Trào Ngược Dạ Dày

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, thường xảy ra ở những người có thói quen ăn uống và lối sống kém khoa học. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng khó chịu tại niêm mạc thực quản, nuốt vướng, đau nhức, sưng viêm... Việc điều trị trào ngược dạ dày nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng là chính vì bệnh có tỷ lệ tái phát lên đến 70%, không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn.

Tổng quan

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản (tên tiếng Anh là Gastroesophagael reflux disease - GERD). Đây là bệnh lý về rối loạn chức năng hệ tiêu hóa có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Ở một người khỏe mạnh bình thường, thức ăn khi được nuốt sẽ xuống thực quản (ống nối miệng và dạ dày), lúc này các cơ thực quản sẽ giãn ra, cộng với chất lỏng nhằm đẩy thức ăn xuống dạ dày.

Tuy nhiên, ở người bị trào ngược dạ dày, acid dạ dày bị đẩy ngược từ thực quản ngược lên miệng, gây kích thích các mô niêm mạc thực quản. Đây chính là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, hệ tiêu hóa, sức khỏe thể chất. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản, xuất huyết, ung thư...

Bệnh do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra, nhất là xuất phát từ những thói quen xấu trong ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Theo thống kê, bệnh trào ngược dạ dày thường ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, thường là trong độ tuổi trưởng thành. Trong đó, có khoảng 10% dân số mắc bệnh mãn tính. Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị trào ngược dạ dày, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành, người già.

Xem thêm: Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh & cách trị

Trào ngược dạ dày

Phân loại

Bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ chính dựa vào tiến triển và mức độ bệnh. Cụ thể như sau:

  • Trào ngược dạ dày độ 0: Đây là giai đoạn đầu chớm bệnh, lượng acid dạ dày trào ngược ít, tần suất trào ngược thấp và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến các mô niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi và dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa sinh lý thông thường.
  • Trào ngược dạ dày độ A: Đây là giai đoạn trào ngược dạ dày vừa khởi phát, xuất hiện tổn thương niêm mạc thực quản nhẹ gây ợ chua, có cảm giác nghẹn, nóng rát ở phía sau xương ức. 90% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển nặng hơn gây nóng rát hầu họng, tức ngực, khó thở, tăng dịch vị trào ngược gây phù nề phế quản...
  • Trào ngược dạ dày độ B: Là giai đoạn trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng viêm nhiễm do xuất hiện các vết trợt xước trên bề mặt niêm mạc. Chúng có thể nằm rải rác hoặc tập trung khiến người bệnh đau rát khó chịu, nuốt vướng nghẹn khi ăn uống. Bệnh có thể kèm theo cảm giác đau bụng vùng trên rốn, hình thành sẹo do thực quản phù nề gây chít hẹp đường thực quản.
  • Trào ngược dạ dày độ C: Phần lớn trường hợp trào ngược dạ dày là do bệnh Barrertt thực quản. Đặc trưng là sự thay đổi cấu trúc và màu sắc các tế bào niêm mạc lót bên trong thực quản do thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày. Nội soi thấy nhiều vết trợt xước trên niêm mạc, kích thước lớn, kèm theo nuốt khó, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tức ngực, khó thở...
  • Trào ngược dạ dày độ D: Là cấp độ nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày. Ở giai đoạn này, các khối Barrett thực quản sẽ tụ lại hình thành các khối sẹo lớn gây tổn thương diện rộng. Bệnh nhân thường có triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn liên tục, mệt mỏi, uể oải, kiệt sức. Rất nhiều trường hợp chẩn đoán ra ung thư trong giai đoạn này.

Trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày được phân chia làm 5 cấp độ dựa theo tiến triển bệnh

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh thì trào ngược dạ dày thực quản được phân làm 2 dạng gồm:

Nguyên nhân sinh lý: Chỉ là trạng thái tiêu hóa bình thường của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sức khỏe thể chất.

Nguyên nhân bệnh lý: Việc mắc bệnh gây ra các bệnh lý, rối loạn sức khỏe như viêm thực quản, suy dinh dưỡng, biến chứng hô hấp, tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thường xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính gồm: từ tổn thương thực quản, tổn thương dạ dày và các yếu tố nguy cơ khác.

1. Nguyên nhân tại thực quản

Suy giảm chức năng thực quản xảy ra khi tổn thương 2 bộ phận dưới đây:

  • Yếu cơ thắt dưới thực quản: Trong trạng thái bình thường, các cơ thắt thực quản thường giãn mở hết cỡ để nuốt thức ăn xuống, sau đó sẽ co thắt đóng lại để ngăn chặn trào ngược acid dạ dày từ dưới lên thực quản. Nếu chức năng cơ thắt dưới bị suy giãn, thực quản luôn mở hoặc đóng không kín tạo điều kiện cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Thoát vị cơ hoành: Cơ hoành là cơ vân dẹt nằm bên trong cổ họng, có tác dụng ngăn cách khoang bụng và lồng ngực. Sự hoạt động co thắt của cơ hoành giúp tác động đến cơ thắt dưới của thực quản, khiến cửa thực quản đóng kín, không gây hở ống thực quản, ngăn chặn tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên trên.

Trào ngược dạ dày
Sự hoạt động bất thường của cơ thắt thực quản dưới là nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày

2. Nguyên nhân tại dạ dày

Bất kỳ tổn thương tại dạ dày nào cũng đều là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Có thể kể đến như:

  • Ứ đọng thức ăn: Thức ăn khi nạp vào cơ thể, đã xuống dạ dày nhưng không được tiêu hóa kỹ, tồn tại và ứ đọng, lâu ngày gây ra các biến chứng bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí ung thư dạ dày... Hậu quả làm tăng nguy cơ bùng phát trào ngược dạ dày.
  • Chấn thương, tác động lực mạnh đến ổ bụng: Chẳng hạn như tai nạn, va chạm mạnh, ho lâu ngày không khỏi, hắt hơi liên tục kéo dài, gập bụng không đúng cách... là những tác động tạo ra áp lực lớn lên ổ bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh trào ngược dạ dày.

3. Yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, một số thói quen sống kém lành mạnh dưới đây cũng là yếu tố nguy cơ tác động tiêu cực khiến bệnh trào ngược dạ dày ngày càng tiến triển nặng hơn.

  • Ăn uống quá no làm mức độ áp lực trong dạ dày; ăn các loại thực phẩm kém lành mạnh, dễ gây kích thích như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, socola, hành tỏi, thực phẩm giàu chất béo...;
  • Sử dụng nhiều nước ngọt có gas, rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá thường xuyên và lạm dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa;
  • Mặc quần áo quá bó sát vào vùng bụng khiến acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản một cách gián tiếp, gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa thức ăn;
  • Nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn là thói quen không tốt và là yếu tố làm tăng lượng acid dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày và đau dạ dày;
  • Thừa cân béo phì do chế độ ăn uống không hợp lý; các yếu tố bẩm sinh, tai nạn chấn thương hoặc suy giảm chức năng dạ dày do lão hóa dễ gây bệnh lý dạ dày;
  • Stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây áp lực lên hệ tiêu hóa, chức năng co bóp, đóng mở của dạ dày; tác dụng phụ của thuốc Tây cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh;

Triệu chứng & chẩn đoán

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày được chia làm 2 dạng gồm tại thực quản và ngoài thực quản.

Triệu chứng tại thực quản

Các triệu chứng đặc trưng phổ biến xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như:

Trào ngược dạ dày
Ợ là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản gồm ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

  • Ợ thường xuyên: Với đa dạng các loại ợ như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua... Tần suất xảy ra thường xuyên, nhất là sau khi ăn no, lúc đang uống nước hoặc nằm nghỉ, cúi gập người về phía trước...
  • Buồn nôn, nôn ói: Tình trạng này thường xảy ra kèm theo với tình trạng nuốt nghẹn thức ăn, do bệnh nhân ăn no quá mức hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn xong.
  • Nuốt khó: Lượng acid trào ngược dạ dày quá mức với tần suất dày đặc gây sưng viêm, phù nề niêm mạc thực quản. Hậu quả là gây cảm giác nuốt vướng, dễ nghẹn ở cổ.
  • Đau tức ngực: Là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tim mạch. Cảm giác căng, đau tức ngực xuất phát từ việc cơ ngực bị co thắt, chèn ép tại thực quản, lan sang lưng, cánh tay.
  • Tăng tiết nước bọt: Trào ngược acid dạ dày thực quản không chỉ gây ợ chua mà còn kích thích phản xạ tăng tiết nước bọt nhiều hơn. Đây là cơ chế bình thường của cơ thể nhằm trung hòa acid nhưng lại gây khó chịu đối với người bệnh.
  • Đắng miệng: Rối loạn chức năng thần kinh dạ dày khiến van vị mở rộng mức, làm trào dịch mật ra ngoài. Dịch mật cùng với dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác đắng miệng khó chịu, ảnh hưởng vị giác.
  • Ho khàn giọng: Tình trạng này xảy ra do dây thanh quản trong cổ họng thường xuyên phải tiếp xúc với acid dạ dày bị trào ngược, gây sưng viêm dẫn đến khàn giọng, các cơn ho dai dẳng và khó nói chuyện.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn gây một số triệu chứng khác như sụt cân đột ngột, chán ăn, đau bụng do xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu...

