Bệnh Tổ Đỉa

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến. Bệnh gây nổi mụn nước ngứa ngáy ở kẽ và lòng bàn tay, bàn chân. Phần lớn bệnh nhân liên quan đến các rối loạn về da hoặc yếu tố cơ địa dị ứng.

Tổng quan

Bệnh tổ đỉa (tên khoa học Dyshidrosis), còn được gọi là chàm tổ đỉa hoặc chàm Eczema. Thuật ngữ này được nhắc đến đầu tiên vào năm 1873 bởi Tylbury Fox. 

Tổ đỉa là bệnh viêm ngoài da mãn tính, đặc trưng bởi các nốt mụn nước lớn nhỏ, kích thước từ 1-2mm, xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mọc sâu khảm dưới da, rải rác hoặc tụ thành từng cụm lớn.

Bệnh có xu hướng tự khỏi sau 3 tuần. Tuy nhiên triệu chứng dễ tái phát, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tính thẩm mỹ của bệnh nhân.

Bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được làm rõ. Bệnh có thể được kích hoạt bởi những yếu tố sau:

  • Cơ địa dị ứng: Xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng bẩm sinh ngay từ khi chào đời. 
  • Di truyền: Di truyền gen về dị ứng da từ cha mẹ sang con là nguyên nhân khởi phát bệnh tổ đỉa khi gặp điều kiện thuận lợi. 
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên từ môi trường bên ngoài như thời tiết, hóa chất độc hại, thực phẩm, lông thú cưng... cũng là những yếu tố nguy cơ kích phát bệnh.
  • Yếu tố nguy cơ khác: Những người hay đổ mồ hôi tay, chân do rối loạn thần kinh giao cảm hoặc bị rối loạn chức năng liên cầu, Proteus, tác dụng phụ của thuốc... cũng dễ mắc bệnh.

Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là bệnh da liễu có liên quan đến yếu tố cơ địa dị ứng bẩm sinh

Phân loại & triệu chứng

Dựa theo lâm sàng, tổ đỉa được chia làm 4 thể chính gồm: Tổ đỉa thể giản đơn, tổ đỉa nhiễm khuẩn, tổ đỉa thể bọng nước, tổ đỉa thể khô.

Mỗi thể bệnh có các triệu chứng nhận biết khác nhau, bác sĩ thường dựa vào đây để chẩn đoán chính xác thể bệnh. Các triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa như:

  • Xuất hiện mụn nước li ti, màu trắng trong, đường kính 1-2mm, khảm sâu dưới da, sờ vào cứng.
  • Thường mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ bàn tay, bàn chân, nhưng không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Sưng đỏ, chuyển sang màu đục kèm theo sưng hạch bạch huyết, sốt cao là dấu hiệu nhiễm khuẩn mụn nước.
  • Gây ngứa ngáy, nóng rát dữ dội, khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh.
  • Khi mụn nước xẹp xuống, đóng vảy khô, bong da và để lại điểm dày sừng màu vàng, lớp nền da màu hồng, bóng, có viền vằn vèo.
  • Thay đổi hình dạng móng tay, móng chân do mụn nước nhiễm khuẩn lây lan, sưng đau nhức và biến dạng.

Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa đặc trưng với các mụn nước li ti, cứng chắc và mọc thành từng đám

Dựa vào các yếu tố lâm sàng về vị trí và tổn thương cơ bản trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt tổ đỉa với các bệnh lý khác như Eczema tại các vị trí khác, có nhiễm cộm, liken hóa hoặc nấm da do nhiễm Trychophyton rubrum.

Biến chứng và tiên lượng

Khi được điều trị tích cực, hầu hết các trường hợp bị tổ đỉa đều biến mất hoàn toàn sau vài tuần và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bệnh có thể khỏi mà không để lại bất kỳ dấu vết gì.

Tổ đỉa là bệnh không có khả năng truyền nhiễm và lây lan thông qua việc tiếp xúc thông thường, kể cả khi mụn nước vỡ ra và người đối diện có tiếp xúc với dịch.

Biến chứng nhiễm khuẩn tổ đỉa
Biến chứng nhiễm khuẩn tổ đỉa

XEM NGAY: Tổ đỉa bội nhiễm: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Điều trị

Bản chất của tổ đỉa là do cơ địa dị ứng, nên việc điều trị khỏi dứt điểm tận gốc là gần như không thể. Mục tiêu điều trị chính là phối hợp giữa dùng thuốc chữa bệnh tổ đỉa và chăm sóc da đúng cách.

1. Điều trị tại chỗ 

Mục tiêu kiểm soát tiến triển của bệnh, ngăn không để mọc thêm mụn nước và chống bội nhiễm. Chỉ định của bác sĩ như sau:

Bệnh tổ đỉa
Dùng kem bôi, thuốc mỡ theo chỉ định để kiểm soát tại chỗ các triệu chứng tổ đỉa

  • Bôi đắp gạc bằng dung dịch sát khuẩn bằng bạc bitrat 0.5%.
  • Trường hợp đã có dấu hiệu bội nhiễm, mụn mủ sưng viêm dùng thay thế bằng dung dịch tím methyl 1% milian...
  • Dùng kem bôi, thuốc mỡ tại chỗ chứa thành phần kháng viêm, chống khuẩn như Corticoid kháng sinh (Prednisone), Flucinar, Dermovate, Tempovate...
  • Trường hợp tổ đỉa do nhiễm nấm dùng phác đồ thuốc uống + thuốc bôi chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp bôi dầu khoáng, vaseline, kem dưỡng ẩm da như Lubriderm, Eucerine...

2. Điều trị toàn thân

Áp dụng cho các trường hợp tổ đỉa nghiêm trọng.

  • Dùng thuốc chống dị ứng gốc Cetirizine hoặc thuốc kháng histamine (như Zyzocette).
  • Dùng kháng sinh Corticoid liên tục trong 5  - 10 ngày.
  • Trường hợp tổ đỉa do nấm chỉ định dùng Griseofulvin, liều khuyến cáo 0.25mg, tương đương 4 viên/ ngày, liên tục trong vòng 30 ngày.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch như Pimecrolimus hoặc Tacrolimus.
  • Kết hợp liệu pháp ánh sáng (dùng tia cực tím) và thuốc.
  • Tiêm botulinum toxin dành cho những trường hợp tổ đỉa cực kỳ nghiêm trọng.

3. Kết hợp chăm sóc tại nhà

Bệnh nhân tổ đỉa cần chăm sóc sức khỏe tích cực và điều chỉnh lối sống để góp phần cải thiện triệu chứng, ngăn viêm nhiễm.

Bệnh tổ đỉa
Bôi kem dưỡng ẩm da nhất là vào mùa đông giúp phòng ngừa tái phát bệnh tổ đỉa

  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát mạnh lên mụn nước để tránh làm cho các tổn thương ngày càng nặng hơn.
  • Thay đổi các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày bằng các loại lành tính hoặc ngưng sử dụng hoàn toàn trong thời gian điều trị bệnh.
  • Dùng thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ định. Nếu sau khi bôi thuốc có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, hãy dùng bông gạc để giảm cảm giác khó chịu.
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vùng da tổ đỉa để giảm ngứa, sưng đau.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da, làm mềm và xoa dịu kích ứng trên da.
  • Tăng cường bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh nhanh hơn.

Phòng ngừa

Tổ đỉa rất dễ tái phát, do đó hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp ngay từ sớm.

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Không nên dùng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa quá mạnh. Thay vào đó nên ưu tiên những loại có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính.

Bảo vệ hoặc tránh xa khỏi các yếu tố dị nguyên trong môi trường bên ngoài, nhất là thời tiết, bụi bặm, phấn hoa, lông động vật...

Che chắn cẩn thận khi làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại.

Ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, vận động thể chất tăng cường miễn dịch tự nhiên.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

Một số câu hỏi gợi ý dưới đây giúp bạn chủ động nắm bắt bệnh trong quá trình thăm khám:

1. Hỏi cặn kẽ về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa để chủ động phòng tránh khi đã khỏi?

2. Với tình trạng bệnh hiện tại, tôi nên điều trị bằng phương pháp nào phù hợp nhất?

3. Tôi nên dùng thuốc bôi hay thuốc uống?

4. Bị tổ đỉa có nên dùng kháng sinh hay không?

5. Nếu không điều trị hay không có bất kỳ can thiệp nào thì bệnh có tự khỏi không?

6. Cách chăm sóc da và ăn uống sinh hoạt hàng ngày ra sao?

Chàm tổ đỉa là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm. Chỉ cần phát hiện sớm các triệu chứng từ đầu và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng biến mất mà không để lại hệ quả gì. Tốt nhất hãy thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, kết hợp chăm sóc sức khỏe tích cực hàng ngày để đẩy lùi bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát dài lâu.

XEM THÊM: 

Bình luận (44)

  1. Nguyễn Ngọc Linh
    Nguyễn Ngọc Linh says: Trả lời

    Cháu chào cô. Cô ơi. Con gái cháu năm nay được hơn 2 tuổi năm ngoái khám ở BV Đa liễu TW có kết quả bị tổ đỉa. Có bôi thuốc khỏi nhưng năm nay lại bị lại. Cháu bé bị nổi mụn li ti ở dưới da lòng bàn chân, bàn tay( bàn chân nhiều hơn). Chỗ thì riêng rẽ, chỗ thì thành đám. Gãi nhiều thì sờ thấy gợn gợn tay. Chưa đến mức vỡ và nứt rách da. Nhưng đêm ngứa gãi nhất nhiều.
    Cô cho cháu hỏi trường hợp như con cháu có phải bị tổ đỉa k ạ? Và con cháu hơn 2 tuổi nếu bị tổ đỉa thì có dùng được sản phẩm thanh bì dưỡng cán khang được k ạ?

  2. Duy linh
    Duy linh says: Trả lời

    Mình viết bài này ko phải quảng cáo cho hiệu thuốc này đây là sự thật mình đã sử dụng sản phẩm nha mấy bạn .
    Mình bị tổ đỉa năm ngoái đầy 2 tay 2 chân lun ngứa ngáy cả đêm ko ngũ đựơc , mình đã đi khám da liễu về vẫn ko hết rồi ra bệnh viện khám lun có toa thuốc về mua uống thì chỉ cần 2 ngày là bay hết mụn nứơc lun mấy bạn ạ lúc đó mình rất mừng tửơng sẽ thoát khỏi bệnh tổ đỉa rồi nhưng đựơc 1 tuần lại tái phát lại rồi mình cứ mua thuốc đó uống hết lại bị cứ thế 4 tháng thì cả ngừơi mình bị phát ban mụn trứng cá lúc này mình sợ quá tửơng bị sida lun , đi khám da liễu thì phát hiện ra nguyên nhân là do thuốc tây mình uống có chứa corticod là chất rất nguy hiểm lúc này mình khổ quá rồi bị tổ đỉa ngứa ngáy hành hạ có lúc mún chặt lun cả đôi tay vứt đi vì chịu hết nổi rồi chạy xe máy cũng ko đuoc vì mấy mụn nứơc cầm vào tay lái dễ bị sưng và vở mủ và còn bị phát ban mụn trứng cá do thuốc tây gây ra nữa làm mình phải nghĩ làm ở nhà , lúc này thật sự mình rất tuyệt vọng rồi đi khám nhiều nơi mua các loại kem sứt nữa lên mạng tìm các cách chữa trị thì thấy thuốc dân tộc có ngừơi đã chữa đuoc , mình cũng giống mấy bạn thôi cũng khổ sở tìm kiếm cách trị bệnh nên mình đã qua khám 145 hoa lan và cũng không ôm hy vọng nhiều , qua khám thì bác sĩ khám cũng bình thừơng như chỗ khác và kèm theo thuốc 1 tháng là 1tr850k rất là mắc mình mang theo ko đủ tiền nên chỉ mua thuốc uống ko có thuốc bôi và về uống cũng ko có gì là vui mừng sẽ hết bệnh lắm , lúc đầu uống vài bữa thì nó mọc mụn nứơc nhiều hơn nhưng bác sĩ nói lúc đầu công thuốc sẽ bị vậy nên mình ko suy nghĩ gì là thuốc ko có tác dụng hay lừa đảo mình vẫn uống hằng ngày như vậy và thuốc rất khó uống nhé nhai thuốc đắng ngét thấy ớn kinh dị như ngộ không ăn tiên đan ngày 3 lần thấy ám ảnh lun cứ nhu vây gần 1 tháng thì mấy mụn nứơc khô lại chóc da ra , lúc này mình thấy hiệu quả rồi sang lần mua thuốc thú 2 làm tôn ngộ không nhai tiên đan thêm 1 tháng nữa thì hết bệnh lun nhé các bạn lúc này mình mừng lắm và hết thuốc mình ko khám lại nữa tới giờ mấy thánh rồi không thấy bị lại .
    Mình viết bài này để chia sẻ cho mấy bạn cùng cảnh ngộ khổ sở vì bệnh này tin tửơng mua thuốc về để chữa bệnh rất hiệu quả và ko có lừa đảo hay mất tiền mà bệnh ko hết nữa , và mình Ko rảnh ngồi viết 1 đống như vậy lên đây hay quảng cáo gì cho tiệm thuốc hết , các bạn đọc kĩ và hãy tin ở mình và kinh nghiệm của mình đi khám thì các bạn nên cầm theo 2triêu để mắc công thiếu tiền mặc dù mình qua khám thiếu tiền chỉ mua thuốc uống ko có thuốc bôi mà vẫn hết bệnh nha vì thuốc trị bên trong mà còn thuốc bôi mình ko có nên lúc đầu chịu khó ngứa lun -)) và ko nên đi khám da liễu hay bênh viên nũa vì mình đã đi quá nhiều rồi bệnh này thuốc tây chữa ko hết đâu và có khi mua thuốc tây có corticod uống vô lại bị phát ban mụn trứng cá giống mình nữa , thật sự thuốc dân tộc này rất hiệu quả và mình thấy còn chữa nhiều bệnh khác về da nữa mình rất tin tủơng hiệu quả sẽ giống bệnh tổ đỉa như mình vì thuốc chữa bên trong từ từ vậy mà dứt điểm còn hơn thuốc tây chỉ trị bên ngoài bên trong lại tái phát và có nhiều tác dụng phụ nữa ớn lắm , thôi chúc các bạn qua khám và hết bệnh như mình 0909937809 đây là zalo của mình mún hỏi gì thì kp mình sẽ chỉ tận tình cho các bạn hết bệnh

  3. Duy linh
    Duy linh says: Trả lời

    Cho hỏi 1 liệu trình chữa tổ đỉa vậy bao nhiu tiền zậy ạ

  4. bình
    bình says: Trả lời

    mình muốn thử dùng thuốc này nhưng mình không biết có hiệu quả không, chi phí khoảng bao nhiêu, trước đây cũng đã từng dùng thuốc ở 102 trần hưng đạo ở hà nội và 210 lê lai hcm, tốn nhiều tiền, ăn uống kiêng rất nhiều thứ mà không khỏi, nên đôi khi không tin quảng cáo lắm

  5. Vũ mạnh tùng
    Vũ mạnh tùng says: Trả lời

    Xin tư vấn điều trị bệnh tổ đỉa

  6. Xuân lùn
    Xuân lùn says: Trả lời

    mẹ mình ngày trước thường xuyên tiếp xúc với hóa chất không cẩn thận nên bây giờ tay cũng bị tổ đỉa nặng lắm. Lên mụn nước, rồi vết mụn nước đóng lại thành màu vàng như có mủ ở trong, rồi sau bong da. Mùa hè đỡ hơn nhưng đến mùa đông thì đau lắm như tra tấn. nhưng từ đợt dùng thuốc ở trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc giờ ổn rồi, như thay da mới. cảm ơn thuốc của trung tâm rất nhiều

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua