Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh dị ứng thời tiết có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, kể cả khi trời nóng hoặc lạnh. Biểu hiện phổ biến là ngứa da, nổi mẩn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết và phòng ngừa sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm bớt những khó chịu này, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.

Dị ứng thời tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng với thời tiết là phản ứng quá mức của cơ thể trước sự biến đổi thời tiết, đặc biệt là vào thời gian giao mùa. Thời tiết nóng hay lạnh đều có thể gây ra dị ứng, thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng mỗi mùa.

dị ứng thời tiết
Nhiều người phải đối mặt với các biểu hiện khó chịu của mà chứng dị ứng gây ra

Dị ứng gây ra các triệu chứng không thoải mái, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng, tổn thương da nghiêm trọng và sẹo vĩnh viễn.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết 

Người bệnh thường gặp các triệu chứng dị ứng bùng phát dữ dội trong những ngày giao mùa, nhiệt độ thay đổi lên xuống thất thường. Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Nổi mẩn đỏ, tập trung nhiều ở mặt, khuỷu tay, đầu gối… là dấu hiệu điển hình thường gặp nhất.
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Nhiều người có phản ứng gãi nhưng càng gãi thì càng ngứa và dễ làm da bị trầy xước, nhiễm khuẩn. Các dấu hiệu ngứa thường nhiều hơn vào mùa lạnh và khi trời tối vì lúc này độ ẩm giảm đáng kể. 
  • Nổi mề đay có thể khiến các đám da bị dị ứng sưng phồng, ngứa rát.
  • Các triệu chứng khác: ngứa mắt, ho, hắt hơi, sổ mũi, tụt huyết áp… 
  • Biểu hiện ở trẻ em: Dễ gặp nhất do cơ địa, hệ miễn dịch của bé yếu và nhạy cảm, gây nổi mẩn và bong tróc da, nghẹt mũi, hắt hơi, viêm kết mạc…

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà có các biểu hiện khác nhau. Cách tốt nhất khi có các dấu hiệu bất thường hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và nghe theo các chẩn đoán của bác sĩ. 

Nổi mề đay
Nổi mề đay là biểu hiện thường thấy của người bị dị ứng

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt: Triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết 

Cho đến nay, nguyên nhân của dị ứng với thời tiết vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng liên quan đến cơ địa và sự suy yếu của hệ miễn dịch. Tác nhân thường là sự biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm trong không khí:

  • Thời tiết nóng: Vào mùa hè, trời nóng thường làm da ra nhiều mồ hôi, da hay ẩm ướt nên dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công 
  • Thời tiết lạnh: Vào mùa lạnh, nhiệt độ giảm, không khí hanh khô khiến cho da bị khô, mất đi độ ẩm cần thiết và cũng dễ bị các tác nhân gây hại tấn công. 

Dị ứng thời tiết có lây không? 

Đây là bệnh không lây nhiễm khi tiếp xúc, không có tác nhân lây nhiễm ngoại trừ yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Các triệu chứng đa số có thể tự hết sau đợt bùng phát, nhưng những tổn thương trên da do viêm nhiễm, gãi thì không thể tự biến mất. Nhất là, bệnh sẽ lại tái phát ngay sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi.

Khi dị ứng tái phát, tổn thương da có thể trở nên nghiêm trọng hơn và hủy hoại da càng nhiều. Do đó, khi có biểu hiện viêm da do dị ứng, việc thăm khám và chữa trị để ngăn ngừa tái phát.

khám bác sĩ khi bị dị ứng
Tìm đến bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào

Tham khảo thêm: Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Những biểu hiện của bệnh dị ứng với thời tiết sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được chữa trị sớm. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu các hướng điều trị đang được sử dụng hiện nay. 

Chữa dị ứng tại nhà 

Nếu các biểu hiện bệnh chỉ mới bắt đầu, bạn có thể áp dụng trước các biện pháp chữa trị tại nhà. Nhiều trường hợp có thể giảm nhẹ các triệu chứng ngứa, nổi mẩn da khi sử dụng các cách chữa trị tại nhà đúng cách. Chẳng hạn như: 

Áp dụng mẹo dân gian

Trong dân gian vẫn tồn tại nhiều cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên để điều trị dị ứng. Những nguyên liệu này thường không gây kích ứng da và không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, các phương pháp này thích hợp cho các trường hợp dị ứng nhẹ:

  • Trà xanh: Sử dụng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun sôi với nước và dùng nước đó để ngâm rửa vùng da bị dị ứng. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.
  • Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch xay nhuyễn và lọc lấy nước. Pha loãng hỗn hộ với nước sạch và dùng bông y tế thấm đều lên vùng da bị dị ứng. Hoặc nấu lá lốt với nước và uống hàng ngày.
  • Khoai tây: Rửa sạch và gọt vỏ khoai tây. Cắt khoai tây thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da bị dị ứng thời tiết để giảm ngứa và nổi mẩn.
lá lốt
Lá lốt giúp giảm ngứa, giảm viêm hiệu quả

Tham khảo thêm: 9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng

Dưỡng ẩm da 

Da có một lớp ẩm tự nhiên có tác dụng bảo vệ rất tốt, khi da bị khô thì lớp ẩm này ít nhiều cũng mất đi công dụng của nó. Chính vì vậy việc cung cấp độ ẩm cho da lúc này là hết sức cần thiết. 

Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp và duy trì việc sử dụng thường xuyên. Ban đầu chỉ nên dùng ở một vùng da nhỏ, khi không có phản ứng gì mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác. 

Dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp.

Thuốc corticoid 

Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Bao gồm các loại thuốc như: Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone, Betamethasone… 

Thuốc giảm ngứa 

Nhóm thuốc này chủ yếu là thuốc kháng histamin có tác dụng giảm sự giải phóng histamin của các mô dưới da. Bao gồm các loại thuốc như: Cetirizine, Brompheniramine, Dimenhydrinate, Cetirizine,… 

dị ứng thời tiết
Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa hiệu quả

Tham khảo thêm: Dị ứng thức ăn – Dấu hiệu và cách chữa trị

Thuốc điều trị các biểu hiện khác 

Với các trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện khác thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác cho phù hợp. Chẳng hạn như: 

  • Có dấu hiệu viêm mũi: thuốc kháng histamin, thuốc chống co mạch. 
  • Có dấu hiệu đau đầu: thuốc Aspirin, thuốc Ibuprofen…

Tình trạng dị ứng bao lâu khỏi phụ thuộc vào mức độ bệnh và hiệu quả của phương pháp điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc chữa trị, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì được bác sĩ chỉ định.

Đồng thời, phải thường xuyên chú ý các biểu hiện, đề phòng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Khi có các biểu hiện bất thường phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Dị ứng thời tiết kiêng gì và ăn gì?

Người thường xuyên bị dị ứng với thời tiết cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Theo đó, người bệnh nên ăn và nên kiêng những thực phẩm sau:

Thực phẩm vàng nên ăn:

  • Tăng cường ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi có lượng vitamin A, C, E phong phú như: Các loại rau có lá màu xanh đậm, súp lơ xanh, cam, bưởi, cà rốt, lê…
  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, lành mạnh, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Duy trì việc uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì độ ẩm tự nhiên.
  • Bổ sung nước trái cây, sinh tố, nước ép rau củ có tính mát để bổ sung thêm dưỡng chất.
vitamin A
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C…

Tham khảo thêm: Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Thực phẩm nên kiêng:

  • Hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng.
  • Đồ ăn và gia vị cay nóng (tiêu, ớt)…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Rượu bia và các chất kích thích.
  • Hải sản (tôm, cua, mực…).
  • Bò, gà…
  • Đồ ăn nhanh chế biến sẵn như đồ hộp, lạp xưởng, hạn chế ăn đồ ngọt, sữa…

Quan niệm bị dị ứng với thời tiết không được tắm là quan niệm sai lầm. Người bệnh nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm da. Việc sử dụng nước ấm để tắm, vệ sinh hàng ngày cũng là cách để giảm ngứa, giảm nổi mụn ngoài da…

Phòng tránh dị ứng thời tiết phải làm sao?

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh dị ứng này, chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng chống là cần thiết để bảo vệ bản thân. Cụ thể:

  • Thường xuyên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mũi, đồng thời khi ra đường cũng nên dùng kính, khẩu trang,… để bảo vệ khỏi các tác nhân từ bên ngoài. 
  • Vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. 
  • Khi thời tiết chuyển lạnh nên mặc đồ ấm, hạn chế ra đường. Còn làm mùa hè nên chọn những trang thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi. 
  • Xây dựng chế độ ăn thật khoa học để nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái. 
dị ứng thời tiết
Vệ sinh nhà cửa hiệu quả là cách tốt nhất để cải thiện chứng

Đừng chủ quan với bệnh dị ứng thời tiết vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát sớm. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có các biểu hiện tái phát nhiều lần để được thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
VTV2 phỏng vấn bệnh nhân điều trị mề đay tại Thuốc dân tộc VTV2 ghi nhận hiệu quả điều trị mề đay tại TT Thuốc dân tộc qua phản hồi bệnh nhân

Mới đây, Kênh VTV2 Ban khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự đưa tin về công…

Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này

Bị dị ứng thời tiết nên tắm gì tốt? Theo các chuyên gia, lá lốt, lá khế, lá ngải cứu...…

Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất…

Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?

Nước là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể, đảm bảo…

Người bị dị ứng hải sản nên biết mình cần kiêng gì, ăn gì Dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì?

Việc xác định được người bị dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì là vô cùng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua