Viêm mũi họng cấp ở trẻ em – Cách điều trị và chăm sóc đúng cách

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là một bệnh lý về đường hô hấp chiếm tỷ lệ khá cao hiện nay. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi, có thể gây những biến chứng xấu.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em chủ yếu là do vi khuẩn, virus và nấm đường hô hấp gây ra. Các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua các yếu tố sau đây:

Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm ướt khiến cơ thể của bé không kịp thích nghi, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho vi khuẩn và virus dễ tấn công vào cơ thể trẻ, gây bệnh.

Môi trường ô nhiễm: Trẻ hay sống ở những nơi có môi trường ô nhiễm như khói bụi, khí than,…khiến cho các vi khuẩn, virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường hô hấp.

Lây truyền: Trẻ đi học mẫu giáo, trong lớp có bạn bị cúm, sởi, nhiễm vi khuẩn gây lây nhiễm.

Thói quen hôn hít trẻ của người lớn: Người lớn có thói quen hôn trẻ, đặc biệt là vào miệng khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Cơ thể người lớn có sức đề kháng tốt nên có thể bị nhiễm mầm bệnh nhưng không phát tác. Khi hôn trẻ sẽ khiến các mầm bệnh này có cơ hội tấn công và xâm nhập vào cơ thể trẻ gây bệnh.

Biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ 

Khi bị viêm mũi họng cấp, trẻ thường có các dấu hiệu sau đây:

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho: Khi bị bệnh, hai bên mũi của bé bị nghẹt do tiết dịch xung huyết phù nề, gây ra tình trạng ho khan ho có đờm. Mũi và họng của trẻ em là hai điểm rất dễ lây bệnh cho nhau, nên khi một trong hai cơ quan này bị nhiễm bệnh sẽ lây cho cơ quan kia.
  • Thở bằng miệng, thở khò khè: Trẻ có dấu hiệu thở khó khăn, thường phải há miệng để thở do đường mũi bị bí tắc do các tiết dịch bên trong mũi.
  • Quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ: Cơ thể trẻ lúc bị bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ kích động, cáu gắt. Hay bỏ ăn, bỏ bú và khóc về đêm.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Sốt là triệu chứng dễ phát hiện nhất khi trẻ bị viêm mũi họng cấp, có thể sốt lên đến 39 – 40 độ C. Bố mẹ nên lưu ý, khi trẻ bị sốt cao kéo dài có thể dẫn đến co giật.
  • Nôn, đi ngoài phân lỏng: Đây là một phản ứng khi cơ thể bé bị các loại viêm nói chung.
Khi bị viêm mũi họng cấp trẻ có dấu hiệu sốt cao
Khi bị viêm mũi họng cấp trẻ có dấu hiệu sốt cao

Nếu trẻ bị viêm mũi họng cấp nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản phổi, viêm phổi
  • Viêm khớp, viêm cầu thận cấp nếu vi khuẩn gây bệnh là liên cầu nhóm A

Cách điều trị trẻ bị viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp chủ yếu do virus gây ra nên không thể chữa khỏi bằng các loại kháng sinh. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tập trung điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. 

  • Amizon dành cho trẻ em: Thuốc có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên không nên sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, hay là trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Pharyngosept: Thuốc có tác dụng khử trùng cổ họng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng. Thuốc kích thích các tuyến nước bọt làm giảm khô cổ họng.
  • Paracetamol: Đây là loại thuốc hạ sốt được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nó có tác dụng hạ sốt, ức chế men cyclooxygenase. 
  • Protargol 3%: Thuốc có tác dụng khử trùng, chống viêm, làm mềm da. Thuốc được sản xuất dưới dạng dung dịch. 

Nếu bé bị tắc mũi không thể bú, không ngủ được, mẹ có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ lớn hơn, có thể nhỏ mũi bằng dung dịch phenylephrine 1 – 2 giọt/một lỗ mũi. Không nên sử dụng thuốc nhỏ dài ngày. Nên cho trẻ uống nhiều nước.

Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng do vi khuẩn, ngoài việc điều trị thuốc thì cần phải dùng kháng sinh để điều trị. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám, xác định đúng nguyên nhân để dùng thuốc thích hợp.

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi họng cấp

Giữ ấm cơ thể bé bằng cách mặc đủ ấm, tránh để máy quạt, máy lạnh xả thẳng vào bé

Khi trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng mẹ có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Nếu bé bị dịch mũi đặc thì nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi để làm mềm rỉ mũi, lấy tay day nhẹ ánh mũi cho mũi chảy ra.

Nếu dịch mũi quá nhiều, có thể sử dụng dụng cụ dể hút cho trẻ. Tuy nhiên, Không nên lạm dụng cách này, nó sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Sau khi vệ sinh mũi nên cho trẻ sát trùng mũi bằng dung dịch argyrol 1%.

Vệ sinh mũi họng giúp trẻ
Vệ sinh mũi họng giúp trẻ

Vệ sinh răng miệng và họng cho trẻ giúp răng miệng và họng sạch sẽ, tránh bội nhiễm nấm hoặc các vi khuẩn khác.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Nên chế biến thức ăn cho trẻ mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và cho bé uống nhiều nước. Chia thành nhiều bữa ăn, giảm bớt số lượng ở mỗi bữa, không nên ép trẻ ăn hết thức ăn đã chuẩn bị.

Có thể sử dụng một số cách chữa ho cho trẻ.

Lưu ý:

  • Không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ khiến bệnh nặng hơn
  • Không sử dụng thuốc nhỏ của người lớn để sử dụng cho trẻ em.
  • Khi trẻ có các biểu hiện sau: sốt cao liên tục, ho nhiều, thở nhanh, nôn nhiều, chảy mủ tai,… mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

 Cách phòng bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn và trước khi ngủ dậy.
  • Giúp bé bỏ thói quen đưa tay lên miệng, ngoáy mũi dễ khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến, bệnh có thể tự hết nếu bé được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm mũi họng cấp, bố mẹ nên đưa đến các cơ sở y tế để khám và xác định nguyên nhân để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nuốt vướng một bên họng là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp nhưng cũng có thể…

Khàn tiếng nhưng không đau họng do đâu & cách khắc phục?

Khàn tiếng nhưng không đau họng thường gặp mùa đông, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có…

Rát lưỡi đau họng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị?

Rát lưỡi đau họng thường do các bệnh lý răng miệng, viêm họng và trào ngược thực quản. Cần sớm…

viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng niêm mạc họng đỏ và dày lên Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguy hiểm như thế nào

Viêm họng mãn tính quá phát là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng…

Mách bạn 12 cách trị rát họng nhanh nhất, giảm đau hiệu quả

Đau rát họng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua