Bệnh viêm họng
Đặt lịch ngayBệnh viêm họng là căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến, thường không nguy hiểm. Tuy nhiên trường hợp viêm nhiễm kéo dài không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh.
Tổng quan
Bệnh viêm họng là bệnh lý thường gặp hiện nay, xuất hiện khi lớp niêm mạc cổ họng bị tổn thương do các tác nhân gây hại xâm nhập, tấn công. Viêm nhiễm khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu như ho, sốt, đau rát cổ họng, ngứa họng...
Bệnh viêm họng thường kéo dài trong khoảng 7 ngày sau đó thuyên giảm, Nếu được điều trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm sẽ được kiểm soát nhanh chóng hơn, hạn chế rủi ro biến chứng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan làm bệnh viêm họng ngày càng nặng nề.
Phân loại
Bệnh viêm họng được phân theo mức độ viêm, tình tạng viêm họng. Cụ thể như sau:
- Viêm họng cấp tính: Viêm nhiễm diễn ra trong thời gian ngắn, thường liên quan đến các yếu tố môi trường, thời tiết, các yếu tố bên ngoài. Triệu chứng bùng phát một thời gian và thuyên giảm nếu được chăm sóc tốt.
- Viêm họng mãn tính: Thời gian viêm họng kéo dài trên 7 ngày và có dấu hiệu tái phát thường xuyên. Nguyên nhân gây bệnh mãn tính thường có liên quan đến các bệnh lý như viêm amidan mãn tính, tình trạng viêm xoang, trào ngược dạ dày mãn tính.
- Viêm họng trắng: Tình trạng thường gặp, khi quan sát trong cổ họng thấy có các nốt trắng, lớp mủ có thể bóc ra. Người bệnh cảm giác đau họng, ho, sốt.
- Viêm họng giả mạc: So với các trường hợp khác, tỷ lệ người mắc viêm họng giả mạc không nhiều. Tuy nhiên đây lại là tình trạng viêm nặng, gây sốt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác.
- Viêm họng đỏ: Quan sát thấy bên trong niêm mạc họng bị viêm đỏ, amidan sưng to và các biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau rát họng, ho.
- Viêm họng hạt: Tình trạng họng bị tổn thương, tế bào lympho tăng sinh quá mức khiến họng bị sưng to, có các hạt đỏ, mủ trắng. Viêm họng hạt thường gây ra các triệu chứng nặng hơn.
- Viêm họng do virus: Bệnh phổ biến ở trẻ em, triệu chứng gần giống với viêm họng cấp tính. Bệnh sau 3 - 5 ngày có chiều hướng thuyên giảm, không gây biến chứng cho bệnh nhân.
- Viêm họng do liên cầu: Liên quan đến vi khuẩn streptococcus xâm nhập và gây viêm nhiễm. Bệnh gây ra các biểu hiện nghiêm trọng, dữ dội cho người bệnh.
Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố gây viêm họng, các nguyên nhân đến từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
- Nhiễm bệnh, nhiễm virus: Chẳng hạn virus cảm cúm, cảm lạnh, tình trạng tăng cường bạch cầu đơn nhân khi mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh sỏi, bệnh thủy đậu,...
- Nhiễm vi khuẩn gây hại: Như liên cầu khuẩn, streptococcus nhóm A xâm nhập qua đường miệng, mũi, họng và gây tình trạng viêm.
- Dị ứng: Viêm họng xảy ra khi ăn phải các thực phẩm không phù hợp, dị ứng với tác nhân gây hại khác. Tình trạng dị ứng khiến bệnh nhân đau họng, viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tiếp xúc không khí ô nhiễm, hóa chất: Bị kích thích khi tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường không khí bụi bẩn, ô nhiễm hóa chất, dị ứng với các hóa chất độc hại. Đây là nguyên nhân ngoài môi trường dễ gặp.
- Thời tiết hanh khô: Môi trường không khí khô khiến cổ họng ngứa ngáy, tiết nước bọt ít làm khoang miệng, cổ họng bị khô.
- Chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng: Thức ăn thừa trào ra ngoài lên thực quản khiến cổ họng bị axit tiêu hóa tác động, bào mòn niêm mạc họng. Từ đó dẫn đến sưng viêm, đau rát cổ họng và ho.
Nhận biết triệu chứng bất thường, xác định yếu tố nguy cơ gây bệnh để có cách điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Triệu chứng & chẩn đoán
Triệu chứng bệnh viêm họng:
- Đau sưng cổ họng, hạch bạch huyết, sưng hàm.
- Đau ngứa cổ họng, đau nhiều khi nuốt nước bọt, thức ăn.
- Amidan sưng, khó nuốt, giọng khàn nghẹt,
- Trên amidan xuất hiện các mảng trắng, đôi khi có nốt mủ.
Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo các biểu hiện toàn thân khác, chẳng hạn như sốt, ho, nhức mỏi người, đau đầu, cảm giác buồn nôn, nôn khó chịu. Nếu nhận thấy đau rát cổ họng ngày càng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Chẩn đoán bệnh viêm họng:
Bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm họng thông qua quan sát bằng mắt thường. Kiểm tra vị trí cổ họng sưng đau, tìm xem có mảng trắng trên amidan, có xảy ra tình trạng sưng đỏ hay không.
