Một Cơn Đau Dạ Dày Thường Kéo Dài Bao Lâu? Mẹo Hết Đau

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng người mắc chứng đau dạ dày ngày càng tăng hầu hết đều rơi vào độ tuổi còn rất trẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan về tầm ảnh hưởng của bệnh khi bỏ qua kế hoạch chữa bệnh khiến tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút kéo theo đó phải luôn đối mặt với chứng đau dạ dày triền miên. 

Đau dạ dày kéo dài bao lâu?
Đau dạ dày kéo dài bao lâu là mối quan tâm của nhiều người bệnh

Tìm hiểu cơn đau dạ dày kéo dài trong bao lâu?

Đau dạ dày ( hay đau bao tử) là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa, do bị tổn thương về viêm loét dạ dày kích thích dây thần kinh làm cho ta có cảm giác đau. Thông thường, người mắc bệnh đau dạ dày phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, dữ đội và kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. 

Vậy, đau dạ dày kéo dài bao lâu?

Thời gian đau dạ dày kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, có người chỉ đau khoảng một vài tiếng nhưng cũng có trường hợp cơn đau kéo dài âm ỉ cả ngày. Thêm vào đó, cơn đau dạ dày thường xuất hiện theo chu kỳ, có thể đau lúc bụng đói hay sau khi ăn quá no hoặc dùng quá nhiều đồ ăn cay nóng.

Khi có dấu hiệu đau bụng bất thình lình và diễn ra thường xuyên, người bệnh không nên chủ quan về mức độ ảnh hưởng của nó mà phải ưu tiên đi khám ngay. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính sẽ phục hồi dễ dàng và nhanh chóng so với giai đoạn mãn tính  sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

Vì sao lại bị đau dạ dày?

Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, kể cả những người già, trẻ em hay thanh thiếu niên đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu rơi vào các nguyên nhân sau đây:

Do thói quen ăn uống chưa hợp lý

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người mắc chứng đau dạ dày.

  • Thói quen nhịn ăn sáng hoặc ăn quá khuya, ăn không đúng giờ giấc hoặc thường xuyên nhịn đói và ăn quá no
  • Ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, chất rắn hay thực phẩm cay nóng gây kích thích ảnh hưởng đến dạ dày
  • Uống quá nhiều các chất kích thích có hại cho sức khỏe: bia, rượu, nước ngọt hay đồ uống chứa chất kích thích,…
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây đau dạ dày
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây đau dạ dày

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Đa số người trẻ hiện nay, đang hình thành và duy trì một chế độ sinh hoạt gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe đó là thói quen thức quá khuya và ngủ dậy rất trễ hoặc thời gian nghĩ ngơi và làm việc chưa được cân bằng khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái kiệt sức và thiếu sức sống 

Mặt khác, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng đau dạ dày ở nhiều người do các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và phục hồi và phục hồi vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu.

Bên cạnh việc thức khuya cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị , làm mòn dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

Hay bị stress, căng thẳng

Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc bệnh. Theo nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên rơi vào cảm giác căng thẳng, áp lực về tinh thần, đầu óc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Đặc biệt căn bệnh được nhắc đến ở đây là chứng đau dạ dày.

Nguyên nhân là do stress có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị làm mất đi sự cân bằng vốn có, khi sự cân bằng của acid dịch vị bị phá vỡ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc chứng đau dạ dày cụ thể là viêm loét dạ dày.

Áp lực, căng thẳng gây bệnh đau dạ dày
Thường xuyên chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng cũng dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở nhiều người

Do nhiễm khuẩn, nấm

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên còn có các tác nhân khách quan khiến nhiều người mắc bệnh đau dạ dày, điển hình là vi khuẩn HP

  • Tỉ lệ người mắc chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pyloti) chiếm đến 70%, đa số là những người trưởng thành. Vi khuẩn HP được phát hiện nhiều nhất khi tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Thông thường vi khuẩn HP sẽ thông qua đường miệng đi vào cơ thể sau đó xâm nhập vào các lớp niêm mạc dạ dày, tiết ra chất kích thích làm tăng tiết dịch vị gây viêm loét dạ dày.
  • Bên cạnh gây ra viêm loét dạ dày, vi khuẩn HP còn có gây “vô hiệu hóa” khả năng kháng viêm của dạ dày khiến cho bệnh trầm trọng hơn và khó điều trị

Ngoài ra nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày ở nhiều người.

Xem thêm: Dạ dày yếu và những điều nên làm, cần kiêng khi dạ dày có vấn đề

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với dạ dày. Một số bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp, bệnh tim mạch được khuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau như: ibuprofen, diclofenac,… 

Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau, trị bệnh nhưng nếu dùng thường xuyên, các niêm mạc dễ bị tác dụng phụ của thuốc gây tổn thương dẫn đến viêm loét dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau là nguyên nhân gây đau dạ dày - Đau dạ dày kéo dài bao lâu?
Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày

Lý do các loại thuốc này đều có chung đặc điểm là làm giảm chất bảo vệ dạ dày prostagladine nên khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh đau dạ dày

Bên cạnh việc quan tâm đau dạ dày kéo dài bao lâu thì người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ về các triệu chứng của bệnh.

Bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện rất rõ ràng, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Trong đó, những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể kể đến như:

Có cảm giác ợ chua, ợ hơi

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau dạ dày là cảm giác khó tiêu nguyên nhân do thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa cộng với việc acid dịch vị được tiết ra quá nhiều gây nên tình trạng  ợ chua, chướng hơi, đầy bụng.

Nếu tình trạng này xảy ra liên tục hay kéo dài quá lâu sẽ gây bỏng rát vùng ngực và phần cổ họng do acid gây ra đồng thời cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm.

Bụng cồn cào, đau rát

Cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt kèm theo dấu hiệu co cứng vùng thượng vị là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày. 

Vì cơn đau dạ dày mang tính chu kỳ nên thường sẽ xảy ra khi quá đói và bớt đau khi ăn vào nhưng lại đau sau khi ăn. Tuy nhiên, càng về sau cơn đau sẽ mất dần tính chu kỳ nên cũng xuất hiện một cách bất thường và với tần suất cao hơn.

Cơn đau dạ dày gây chán ăn, cảm giác ăn không ngon

Do phải đối mặt với những cơn đau dữ dội, đầy bụng, khó chịu khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm trong đó chức năng của dạ dày cũng dần bị đe dọa khiến khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn kém đi từ đó sinh ra cảm giác chán ăn. Cảnh báo tình trạng chán ăn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.

Buồn nôn và nôn

Những ai mắc chứng đau dạ dày cũng từng trải qua cảm giác buồn nôn và muốn nôn, nguyên nhân khi dạ dày bị tổn thương khả năng tiêu hóa thức ăn cũng kém đi khiến thức ăn còn thừa tồn đọng trong dạ dày và để làm giảm áp lực lên thành dạ dày cơ thể sinh ra phản ứng nôn mửa để đưa thức ra ra ngoài.

Triệu chứng buồn nôn do ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày - Đau dạ dày kéo dài bao lâu?
Buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh đau dạ dày

Bình thường khi nôn mửa thức ăn sẽ được trộn với dịch vị đường tiêu hóa bị trào ngược dạ dày gây cảm giác khó chịu ở cuống họng kích thích muốn nôn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc niêm mạc thực quản sẽ tiếp xúc trực tiếp với các axit dịch vị làm tăng khả năng tổn thương dạ dày, gây xuất huyết thậm chí là nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Một số triệu chứng nguy hiểm khác: ung thư dạ dày, chảy máu tiêu hóa,… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất hiếm xảy ra và thường chỉ xảy ra với những bệnh nhân đang mắc bệnh đau dạ dày ở giai đoạn nặng, khiến các biến chứng trở nên nguy hiểm hơn.

Xem thêm: Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân đau dạ dày nên tham khảo

Mẹo hay chữa đau dạ dày tại nhà

Đau dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa thức ăn, khi bộ phận này bị tổn thương bởi ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm thường sẽ rất khó lành. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng phục hồi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bên cạnh việc thăm khám và dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đau tại nhà qua các mẹo dân gian chữa đau dạ dày dưới đây:

Chữa đau dạ dày bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên

  • Chữa đau dạ dày bằng cây lô hội (nha đam): Theo nghiên cứu cho thấy trong gel của lô hội chứa nhiều nhiều thành phần gây ức chế hoạt động acid hydrochlori làm giảm “hiệu ứng” bào mòn và giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng gừng tươi: theo dân gian gừng có tác dụng làm ấm bụng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhất là dạ dày, đồng thời còn có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa tốt. Một lát gừng tươi sẽ giúp cải thiện được cơn đau và co thắt dạ dày.
  • Nước cốt chanh pha nước ấm: Đây là nguyên liệu dễ tìm kiếm và cũng dễ thực hiện nhất. Chỉ cần 1 quả chanh vắt lấy nước pha loãng với nước ấm và uống 2-3 ngày sẽ cảm nhận cơn đau dịu hẳn đi.
  • Bên cạnh cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác như: Mật ong, tinh bột nghệ, bạc hà,… Các nguyên liệu này đều có chung đặc điểm là hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hóa và có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Trà gừng có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả - Đau dạ dày kéo dài bao lâu?
Uống 2-3 cốc trà gừng tươi mỗi ngày có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả

Chườm nóng chữa đau dạ dày

Đây là cách thông dụng, đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Theo nguyên lý nhiệt độ nóng sẽ giúp tăng cường hoạt động lưu thông máu tới vùng bụng đồng thời đẩy lùi tình trạng đau âm ỉ vùng bụng hiệu quả. Phương pháp này có 2 cách thực hiện:

  • Chườm muối nóng: Lấy một lượng muối vừa đủ đem rang nóng, sau đó lấy khăn bọc lại chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Sau khi thực hiện sẽ cảm nhận được tác dụng giảm đau hiệu quả của muối
  • Chườm nước nóng: Dùng khăn thấm nước nóng, vắt khô chườm ngay vào vùng bụng, cách này để truyền nhiệt nóng vào vị trí tổn thương giúp xoa dịu cơn đau.

Bên cạnh cũng có thể kết hợp mát xa vùng bụng, xoa dầu giảm đau. Phương pháp này giúp dạ dày dần ổn định và tăng khả năng kháng viêm giúp giảm nhanh các cơn đau âm ỉ.

Một số điều cần lưu ý đối với bệnh nhân đau dạ dày

Bên cạnh những sử dụng các phương pháp giảm đau và chữa bệnh đau dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối không nên xem thường hay có thói quen bỏ bữa, một chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính gây chứng đau bao tử ở nhiều người. Do đó mọi người cần phải cân nhắc và lên kế hoạch ăn uống hợp lý:

  • Không nên nhịn ăn sáng hay thường xuyên bỏ bữa
  • Ăn uống đúng giờ giấc
  • Sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là khẩu phần ăn dành riêng cho người bệnh đau dạ dày 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay, nóng có hại cho bao tử
  • Uống nhiều nước 
  • Luyện tập thói quen vận động

Trên đây là giải đáp về vấn đề đau dạ dày kéo dài bao lâu? Mặc dù đau dạ dày chỉ là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý đường tiêu hóa, tuy nhiên người bệnh vẫn không nên chủ quan mà phải tìm cách khắc phục ngay tránh để bệnh có cơ hội phát triển, do đó tùy theo mức độ bệnh trạng mà bản thân đang mắc phải để có thể lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (42)

  1. Thúy Mai
    Thúy Mai says: Trả lời

    Tôi xem trên vtv2 với với đọc báo thấy có bài thuốc sơ can bình vị tán chữa được dạ dày hay lắm à, bác nào dùng qua chưa ạ, có hiệu quả thực sự không

  2. Đình Vũ
    Đình Vũ says: Trả lời

    Bố em bị dạy dày đã lâu năm rồi uống nhiều thứ lắm rồi mà vẫn chưa khỏi, khong biết các cô các chú có biết meo nào để chữa dạ dày nào hiệu quả không ạ

  3. Duy Khang
    Duy Khang says: Trả lời

    Các chế bị đau dạ dày thì hay bị những triệu chứng gì vậy ạ, em chẳng hiểu đau dạ dày như em kiểu gì mà toàn ợ chua, khó chịu ghê

  4. Trà Thu
    Trà Thu says: Trả lời

    Em là nhân viên văn phòng trước giờ chẳng có rượu bia hay ăn các đồ cay nóng bao giờ thế mà gần đây em cứ thấy đau dạ dày, mật độ ngày càng tăng, đi khám thì bác sĩ bảo em bị đau dạ dày, khó hiểu quá ạ, có bác nào bị như em không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội soi là gì và các thông tin cần biết

Nội soi là việc đặt một ống dài, mỏng trực tiếp vào cơ thể để quan sát các chi tiết…

chảy máu dạ dày Chảy máu dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Chảy máu dạ dày là tình trạng y tế cấp bách, phát sinh từ các tổn thương nghiêm trọng trên…

Cách điều trị “viêm dạ dày hp dương tính”

Khi được chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính có nghĩa là các kết quả xét nghiệm đã tìm…

Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán

Viêm niêm mạc dạ dày từ lâu đã là căn bệnh gây không ít phiền toái cho người bệnh với…

món ăn cho người xuất huyết dạ dày Các món ăn bài thuốc cho người bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một dạng tổn thương của dạ dày, nếu không kịp thời điều trị và có…

Chia sẻ
Bỏ qua