Triệu chứng ngoài thực quản

  • Các triệu chứng thường gặp như viêm họng, viêm thanh quản, ho hen, sâu răng...;
  • Các triệu chứng hiếm gặp hơn như viêm tai giữa, viêm xoang, các biểu hiện của bệnh xơ phổi vô căn...;

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày được thực hiện thông qua quan sát và đánh giá các triệu chứng lâm sàng vừa nêu trên, sử dụng bộ câu hỏi GerdQ. Đồng thời, khi thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa có đầy đủ máy móc, thiết bị, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp chẩn đoán hiện đại nhằm phục vụ công tác chẩn đoán. Bao gồm:

Trào ngược dạ dày
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

Nội soi dạ dày thực quản: Giúp kiểm tra vị trí và mức độ tổn thương của khối viêm loét niêm mạc dạ dày.

Chụp X quang: Kiểm tra lỗ thực quản và các cơ thắt vùng thượng vị để đánh giá mức độ chít hẹp.

Đo chỉ số acid dạ dày: Bằng cách đo nồng độ pH thực quản trong vòng 14 tiếng.

Đo trở kháng: Nhằm đánh giá hiện tượng trào ngược acid dạ dày là dạng dịch hay khí để có hướng điều trị phù hợp.

PPI test: Áp dụng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày có độ đặc hiệu 40% và độ nhạy 95 - 98%, được chỉ định khi nghi ngờ GERD.

Các xét nghiệm khác: Như xét nghiệm Peptest, đo áp lực và nhu động thực quản...

Quá trình chẩn đoán trào ngược dạ dày không thể bỏ qua bước chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như: Viêm thực quản do tác dụng phụ của thuốc; Viêm thực quản ưu bạch cầu acid (tên tiếng Anh là Eosinophillic Esophagitis); Chứng co thắt tâm vị; Bệnh ung thư thực quản; Các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản do nhiễm khuẩn, liệt chức năng dạ dày, bệnh mạch vành...;

Biến chứng & tiên lượng

Trào ngược dạ dày không được điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là nguyên nhân phát sinh của nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Biến chứng trào ngược dạ dày được chia làm 2 dạng gồm tại thực quản và ngoài thực quản.

Trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề tại thực quản và ngoài thực quản

Biến chứng tại thực quản

  • Viêm loét thực quản: Chiếm 50% trường hợp gặp biến chứng trào ngược dạ dày. Xảy ra do thực quản phải tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày gây bào mòn các mô niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm loét. Biến chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể phục hồi được nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
  • Hẹp thực quản: Tình trạng viêm loét thực quản xảy ra trong thời gian dài làm kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể bằng collagen. Tuy nhiên, collagen tăng sinh quá mức và lắng đọng tại niêm mạc thực quản, chúng dần co siết lại làm thu hẹp lòng thực quản. Hẹp thực quản khiến thức ăn khó xuống dạ dày, cảm giác khó thở do bị chèn ép và gia tăng nguy cơ viêm phổi do trào acid dạ dày.
  • Barret thực quản: Biến chứng này tuy ít gặp nhưng lại khá nguy hiểm, còn được gọi là tiền ung thư thực quản. Đây là hiện tượng các lớp biểu mô vảy của thực quản bị chuyển sản và thay thế bằng các tế bào biểu mô trụ. Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày kéo dài, hiện tượng này sẽ xảy ra từ sớm để thích nghi với lượng lớn acid trong dạ dày. Theo thời gian sẽ có xu hướng phát triển thành ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tinh mạng và thường xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Thường trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có nhiều triệu chứng đặc hiệu, nhưng càng về sau bệnh càng tiến triển nghiêm trọng, gây ra những cơn đau nặng, dai dẳng, sụt cân không rõ nguyên nhân... Đây là những dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển từng ngày.

Biến chứng ngoài thực quản

  • Hen suyễn: Trào ngược dạ dày có thể làm tăng nặng triệu chứng hen suyễn hoặc là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn. Rất nhiều trường hợp phát triển song song 2 bệnh lý này, do cơ chế trào ngược acid thực quản kéo theo những cơn co thắt phế quản.
  • Viêm thanh quản mãn tính: Đây cũng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khàn giọng, thay đổi giọng nói, khó thở, ho dai dẳng, cảm giác như có dị vật trong cổ họng...
  • Hẹp khí quản, thanh quản: Đặc trưng của biến chứng này chính là tắc nghẽn đường dẫn khí. Ngoài ra, tùy theo thời gian và vị trí tắc nghẽn mà còn kèm theo các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho ra máu...
  • Các biến chứng khác: Ngoài các biến chứng trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phổi... do acid dạ dày.

Điều trị

Trên thực tế, trào ngược dạ dày rất dễ tái phát (tỷ lệ 70%) trong vòng 1 năm. Do đó, tùy theo nguyên nhân, mức độ và biến chứng của bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Mục tiêu điều trị bao gồm các nguyên tắc sau:

  • Kiểm soát các triệu chứng;
  • Hạn chế tổn thương lan rộng, làm chậm tiến triển;
  • Giảm thiểu tối đa các biến chứng;
  • Dự phòng tái phát;

Y học hiện đại ghi nhận có nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày, trong đó có 2 phương pháp phổ biến nhất chính là điều trị nội khoa (dùng thuốc + điều chỉnh lối sống) và can thiệp ngoại khoa (nội soi phẫu thuật). Trong đó, điều trị nội khoa áp dụng cho những trường hợp phát bệnh không có biến chứng. Riêng với những bệnh nhân đã có biến chứng cần được cân nhắc áp dụng các biện pháp ngoại khoa phù hợp.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày cơ bản của Bộ Y tế như sau:

1. Dùng thuốc

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày phổ biến như:

Trào ngược dạ dày
Thuốc trào ngược dạ dày giúp cải thiện triệu chứng, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa biến chứng

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI):
    • Có tác dụng cải thiện triệu chứng và hỗ trợ phục hồi tổn thương thực thể trên niêm mạc nhanh chóng. Không những vậy, loại thuốc này còn giúp bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày khỏi những tác động tiêu cực của acid dịch vị dạ dày.
    • Liều dùng PPI trong vòng 8 tuần với liều tiêu chuẩn đối với từng loại thuốc. Một số loại PPI phổ biến như: Lanzoprazole 30mg/ ngày, Omeprazole 20mg/ ngày, Esomeprazole 20mg/ ngày, Rabeprazole 20mg/ ngày hoặc Pantoprazole 20mg/ ngày.
  • Thuốc kháng thụ thể H2:
    • Tuy ít hiệu quả hơn thuốc PPI nhưng trong một số trường hợp cần thiết, dùng kết hợp cả 2 loại giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, khỏi bệnh nhanh hơn.

2. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt

Để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần chú ý:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no nhưng cũng không được bỏ bữa;
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua cay, các chế phẩm từ sữa... Thay vào đó là các loại thực phẩm có tính kiềm, giúp trung hòa acid như bột yến mạch, bánh mì...;
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn và cả trong 3 tiếng sau đó;
  • Khi ngủ nằm kê đầu cao khoảng 15cm so với thân;
  • Giảm cân (nếu cần thiết) để cải thiện thừa cân béo phì. Giảm khoảng 3 - 5% trong lượng cơ thể, một cách từ từ và khoa học, sao cho chỉ số BMI > 24;
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác;

3. Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật được đề nghị trong trường hợp trào ngược dạ dày có biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, có 2 kỹ thuật phẫu thuật được áp dụng phổ biến như:

  • Phẫu thuật Nissen (kỹ thuật Toupet): Nhằm mục tiêu thắt chặt các cơ, chặn đứng nguy cơ trào ngược acid dạ dày, thông qua mổ hở truyền thống hoặc mổ nội soi.
  • Phẫu thuật Linx: Được thực hiện bằng cách cấy ghép các hạt titan nhỏ chứa từ tính vào xung quanh khu vực thực quản, dạ dày. Vòng tròn này có khả năng hút giữ cơ vòng đóng kín lại để hạn chế acid dạ dày, nhưng vẫn cho phép đưa thức ăn đi xuống. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng chi phí đắt đỏ, đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại nên rất ít nơi thực hiện.

Phòng ngừa

Bản chất của trào ngược dạ dày thực quản có mối liên hệ mật thiết với lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản chính là:

Trào ngược dạ dày
Thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống hoa học là giải pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày tốt nhất

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh dùng các loại thực phẩm có vị cay nóng, chua, hạn chế thực phẩm khó tiêu, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đạm, nói không với các chất kích thích...

Thăm khám sức khỏe định kỳ, tuyệt đối không lơ là trước những triệu chứng bất thường của cơ thể, dù là nhỏ nhất.

Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách ăn uống đủ bữa, tập thể dục điều độ mỗi ngày, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm cân cấp tốc.

Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tây nào để tránh nguy cơ phát sinh trào ngược dạ dày.

Duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tích cực, lạc quan, tránh mệt mỏi, căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc vừa sức.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Nguyên nhân khiến tôi bị trào ngược dạ dày là gì?

2. Các triệu chứng tôi đang gặp phải là do trào ngược dạ dày hay các bệnh lý nào khác?

3. Bị trào ngược dạ dày có gây sốt, đau đầu hay khó thở không?

4. Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày chính xác nhất?

5. Tiên lượng ngắn hạn và dài hạn đối với tình trạng bệnh của tôi?

6. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất dành cho tôi?

7. Nếu tôi không điều trị trào ngược dạ dày gây ra biến chứng rủi ro gì?

8. Dùng thuốc trị trào ngược có hiệu quả không? Loại nào tốt nhất?

9. Tôi cần phải làm gì để xử lý tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác?

10. Cần điều chỉnh những gì trong lối sống để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa dễ mắc phải, tuy đáng lo ngại nhưng nếu điều trị sớm vẫn có thể kiểm soát được diễn tiến bệnh. Bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Đây cũng là cách tốt nhất phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả bạn nên áp dụng sớm, duy trì sức khỏe toàn diện tốt nhất.

Xem thêm:

Bình luận (57)

  1. anh
    anh says: Trả lời

    thưa bác sĩ viêm xung huyết hang vị và viêm thực quản trào ngược độ A có chữa khỏi hoàn toàn được không ạ?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn!
      Với tình trạng bệnh của bạn có thể điều trị được bằng bài thuốc Sơ san Bình vị tán của Trung tâm được bạn nhé. Bạn hãy điện vào số 0983845445 để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá tư vấn trực tiếp cho bạn, chúc bạn mau khỏi bệnh.

    2. Nguyễn Thị Ngọc Thảo
      Nguyễn Thị Ngọc Thảo says:

      Dạ e bị ợ hơi liên tục bị nấc nhiều lần trong ngày hay đau bụng ăn khó tiêu chướng bụng mấy ngày trời . Sôi bụng nhanh đói.Đại tiện lúc tiêu chảy lúc táo bón . Đã sử dụng dạ dày mộc hoa

  2. Nguyễn Anh Đức
    Nguyễn Anh Đức says: Trả lời

    Toi bi viêm hang vị,trào ngược thực quản dạ dày, uống thuốc tây nhiều nhưng bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần, xin tư vấn từ tt

    1. Doan hoa
      Doan hoa says:

      Toi cung bi viem hang vi trao nguoc thuc quan

    2. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, Trung tâm đã nhận được thông tin từ bạn. Với bệnh trào ngược thực quản và viêm hang vị Trung tâm có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, để có thể tư vấn cụ thể cho bạn trong điều trị thì Trung tâm cần nắm rõ các triệu chứng bệnh mà bạn đang gặp phải hiện nay. Bạn vui lòng đến trực tiếp Trung tâm hoặc gọi điện tới số hotline của Trung tâm để được tư vấn bạn nhé.

  3. Nguyễn thị thu hường
    Nguyễn thị thu hường says: Trả lời

    Tôi bị trào ngược, trợt loét hang vị có hp. Tôi đã điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ trong 14 ngày, bụng êm được khoảng hơn 1tháng lại thấy tức bụng, sôi bụng và trướng bụng rất khó chịu. Tôi có thể mau thuốc của trung tâm mà k cần khám tại trung tâm có được k? Xin cảm ơn!

  4. Hồ Văn Vải
    Hồ Văn Vải says: Trả lời

    Tôi bị trào ngược dạ dày cấp độ A và viêm hang vị dạ dày có chữa được ko ạ

  5. Bùi Thùy Hương
    Bùi Thùy Hương says: Trả lời

    Tôi bị viêm hang vị dj dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đã uống thuốc tây y nhiều đợt mà không khỏi. Tôi xin được tư vấn của trung tâm.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, việc điều trị bệnh bằng thuốc tây y sẽ giúp bạn giảm nhanh được các triệu chứng bệnh tuy nhiên bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm và rất dễ bị tái phát lại. Điều trị bệnh bằng thuốc đông y điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh cho hiệu quả lâu dài ngăn ngừa tái phát. Để được tư vấn cụ thể trong điều trị, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm hoặc liên hệ tới số: 024 7109 6699/ 028 7109 6699 để được bác sĩ tư vấn bạn nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua