Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không, bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Phụ huynh có thể hút mũi cho trẻ sơ sinh trong trường hợp dịch tiết hô hấp được sản sinh quá nhiều gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, thở khò khè,… Khi hút mũi, nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng như ống bơm hay dụng cụ hình chữ U để loại bỏ dịch nhầy hoàn toàn và tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc hô hấp.

có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi bị nhiễm trùng, niêm mạc hô hấp thường có xu hướng sưng viêm và tiết nhiều dịch hơn bình thường.

Dịch tiết hô hấp được sản sinh quá mức có thể gây nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè, hắt hơi, ho có đờm,… Thông thường các triệu chứng này chỉ có mức độ nhẹ và ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ.

Tuy nhiên nghẹt mũi, hắt hơi và ho kéo dài có thể khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi, khó thở và dễ mắc phải các chứng bệnh mãn tính như viêm họng hạt, viêm xoang, viêm phế quản,…

có nên hút mũi nhiều cho trẻ sơ sinh
Nên hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi nhằm cải thiện chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho,…

Hơn nữa trẻ dưới 2 tuổi thường chưa biết cách xì mũi hoặc khạc đờm. Vì vậy trong trường hợp này, phụ huynh cần hút mũi cho trẻ nhằm loại bỏ dịch đờm ứ bên trong, làm thông thoáng đường thở và cải thiện chức năng hô hấp.

Bên cạnh đó, hút mũi còn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và tác nhân dị ứng. Do đó biện pháp này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ nhỏ.

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng?

Nhiều phụ huynh thường có thói quen hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng. Tuy nhiên thói quen này có thể gây ra một số rủi ro và tình huống không mong muốn. Theo các chuyên gia, miệng của người lớn thường chứa nhiều vi khuẩn và virus gây hại đối với trẻ nhỏ. Sử dụng miệng để hút mũi, hôn má hoặc môi đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Với những trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên với những trường hợp nặng nề, vi khuẩn từ nước bọt của người lớn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng khiến trẻ sốt cao, co giật và xuất huyết. Vì vậy bạn nên sử dụng các thiết bị hút mũi chuyên dụng cho trẻ nhằm hạn chế các tình huống rủi ro nói trên.

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ nhỏ

Khi hút mũi cho trẻ sơ sinh, phụ huynh nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn dịch tiết hô hấp và hạn chế các rủi ro (nhiễm trùng, xây xát niêm mạc, xuất huyết,…). Hiện nay trên thị trường có 2 dụng cụ hút mũi phổ biến, bao gồm hút mũi bằng ống bơm và dụng cụ hình chữ U.

1. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Ống bơm là dụng cụ hút mũi được sử dụng khá phổ biến. Lực hút từ ống bơm khá nhẹ nên thích hợp với trẻ sơ sinh và hạn chế được tình trạng xây xát niêm mạc.

có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh
Trước khi hút mũi bằng ống bơm, bạn nên làm loãng dịch nhầy với nước muối sinh lý

Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm:

  • Nên cho trẻ nằm ngửa và kê đầu thấp.
  • Sau đó sử dụng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp vào lỗi mũi để làm loãng dịch tiết hô hấp. Nên nhỏ từ 1 – 2 giọt và đợi trong khoảng 10 giây để nước muối thẩm thấu vào bên trong.
  • Nếu nhận thấy trẻ vẫn có dấu hiệu thở khò khè bạn nên nhỏ thêm 1 – 2 giọt vào lỗ mũi để đảm bảo dịch tiết hô hấp đã được làm loãng.
  • Sau đó bóp ống bơm để không khí thoát ra ngoài hết và đặt đầu ống bơm vào lỗ mũi sao cho lỗ mũi được bịt kín.
  • Nhẹ nhàng thả tay để ống bơm hút dịch bên trong mũi của trẻ.
  • Rửa ống bơm sau mỗi lần hút và tiến hành hút đến khi hết dịch nhầy.
  • Sau khi hút mũi cho trẻ, bạn nên vệ sinh ống bơm bằng nước muối và dùng khăn giấy lau khô.

Trong quá trình thực hiện, trẻ có thể bị khó chịu. Lúc này bạn nên để trẻ thoải mái và hút mũi trở lại sau đó khoảng 5 – 10 phút.

2. Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

Nếu sử dụng dụng cụ chữ U để hút mũi cho trẻ sơ sinh, bạn nên thực hiện theo trình tự sau:

có nên hút rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Khi dùng dụng cụ chữ U cần điều chỉnh lực hút nhằm tránh gây cảm giác khó chịu cho trẻ
  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như trên.
  • Sau đó đưa vòi lớn của dụng cụ vào mũi của trẻ.
  • Dùng đầu thon đưa vào miệng của bạn và hút nhẹ để dịch nhầy từ mũi thoát ra ngoài. Lúc này dịch nhầy sẽ đi vào ống hình trụ được nối giữa 2 đầu dây nên bạn có thể hút cho đến khi dịch nhầy ra hết mà không cần rửa lại.
  • Sau đó đem tháo các bộ phận của dụng cụ rồi rửa sạch bằng xà phòng.

Khi hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U, bạn nên điều chỉnh lực hút nhằm hạn chế tình trạng trẻ khó chịu hoặc bị trầy xước niêm mạc mũi.

Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh

Khác với trẻ lớn và người trưởng thành, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh thường rất mỏng và nhạy cảm. Vì vậy khi thực hiện hút mũi cho bé, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Trước khi tiến hành hút mũi cho trẻ, bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng để tránh bội nhiễm.
  • Khi hút mũi cần thao tác nhẹ nhàng và tránh đưa đầu ống bơm/ đầu hút vào sâu bên trong lỗ mũi. Điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn dễ gây trầy xước và chảy máu.
  • Có thể vệ sinh tai và miệng cho trẻ để hạn chế các biến chứng thường gặp như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan,…
  • Nên rửa mũi cho trẻ trước khi ăn nhằm hạn chế tình trạng nôn mửa. Ngoài ra bạn cần rửa mũi khi trẻ còn thức bởi thực hiện khi ngủ có thể khiến trẻ bị ngưng thở và dẫn đến suy hô hấp.
  • Không nên hút mũi cho trẻ sơ sinh quá 2 lần/ này.
  • Cần vệ sinh dụng cụ hút mũi bằng nước sạch và dung dịch diệt khuẩn. Sau đó nên lau khô bằng khăn giấy và bảo quản ở nơi thoáng mát.
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm sau 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể làm giảm dịch tiết hô hấp, từ đó cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, thở khò khè và khó thở. Tuy nhiên bạn cần hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chuyên dụng và thực hiện với tần suất phù hợp. Hút rửa mũi quá nhiều có thể gây khô mũi và kích thích dịch hô hấp tiết ra nhiều hơn.

Tham khảo thêm

Ngày đăng 14:14 - 29/05/2024 - Cập nhật lúc: 14:14 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết? Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Bị lùng bùng lỗ tai có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, như viêm tai giữa,, viêm amidan, viêm xoang, hoặc do tổn thương trong ống…
Nguyên nhân sưng amidan nhưng không đau Sưng amidan nhưng không đau có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào?

Sưng amidan nhưng không đau là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy…

Biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật cắt amidan là xuất huyết và sốc phản vệ. Chúng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng Cắt amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Cắt amidan có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết, đây là một phẫu thuật an toàn và hiếm…

Thanh quản là bộ phận mang nhiệm vụ tạo ra âm thanh, dẫn truyền hơi thở. Thanh quản là gì, nằm ở đâu? Giải phẫu cấu tạo

Thanh quản nằm ở phía trước cổ, nối giữa hầu và khí quản, là một cơ quan quan trọng trong…

Phẫu thuật cắt amidan bằng laser có đau không, hết bao nhiêu?

Phẫu thuật cắt amidan bằng laser có mức độ xâm lấn thấp và thời gian thực hiện nhanh chóng. Phương…

viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng niêm mạc họng đỏ và dày lên Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguy hiểm như thế nào

Viêm họng mãn tính quá phát là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng…

Bình luận (1)

  1. Đặng Huyền
    Đặng Huyền says: Trả lời

    Bé nhà em bị viêm phế quản nó bị ngạt mũi thì phải làm sao cho dễ thở ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua