Đau họng không nói được phải làm sao? Chữa thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau họng không nói được là hiện tượng thường gặp khi bạn bị cảm lạnh, viêm thanh quản, áp xe amidan hoặc do sử dụng giọng nói quá nhiều. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh tự nhiên kết hợp với thuốc kháng sinh, giảm đau do bác sĩ kê đơn.

Đau họng không nói được nguyên nhân do đâu?

Nhiều nguyên nhân có thể khiến cổ họng của bạn bị đau và không nói được. Bao gồm:

1. Cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thông thường gây viêm đau cổ họng. Nó cũng khiến cho dây thanh quản của bạn bị sưng lên và ảnh hưởng đến độ rung của cơ quan này, từ đó gây khàn giọng, mất tiếng, không nói được.

Xem thêm: Cách điều trị viêm họng mất tiếng và những lưu ý khi mắc phải

2. Sử dụng các cơ trong miệng và cổ họng quá mức

Khi chúng ta sử dụng giọng nói, la hét hoặc hát quá nhiều, các cơ trong cổ họng bị lạm dụng quá mức dẫn đến tổn thương, sưng viêm và gây đau. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến bạn không nói được.

đau họng không nói được
Hiện tượng đau họng không nói được xảy ra khi bạn sử dụng các cơ trong miệng và cổ họng quá mức

3. Tác hại của thuốc lá

Chất độc trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng niêm mạc họng và dây thanh âm. Vì vậy, việc thường xuyên hút thuốc có thể làm các bộ phận trên bị tổn thương nặng nề và khiến bạn bị đau họng không nói được.

Ngay cả khi bạn chỉ hút thuốc lá thụ động, tức hít phải khói thuốc do người khác tạo ra thì cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp rất cao, đặc biệt là bệnh polyp thanh âm – một căn bệnh có thể khiến giọng nói trở nên trầm khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn.

4. Bị đau họng không nói được do dị ứng

Dị ứng là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch có phản ứng quá mẫn đối với các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường như thời tiết, khói bụi, phấn hóa, vi khuẩn… Căn bệnh này cũng gây đau họng và ảnh hưởng đến giọng nói theo nhiều cách khác nhau như:

  • Dị ứng làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi. Chất nhầy từ trên mũi chảy xuống cổ họng khiến niêm mạc họng và dây thanh âm bị kích ứng, viêm nhiễm. Hậu quả là cổ họng bị sưng đau và không nói được.
  • Phản ứng dị ứng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực cổ họng, bao gồm cả dây thanh âm khiến cho khu vực này bị sưng đau.
  • Dị ứng có thể gây ngứa họng khiến bạn bị ho, hắng giọng thường xuyên. Tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến cổ họng bị kích ứng và gây căng thẳng cho dây thanh âm.
  • Sử dụng thuốc kháng histamin chống dị ứng có thể gây tác dụng phụ khiến cổ họng và dây thanh âm bị khô, đau rát. Một số trường hợp bị đau nghiêm trọng tới mức không nói được.

5. Viêm, áp xe quanh amidan

Viêm amidan kéo dài có thể gây biến chứng áp xe quanh amidan và khiến cho tình trạng nhiễm trùng lây lan đến cả dây thanh quản. Cổ họng của bạn có thể bị sưng đau dữ dội và không nói được.

6. Bị viêm khớp dạng thấp

Những tưởng bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ ảnh hưởng đến khớp nhưng thực tế bệnh còn có thể gây ra nhiều vấn đề về đường hô hấp. Đặc biệt, bệnh có thể gây tổn thương cho các khớp nhỏ ở vùng mặt và cổ họng khiến khu vực này bị nhiễm trùng nghiêm trọng, từ đó gây đau họng và không nói được.

7. Các bệnh lý về tuyến giáp

Các bệnh lý như bướu cổ, ung thư tuyến giáp cũng là những nguyên nhân gây đau họng kéo dài và các bất thường trong giọng nói của bạn.

8. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây đau họng không nói được

Khi bị trào ngược dạ dày, cơ vòng dưới thực quản bị suy yếu và đóng mở không đúng lúc khiến cho axit có cơ hội trào ngược lên trên. Axit không chỉ ăn mòn thực quản mà còn gây kích ứng dây thanh âm và niêm mạc họng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm họng, đau họng không nói được. 

Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, ăn uống lâu tiêu, đau thượng vị.

9. Nhiễm trùng thanh quản

Thanh quản có thể bị nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn hay virus dẫn đến viêm, đau cổ họng, khàn tiếng, mất tiếng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng không nói được.

10. U dây thanh quản

Sự phát triển của một u nang hay khối polyp trên dây thanh quản có thể khiến bạn bị đau họng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói.

11. Bệnh ung thư vòm họng, ung thư thanh quản

Đau họng kéo dài, không thể nói được là những triệu chứng đặc trưng của các căn bệnh ung thư ở vòm họng, thanh quản. Bạn nên đề phòng với nguyên nhân này nếu có kèm theo các triệu chứng khác như khó nuốt, nuốt vướng, đau khi nuốt, khó thở, nổi hạch ở cổ, ho nhiều hoặc ho ra máu

Như vậy, hiện tượng đau họng không nói được có nguyên nhân khá đa dạng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Đau họng không nói được phải làm sao?

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp ích trong việc xoa dịu cơn đau họng và khôi phục giọng nói cho bạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần dùng đến thuốc bác sĩ kê đơn để điều trị.

Dưới đây là một số cách bạn có thể thử nghiệm để khắc phục tình trạng đau họng không nói được:

1. Uống nhiều nước ấm

Cổ họng bị khô càng khiến cho tình trạng đau họng, mất tiếng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần duy trì độ ẩm cần thiết cho khu vực này bằng cách uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.

cách chữa đau họng không nói được
Uống nhiều nước ấm có thể giúp xoa dịu cơn đau họng, khôi phục giọng nói

Sử dụng nước ấm sẽ giúp làm dịu kích ứng trong cổ họng và dây thanh quản, giảm đau và từ từ khôi phục giọng nói. Trong trường hợp bạn bị đau họng không nói được do bị nhiễm trùng đường hô hấp, uống nhiều nước còn có tác dụng làm loãng dịch tiết, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho có đờm và dễ thở hơn.

Ngoài nước ấm, bạn có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể từ các loại nước khác. Chẳng hạn như nước khoáng, nước ép trái cây không chua, nước canh hay nước luộc rau để bổ sung vitamin và khoáng chất cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

2. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm 

Đây cũng là một cách đơn giản để đối phó với tình trạng đau họng không nói được. Muối là một chất sát trùng tự nhiên cực mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Nó giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh, làm sạch cổ họng và giảm hiện tượng sưng viêm, kích ứng ở niêm mạc, qua đó giảm ho, xoa dịu cơn đau.

Khi bị đau họng không nói được, bạn nên súc miệng với nước muối ấm 2 – 3 lần trong ngày. Đảm bảo sử dụng nước muối pha loãng có nồng độ vừa phải. Tránh pha nước muối quá đậm đặc sẽ gây bỏng rát và tổn thương niêm mạc họng nhiều hơn.

Các bước thực hiện:

  • Lấy 1/2 thìa cà phê muối hòa tan với 300ml nước ấm
  • Ngậm một ngụm nước muối vào miệng và súc trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra. Thao tác này giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng trước khi bạn đưa nước muối vào trong cổ họng.
  • Tiếp theo đó, nhấp thêm một ngụm nước muối vào miệng và ngửa cổ ra phía sau hết cỡ
  • Dùng hơi trong cổ họng khò để đẩy nước muối lên xuống trong cổ họng
  • Thực hiện trong vài phút cổ họng của bạn sẽ bớt đau đáng kể.

3. Cách chữa đau họng không nói được bằng cam thảo

Cam thảo là vị thuốc thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày. Nó có tác dụng an thần, kháng viêm, giảm ho, long đờm, chống co thắt cơ và xoa dịu trạng thái căng thẳng ở dây thanh âm.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần axit glycyrrhizic được tìm thấy trong cam thảo có khả năng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, làm loãng dịch nhầy và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tất cả điều này đều góp phần cải thiện tình trạng đau họng không nói được.

cách chữa đau họng không nói được bằng cam thảo
Để chữa đau họng không nói được, bạn có thể lấy cam thảo hãm trà uống trong vài ngày liên tục
  • Cách 1: Dùng trà cam thảo

Hàng ngày, bạn hãy lấy 5g rễ cam thảo bỏ vào ấm hãm với 300ml nước sôi. Để khoảng 20 phút cho các chất trong cam thảo tiết hết ra nước rồi gạn ra uống dần khi trà còn ấm. Khi ấm, nuốt từ từ từng ngụm nhỏ cho nước trôi xuống cổ họng. Phần xác cam thảo bạn có thể lấy nhai và nuốt nước để tận dụng được hết các hoạt chất quý có trong dược liệu.

  • Cách 2: Kết hợp cam thảo với các dược liệu khác

Chuẩn bị 15g cam thảo nam, 10g lá cây bàng biển (bồng bồng) và 15g vỏ rễ cây dâu. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc sắc lấy 3 bát nước chia uống vào các buổi sáng, trưa và tối. Áp dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi cổ họng hết đau và khôi phục lại được giọng nói.

4. Mẹo trị đau họng không nói được bằng hỗn hợp chanh mật ong

Chanh và mật ong chứa nhiều vitamin C, axit amin và chất chống oxy hóa. Chúng hoạt động như một loại thuốc kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu kích ứng, đồng thời bảo vệ niêm mạc họng và dây thanh quản khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở khu vực này.

Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời trên mà chanh và mật ong thường được dân gian kết hợp để điều trị chứng đau họng không nói được có liên quan đến các vấn đề như viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản.

Cách sử dụng:

  • Rót vào ly khoảng 200ml nước ấm
  • Thêm vào 3 thìa mật ong và nước cốt 1/2 quả chanh
  • Dùng thìa khuấy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau
  • Uống từng ngụm nhỏ ngay khi còn ấm
  • Thực hiện 2- 3 lần trong ngày để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn

5. Bài thuốc trị đau họng không nói được từ gừng tươi

Gừng là một trong những loại gia vị có giá trị dược liệu cao thường được sử dụng làm thuốc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp. Hoạt chất Gingerol được tìm thấy trong loại củ này có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus, tiêu viêm, giảm đau.

Ngoài ra, gừng còn có khả năng chống dị ứng, trung hòa axit dịch vị, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản – những nguyên nhân phổ biến gây đau họng không nói được.

cách chữa đau họng không nói được bằng gừng
Gừng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chữa đau họng không nói được
  • Cách 1: Dùng gừng tươi và muối
Lấy 2 – 3 lát gừng tươi tẩm với vài hạt muối ăn. Sau đó cho vào miệng ngậm và nhai nuốt nước gừng. Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 5 lần cho đến khi cổ họng không còn bị đau và có thể nói chuyện được bình thường.
  • Cách 2: Uống trà gừng mật ong

Sử dụng 1 nhánh gừng tươi bằm nhuyễn, bỏ vào ấm. Đổ thêm 300ml nước sôi và đậy kín nắp lại. Khoảng 15 phút sau, bạn vớt bỏ bã gừng, sau đó thêm vào 4 thìa mật ong, khuấy đều lên.

Mỗi ngày uống 2 – 3 ly trà gừng mật ong để nhanh chóng khắc phục được tình trạng đau họng không nói được. Tốt nhất nên dùng trà khi còn ấm.

  • Cách 3: Súc miệng bằng nước gừng

Bạn lấy 1 củ gừng giã nát, sau đó bỏ vào nồi đun sôi với 30ml nước trong 5 phút. Để cho nước gừng nguội còn khoảng 40 độ, lấy súc miệng và họng mỗi ngày 2 – 3 lần giúp kháng viêm, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc hầu họng và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bên trong.

6. Xông hơi tinh dầu

Một số loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên có thể giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng trong cổ họng, từ đó cải thiện triệu chứng đau họng không nói được.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp, dầu cây bạch đàn, tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm trà đều được để xông hơi giúp đưa các hoạt chất trong tinh dầu có thể tiếp xúc trực tiếp được với niêm mạc đường thở.

Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Đun sôi 2 lít nước rồi nhỏ vào vài giọt tinh dầu
  • Đưa nồi nước lại gần và trùm khăn kín từ đầu đến chân để xông hơi
  • Hít vào đều đặn để đưa hơi nước và tinh dầu đi sâu vào trong khoang mũi và xuống dưới cổ họng
  • Thực hiện cho đến khi nước không còn bốc hơi

Việc xông hơi trực tiếp bằng nước nóng nếu không cẩn thận rất dễ gây bỏng, đặc biệt là khi áp dụng điều trị cho trẻ em. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ. Tuy nhiên cần chú ý vệ sinh dụng cụ này thường xuyên để không bị nhiễm khuẩn.

7. Cách chữa đau họng không nói được bằng vỏ quýt

Vỏ quýt được đông y sử dụng làm thuốc với tên gọi là trần bì. Dược liệu này có tính ấm, giúp trị cảm lạnh, viêm họng, ho đờm, hen phế quản, viêm thanh quản, giảm đau họng, khôi phục giọng nói.

Bên cạnh đó hàm lượng cao các chất Limonene và alpha Terpinene được tìm thấy trong vỏ quýt có thể tác động vào cấu trúc của đờm, giảm độ đặc quánh của chất nhầy, tạo điều kiện để cơ thể dễ dàng trục xuất ra ngoài thông qua hoạt động khạc đờm. Ngoài ra, các hoạt chất trên còn có khả năng ức chế sự phân chia tế bào của một số chủng vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn hay trực khuẩn. 

cách chữa đau họng không nói được bằng vỏ quýt
vỏ quýt có tác dụng chữa đau họng không nói được do viêm họng hoặc viêm thanh quản

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 cái vỏ quýt tươi, 1 nhánh gừng và 5 thìa cà phê mật ong
  • Gừng và vỏ quýt rửa sạch, thái thành sợi mỏng
  • Cho cả hai vào một cái chén sành và bỏ hết chỗ mật ong đã chuẩn bị vào
  • Đem thuốc hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Để nguội, gạn uống nước mỗi lần 2 thìa. Nếu nhai nuốt được cả xác càng có tác dụng tốt hơn.

8. Điều trị đau họng không nói được bằng thuốc tây

Trong một số trường hợp, việc sử dụng các mẹo tự nhiên có thể không giúp giải quyết được tình trạng đau họng không nói được. Nếu tình trạng này kéo dài quá 3 ngày hoặc bạn có các biểu hiện nghiêm trọng như ho nhiều, sốt cao, không thể nuốt thức ăn, nôn ói thường xuyên, mệt mỏi… thì nên nhanh chóng tới bệnh viện khám.

Thông qua các triệu chứng bạn đang gặp phải kết hợp thăm khám cổ họng bằng mắt thường, nội soi mũi họng và các xét nghiệm cần thiết khác, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân, bệnh lý bạn đang mắc phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các loại thuốc có thể được kê đơn để điều trị đau họng không nói được bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi có nhiễm khuẩn. Thuốc không có tác dụng với các trường hợp bị cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm virus. Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định là Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone… Nhóm thuốc này thường được khuyến cáo sử dụng sau khi ăn no để tránh gây rối loạn tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. Bạn cũng cần uống thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian để không bị lờn thuốc.
  • Thuốc giảm đau: Nếu bị đau họng nặng ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng các thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. Các thuốc này cũng có thể hữu ích trong các trường hợp bị sốt.
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Trường hợp bị đau họng không nói được do trào ngược dạ dày, các thuốc giảm tiết axit sẽ được chỉ định. Bao gồm Lansoprazole, Ranitidine, Omeprazole, Cimetidine… 
  • Các loại thuốc khác: Thuốc kháng viêm, corticoid, siro ho, các thuốc sát trùng cổ họng dạng xịt hay viên ngậm.

Lưu ý khi bị đau họng không nói được

 Để triệu chứng đau họng không nói được nhanh chóng bị đẩy lùi, bên cạnh việc tích cực điều trị bạn cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi trời lạnh
  • Hạn chế nằm trong phòng có máy điều hòa. Nếu có sử dụng thì nên tránh nơi luồng gió lạnh lùa ra và chỉ để nhiệt độ khoảng 28 – 29 độ.
  • Không ăn đồ lạnh hoặc uống nước lạnh
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt để tránh những ảnh hưởng đến niêm mạc họng và dây thanh quản.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và làm nhanh lành tổn thương trong cổ họng.
  • Tránh sử dụng đồ cay nóng và các chất kích thích như bia, rượu, cà phê
  • Tránh các thói quen ăn khuya, ăn quá no hoặc ăn xong đi nằm ngay nếu bạn bị đau họng không nói được do trào ngược dạ dày. 
  • Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông cho mèo…

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Mách bạn 12 cách trị rát họng nhanh nhất, giảm đau hiệu quả
Đau rát họng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây…
Lựa chọn được loại thuốc trị viêm họng tốt và phù hợp có thể giúp trị khỏi bệnh nhanh chóng TOP Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất, Giảm Nhanh Đau Rát

Các thuốc trị viêm họng tốt nhất gồm các thuốc Tây y, thuốc Nam và thuốc Đông y. Trong đó…

Hay bị viêm họng (tái phát nhiều lần) – Do lối sống hay bệnh?

Hay bị viêm họng có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh.…

Đau họng kèm với đau tai là dấu hiệu của bệnh viêm họng đau tai. Đau họng đau tai là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau họng đau tai là dấu hiệu của bệnh viêm họng đau tai. Đây là biến chứng của viêm họng.…

Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả, bạn nên áp dụng

Điều trị viêm họng hạt bằng gừng là phương pháp dân gian được rất nhiều người tin tưởng và áp…

viêm họng hạt tự khỏi không Viêm họng hạt có tự khỏi không, làm gì cho nhanh hết?

Viêm họng hạt có tự khỏi được không hay cần điều trị y tế là thắc mắc chung của nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua