Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất & lưu ý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Không phải tất cả trường hợp đều cần kháng sinh. Kháng sinh chữa viêm họng chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Khi nào dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng?

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng chỉ dùng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.

các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng
Tham khảo một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng

Đối với các trường hợp viêm họng do virus hoặc không do nhiễm trùng, dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động và diệt các vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp điều viêm nhiễm. Từ đó giảm các triệu chứng.

5 thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất

 Dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ đinh loại kháng sinh phù hợp. Dưới đây là 5 thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất:

1. Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả viêm họng. Thuốc này thuộc nhóm kháng sinh Penicillin.

kháng sinh điều trị viêm họng
Thuốc kháng sinh Amoxicillin điều trị viêm họng

Kháng sinh Amoxicillin hoạt động bằng cách ngăn vi khuẩn tạo ra lớp vỏ bảo vệ chúng. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan.

Thuốc này có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em bị viêm họng cấp. Liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Kháng sinh Penicillin V

Penicillin V là một loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng thuộc nhóm Penicillin. Thuốc có khả năng tiêu diệt nhanh các vi khuẩn gây viêm họng, nhiễm trùng tai hoặc toàn thân.

Kháng sinh Penicillin V được bào chế dưới dạng viên nén và hỗn dịch uống. Liều dùng điều trị viêm họng phổ biến là khoảng 125 – 250 mg sau mỗi 6 – 8 giờ.

3. Augmenti

Augmentin là sự kết hợp của Amoxicillin và Clavulanate Kali. Trong đó Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh Penicillin. Clavulanate Kali là một chất ức chế beta – lactamase có thể ngăn ngừa một số vi khuẩn kháng lại Amoxicillin.

thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất
Augmentin thuốc kháng sinh chữa viêm họng phổ biến

Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, nhiễm trùng da hoặc viêm đường tiết niệu.

4. Azithromycin

Đây là thuốc kháng sinh chữa viêm họng nhiễm khuẩn được dùng phổ biến. Khi đưa vào cơ thể, thuốc Azithromycin nhanh chóng ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, trị nhiễm trùng.

Ngoài viêm họng, Azithromycin cũng được dùng để điều trị nhiễm trùng da, mắt, tai, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác…

Azithromycin được bào chế dưới dạng viên nang (250 mg, 500 mg) và bột pha hỗn dịch uống (200 mg / 5 ml). Thuốc thường được dùng 1 lần/ ngày trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn.

5. Kháng sinh điều trị viêm họng Clindamycin

Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh Lincosamid, được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

Ở những trường hợp nhẹ, Clindamycin dùng bằng đường uống liều 150 – 300 mg, mỗi 6 giờ. Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được tiêm bắp hoặc dùng liều 450 mg.

Lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm họng

1. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Tốt nhất, bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, thay đổi liều hoặc ngừng dùng thuốc để tránh tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.

2. Tác dụng phụ

Khi dùng không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Phát ban
  • Phân mềm hoặc tiêu chảy ngắn hạn
  • Đau bụng hoặc buồn nôn
  • Mất cảm giảm ngon miệng
  • Nhiễm nấm âm đạo hoặc nấm miệng

Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:

  • Khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, họng (triệu chứng sốc phản vệ)
  • Tiêu chảy nghiêm trọng hoặc có máu trong phân
  • Co thắt dạ dày
  • Tiết dịch trắng và ngứa ở âm đạo
  • Xuất hiện vết loét miệng hoặc trên lưỡi

Thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ.

tên thuốc kháng sinh chữa viêm họng
Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng

3. Dấu hiệu dị ứng kháng sinh

Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng với thuốc kháng sinh, cần được điều trị khẩn cấp. Dấu hiệu dị ứng gồm:

  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Sưng mặt, môi, mắt, lưỡi
  • Sốc phản vệ
  • Ngất xỉu

Dị ứng thuốc có thể dẫn đến tử vong. Do đó, đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi có dấu hiệu dị ứng thuốc.

4. Khi nào nên ngừng thuốc?

Trong điều trị viêm trọng, thuốc kháng sinh thường được dùng kéo dài khoảng 10 ngày. Triệu chứng thường giảm sau 2 – 3 ngày nhưng cần tiếp tục sử dụng kháng sinh theo liệu trình.

Dừng sử dụng thuốc sớm hoặc dùng không đều đặn có thể dẫn đến tái nhiễm trùng, giảm độ nhạy cảm của vi khuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lây lan dẫn đến viêm xoang, viêm amidan, viêm khớp… hoặc tổn thương thận, tim…

Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng, người bệnh nên thay đổi lối sống và nghỉ ngơi đầy đủ tại nhà. Điều này có thể hỗ trợ điều trị viêm họng và ngăn ngừa các biến chứng.

THAM KHẢO NGAY:

Chia sẻ:
Pharysol là thuốc hay TPCN trị viêm họng? Giá bán & cách dùng

Viên uống Pharysol là dược phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm FUMA. Sản phẩm có tác dụng làm giảm…

viêm họng hạt tự khỏi không Viêm họng hạt có tự khỏi không, làm gì cho nhanh hết?

Viêm họng hạt có tự khỏi được không hay cần điều trị y tế là thắc mắc chung của nhiều…

Sổ mũi đau họng – Ai cũng từng gặp, chữa khỏi không khó

Sổ mũi đau họng xảy ra khi cơ quan hô hấp trên bị viêm sưng do nhiễm trùng hoặc dị…

Hình ảnh viêm họng (hạt, cấp - mãn tính) và họng bình thường Hình ảnh viêm họng (hạt, cấp – mãn tính) và họng bình thường

Mặc dù có nhiều đặc điểm khác nhau và được phân thành nhiều dạng, nhưng những hình ảnh viêm họng…

Bị khô cổ họng khi ngủ – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bị khô cổ họng khi ngủ thường liên quan đến mất nước, mở miệng khi ngủ, bị trào ngược dạ…

Chia sẻ
Bỏ qua