Ngoài ra bác sĩ cũng kiểm tra hiện tượng sưng hạch bạch huyết bằng cách sờ vào hai bên cổ và vị trí phía dưới dái tai của người bệnh. Một số xét nghiệm cần thiết khác cũng được thực hiện, gồm:
Lấy mẫu nuôi cấy mô: Áp dụng cho trường hợp nghi ngờ tình trạng viêm họng có liên quan đến liên cầu khuẩn. Người thực hiện lấy mẫu sẽ lấy dịch từ cổ họng của bệnh nhân.
Xét nghiệm máu: Phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt bệnh viêm họng và các vấn đề khác. Đồng thời biện pháp này cũng được thực hiện nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân.
Sau khi có được chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phương án điều trị tương ứng.
Biến chứng & tiên lượng
Bệnh viêm họng có thể thuyên giảm sau vài ngày xuất hiện khi cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngược lại, không điều trị có thể gặp biến chứng.
Đặc biệt là ở trẻ em, cơ thể nhạy cảm, đề kháng yếu có thể gặp phải biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, ho kéo dài.
Viêm họng ở trẻ cũng có thể kèm theo nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn,... Gia đình cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.
Ở người trưởng thành, tình trạng viêm họng không được điều trị một thời gian có thể chuyển từ thể cấp tính sang mãn tính. Trường hợp liên quan đến liên cầu khuẩn, người bệnh có thể bị viêm đường hô hấp, hoại tử cổ, áp xe amidan, xoang cấp tính, thậm chí là nhiễm độc liên cầu.
ĐỌC NGAY: 7 cách chữa viêm họng ở trẻ em hiệu quả không dùng thuốc
Điều trị
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Với hai hình thái viêm họng cơ bản là cấp và mãn tính, cách chữa trị thông thường được áp dụng như sau:
Điều trị viêm họng cấp tính
Thuốc là biện pháp được sử dụng trong điều trị viêm họng cấp tính. Dưới đây là một số thuốc chính:
- Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen là hai loại được dùng phổ biến. Công dụng giảm đau, giảm nhức mỏi, giúp người bệnh kiểm soát thân nhiệt, và các vấn đề khác.
- Thuốc corticoid: Loại thường dùng là dạng khí dung, sử dụng theo đường xịt trực tiếp vào trong niêm mạc. Công dụng xoa dịu cảm giác khó chịu trong cổ họng. Thận trọng một vài phản ứng phụ khi dùng thuốc.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp có xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Các loại thuốc thường được sử dụng như Amikacin, Gentamicin, Cephalothin. Thuốc dùng trong thời gian ngắn, không tự ý dùng kéo dài.
- Các nhóm thuốc khác: Thuốc tan đờm, thuốc kháng histamin H1, thuốc thông mũi, trị ho,...
Người bệnh được khuyên giữ ấm cổ họng, không nên uống nước đá, ngoài ra nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch cổ họng.
MÁCH BẠN: Cách ngậm nước muối trị viêm họng nhanh khỏi
Điều trị viêm họng mãn tính
Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm họng mãn tính cách điều trị sẽ chuyên sâu hơn. Ngoài dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.
Các nhóm thuốc sẽ được sử dụng trong điều trị viêm họng mãn tính kể đến như:
- Thuốc bôi SMS giảm viêm, làm mát và cải thiện hiện tượng nóng rát cổ họng. Với thành phần chính trong thuốc là Menthol và Salicylat Na. Chấm thuốc trực tiếp lên niêm mạc hầu họng.
- Dung dịch kiềm BBM được dùng dạng súc miệng mỗi ngày. Công dụng chính là giúp giảm kích thích, xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng.
- Thuốc kháng sinh kết hợp với khí dung corticoid cho người viêm họng mãn tính. Thuốc dùng dạng xịt trực tiếp vào cổ họng.
Trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đốt điện, cắt amidan, đốt nóng, dùng dung dịch khí nito lỏng hoặc laser để loại bỏ ổ viêm, ổ áp xe hầu họng.
XEM THÊM: Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? 18 thực phẩm tốt
Phòng ngừa
Những biện pháp giúp ngăn ngừa viêm họng hiệu quả:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch cổ họng và khoang miệng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm họng và các vấn đề ho hấp khác.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước súc miệng phù hợp giúp làm sạch răng và khu vực hầu họng.
Khi đến nơi công cộng, tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn và lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
Ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bổ sung nhóm thực phẩm lành mạnh, hạn chế uống đá lạnh, ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cay nóng.
Khi thời tiết chuyển mùa bạn nên giữ ấm cơ thể, cổ họng để tránh nhiễm lạnh.
Sắp xếp công việc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý; hạn chế làm việc quá sức, thức khuya ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Tập thể dục rèn luyện thể chất cũng hỗ trợ phòng bệnh viêm họng và nhiều vấn đề khác.
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp phát hiện bất thường nên chủ động thăm khám điều trị sớm.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Bệnh viêm họng có chữa khỏi dứt điểm được không?
2. Nếu không dùng thuốc tình trạng viêm họng có hết được không?
3. Khi bị viêm họng nên tránh ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
4. Bệnh viêm họng mãn tính có cách nào chữa khỏi hẳn không?
5. Uống thuốc gì khi bị viêm họng mãn tính?
6. Bị viêm họng mãn tính sau khi đốt vẫn đau phải làm sao?
7. Trẻ em bị viêm họng có cần uống thuốc điều trị không?
8. Trẻ bị sốt cao khi bị viêm họng nên làm gì?
KHÔNG NÊN BỎ QUA:
- 5 cách chữa viêm họng bằng mật ong giúp mau khỏi
- Các thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất và lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!