhiều biến chứng khác.
Tổng quan
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi dạ dày bị tổn thương hoặc rối loạn hoạt động khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Bệnh nhân cảm nhận được các cơn đau từ âm ỉ cho đến nặng nề, bên cạnh nhiều biểu hiện bất thường liên quan khác.
Cơn đau dạ dày có thể tái phát thường xuyên, nhất là khi bệnh nhân không chăm sóc, kiêng cữ đúng cách khiến cơn đau ngày càng trở nên nặng nề, kéo dài và dễ phát sinh các biến chứng khác.
Tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra ở vị trí thượng vị, đôi khi đau lệch sang bên trái, bên phải hoặc đau lan rộng ra cả vùng lưng sau. Người bệnh có thể bị đau dạ dày khi đói, khi đã ăn no. Kèm theo cơn đau là cảm giác tức bụng, ợ hơi, buồn nôn,...
Tác nhân gây hại tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương, rối loạn hoạt động dạ dày. Axit dạ dày tiết ra nhiều hơn dẫn đến bào mòn niêm mạc kèm theo các biểu hiện nhận biết như đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi đầy bụng.
Phân loại
Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Người ta dựa vào giai đoạn và mức độ đau dạ dày chia bệnh lý này thành 2 cấp độ chính là cấp và mãn tính. Cụ thể:
- Đau dạ dày cấp tính: Bệnh nhân bị đau dạ dày một cách đột ngột. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các vấn đề bao gồm hiện tượng nhiễm khuẩn, stress công việc, cuộc sống dẫn đến các cơn đau cấp tính, dữ dội.
- Đau dạ dày mãn tính: Bệnh nhân bị đau dạ dày kéo dài, đau âm ỉ hoặc xuất hiện từng đợt đau cấp tính. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày mãn tính nhưng chủ yếu do bệnh cấp tính tiến chuyển thành.
Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Việc xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày có vai trò quan trọng trong việc định hướng điều trị bệnh. Bên cạnh các yếu tố bên trong, đau dạ dày còn xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài. Cụ thể:
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp nhất. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, tấn công và làm bùng phát cơn đau dạ dày.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Dung nạp thực phẩm, thức uống không tốt cho hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích trong thời gian dài.
- Ăn phải thực phẩm gây dị ứng, kích thích dạ dày: Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng gặp phải tình trạng đau dạ dày khi ăn những thực phẩm gây kích ứng. Cơ thể không dung nạp hoặc sinh phản ứng dị ứng với đậu nành, đậu phòng, sữa,...
- Tác dụng phụ của thuốc: Uống thuốc tân dược thường xuyên gây khó chịu hệ tiêu hóa, dạ dày khiến cho hoạt động tiêu hóa rối loạn, nhất là nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,... Người bệnh nên được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.
- Ảnh hưởng bởi stress, lo âu kéo dài: Bệnh đau dạ dày có liên quan đến tâm lý rất phổ biến. Người thường xuyên stress, căng thẳng đầu óc, lo âu quá mức trong thời gian dài thường có khả năng bị rối loạn tiêu hóa.
- Ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý khác: Đau dạ dày còn có khả năng bùng phát do ảnh hưởng từ viêm loét dạ dày tá trang, viêm niêm mạc dạ dày, chứng khó tiêu chức năng, xuất hiện khối u ác tính ở thực quản dạ dày, viêm tụy cấp, sỏi mật, u tụy,...
Khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm. Xác định nguyên nhân gây đau dạ dày để có các điều chỉnh, can thiệp phù hợp, hiệu quả nhất.
Triệu chứng và chẩn đoán
Bệnh đau dạ dày bùng phát các cơn đau khó chịu, xảy ra ở vùng thượng vị sau đó lan rộng ra bên trái, bên phải hoặc đau ra sau lưng. Bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau bất thường xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, âm ỉ và nặng nề tùy mức độ tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày. Cụ thể:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị. Mức độ đau tăng dần theo tình trạng tổn thương dạ dày. Trường hợp viêm nhiễm, rối loạn chức năng nặng nề khiến cơn đau dữ dội hơn. Kèm theo các biểu hiện khác đi kèm như chướng bụng, đại tiện bất thường.
- Khó chịu, đầy hơi khó tiêu do chức năng dạ dày suy giảm. Thức ăn không được tiêu hóa hết ứ đọng lại làm bụng của người bệnh bị chướng lên.
- Đau dạ dày còn gây ợ hơi, ợ chua do thức ăn không được tiêu hóa hết. Trường hợp có xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày còn khiến bệnh nhân bị đắng miệng, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Cảm giác chướng bụng, buồn nôn cũng là các triệu chứng người bệnh đau dạ dày gặp phải. Axit dạ dày tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
Cơn đau dạ dày cấp tính có thể xảy ra đột ngột sau đó thuyên giảm. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhiều lần, đau ngay khi người bệnh đã ăn no. Cơn đau dai dẳng, âm ỉ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống bệnh nhân.
Do đó, nếu bệnh nhân nhận thấy tình trạng đau dạ dày kéo dài không thuyên giảm, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng tìm ra nguyên nhân, xác định rủi ro và xây dựng phương án điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được tiến hành là nội soi thực quản dạ dày, chụp X quang bụng, CT, MRI, siêu âm bụng. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc hoặc can thiệp các biện pháp chuyên khoa phù hợp.
Biến chứng & Tiên lượng
Bệnh đau dạ dày nếu không được kiểm soát, điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp thường gặp:
- Đau dạ dày kéo dài dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày nặng nề, lâu dần gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Đau dạ dày cũng có khả năng gây viêm hang vị dạ dày và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Chức năng tiêu hóa kém, tổn thương niêm mạc, tăng tiết axit tiêu hóa khiến bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường xuyên.
- Lâu ngày niêm mạc đường hô hấp, thực quản bị ảnh hưởng gây bệnh hô hấp, hẹp thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản.
- Xuất huyết dạ dày do tổn thương không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Trường hợp nặng, xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong.
- Tăng rủi ro ung thư dạ dày nếu tình trạng đau dạ dày kéo dài không xử lý đúng cách. Ung thư dạ dày rất phổ biến và nguy hiểm.
Người bệnh có thể điều trị kiểm soát đau dạ dày, phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân chủ quan, đau dạ dày kéo dài, tổn thương nặng có thể sinh ra nhiều rủi ro. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, bệnh chuyển biến nặng còn có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
ĐỌC NGAY: Cơn Đau Dạ Dày Thường Kéo Dài Bao Lâu? Mẹo Hết Đau
Điều trị
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh đau dạ dày dựa trên kết quả chẩn đoán của mỗi bệnh nhân. Tùy từng trường hợp, nguyên nhân và mức độ tổn thương phác đồ điều trị sẽ được xây dựng tương ứng.
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đau dạ dày càng sớm càng tốt
Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc, kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt để giảm đau dạ dày, phòng tránh biến chứng. Cụ thể:
Sử dụng thuốc Tây y
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Sử dụng sau khi ăn 1-2 tiếng. Tác dụng trung hòa dịch vị tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các loại gồm Sodium bicarbonate, router hoặc tactics,...
- Thuốc ức chế bơm Proton: Kiểm soát lượng axit dạ dày, tránh tình trạng loét niêm mạc dạ dày. Các loại như omeprazole, pantoprazole, rabeprazole,...
- Thuốc kháng sinh kết hợp PPI: Điều trị cho đối tượng đau dạ dày liên quan đến vi khuẩn Hp.
- Thuốc giảm đau chống viêm: Thường dùng aspirin hoặc nonsteroid, một số trường hợp cần kết hợp dùng thêm PPI.
Ngoài ra còn nhiều nhóm thuốc khác được sử dụng phù hợp với tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc, không lạm dụng, không tự ý ngưng dùng hoặc thay đổi liều lượng thuốc để tránh rủi ro gặp phải các tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
ĐỌC NGAY: Bà Bầu Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Phẫu thuật
Trường hợp đau dạ dày nghiêm trọng, liên quan đến các bệnh lý khác, có phát sinh dấu hiệu biến chứng cần can thiệp ngoại khoa điều trị. Phương pháp này cũng được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tùy tình trạng của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định phù hợp. Mục đích khắc phục tổn thương tại chỗ, loại bỏ ổ viêm nhiễm ngăn chặn biến chứng nặng nề hơn cho bệnh nhân. Phẫu thuật xâm lấn tiềm ẩn rủi ro, bệnh nhân nên đến bệnh viện lớn, uy tín, có bác sĩ giỏi để được tư vấn, điều trị đảm bảo an toàn.
Phòng ngừa
Chăm sóc phòng tránh bệnh đau dạ dày, giảm rủi ro gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Một số lưu ý:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Hạn chế ăn những thực phẩm, thức uống không có lợi cho hệ tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua, cay, rượu bia,...
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, không nên hút thuốc lá, cần duy trì cân nặng cân đối. Tập luyện thể dục, ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa.
Không nên làm việc quá sức, không nên thức quá khuya, hạn chế lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời uống đủ nước, có thể dùng thêm các viên uống, thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe.
Theo dõi sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.
1. Đau dạ dày có nguy hiểm tính mạng không?
2. Nếu không dùng thuốc điều trị có sao không?
3. Đau dạ dày nên ăn gì để mau khỏi?
4. Trong thời gian điều trị đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
5. Bị đau dạ dày nên ăn cơm hay ăn cháo?
6. Uống thuốc trị đau dạ dày trong bao lâu thì khỏi?
7. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc có chữa dứt điểm được không?
8. Đau dạ dày có di truyền không? Có lây không?
Chữa bệnh đau dạ dày ở đâu?
Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh dạ dày UY TÍN, được đông đảo người bệnh tin tưởng tìm đến hiện nay chính là Trung tâm Thuốc dân tộc.
Tại đây cung cấp dịch vụ thăm khám, điều trị bệnh đau dạ dày cao cấp bằng phương pháp YHCT. Cam kết không xâm lấn, không gây đau, không gây khó chịu nhưng vẫn đảm bảo chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả.
Trung tâm đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu, giải thưởng cao quý.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại Thuốc dân tộc
Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám, hướng dẫn điều trị cụ thể bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình. Đồng thời được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao: Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, sạch sẽ; Quy trình thăm khám khoa học, được hướng dẫn cẩn thận, không tốn thời gian, không phải chờ đợi, không phát sinh chi phí.
Để thuận tiện cho quá trình thăm khám, bệnh nhân có thể đặt lịch trước. Hoặc liên hệ trực tuyến, nhận tư vấn online từ chuyên gia, bác sĩ.
Bệnh đau dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa nhiều người gặp phải. Đừng nên chủ quan nếu nhận thấy cơn đau bất thường xuất hiện. Thay vào đó, người bệnh cần thăm khám sớm, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị, khắc phục phù hợp.
TÌM HIỂU THÊM
- Đang đau dạ dày nên ăn gì giảm đau nhanh nhất?
- Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng mới tốt và hiệu quả?
Bình luận (567)
cho hỏi 1 tháng thuốc là bao nhiêu ạ
giá thuốc cho 1 liệu trình điều trị là bao nhiêu thế trung tâm
Xin chào bác sĩ , em đi nội soi thì được chuẩn đoán viêm xung huyết hang vị , hay ợ hơi , hay bị nghẹn ở cổ . cho em hỏi e đang uống thuốc tây điều trị bệnh ngoại tâm thu và gan nhiễm mỡ thì có dùng sơ can bình vj tán dc không ạ ? Cảm ơn ạ
Xin hỏi bác sĩ. Tôi bị loét niêm mạc dạ dày, viêm hành tá tràng. Dương tính HP. Niêm mạc hàng vị xung huyết có nhiều đám chảy máu đen. Vậy có điều trị bằng bài thuốc của trung tâm được ko ạ?
Ở quảng ninh thì khám ở đâu ạ
Em bị ăn không tiêu, táo bón, nuốt vướng, buổi tối ngủ bị trào ngược lên cổ họng, đi khám và nội soi, test cả HP thì âm tính, e được chuẩn đoán là Trào ngược dạ dày cấp độ A + Viêm dạ dày . Em điều trị ở viện đỡ được xíu xong về lại như cũ, e uống thuốc tây theo đơn của bác sĩ mà uống cả tháng nay mãi không khỏi. Nhờ trung tâm tư vấn cho e với, e ở Cao Bằng, nếu ko thể xuống khám e có thể đặt thuốc mua về uống đc ko?? Sdt của e 0369385***
Cho hỏi tôi muốn đến thăm khám bệnh dạ dày và mua thuốc. Tôi đã đi nội soi cách đây 3 tháng. dùng kháng sinh trong 1 tháng rưỡi không khỏi. Tôi đang ở hà nội. Cho tôi xin địa chỉ phòng khám ạ