Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nguy hiểm chớ bỏ qua

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Môi tự nhiên sưng lên có thể gây ra nhiều phiền toái không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về sức khỏe tâm lý. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, khiến người bệnh bị mất tự tin khi giao tiếp. Để giải quyết vấn đề này, việc tìm hiểu nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị phù hợp là cực kỳ quan trọng.

Nguyên nhân khiến môi tự nhiên sưng lên

Môi bị sưng có thể do các tác động bên ngoài, hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là một số trường hợp khiến môi của nhiều người đột ngột bị sưng lên.

Môi tự nhiên sưng lên
Tình trạng môi bị sưng đột ngột xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Do nhọt và mụn trứng cá

Có thể tình trạng môi bị sưng không phải là dấu hiệu của bệnh gì cả mà do xuất hiện mụn trứng cá hoặc nhọt trên da mặt. Thông thường, môi chỉ sưng khi mụn trứng cá bị bội nhiễm gây ra tình trạng sưng đỏ và đau.

Do dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến môi tự nhiên sưng lên. Đa phần các trường hợp sưng môi đều do dị ứng với các chất khiến cơ thể phản ứng có trong thực phẩm. 

Một số thực phẩm phổ biến gây dị ứng bao gồm hải sản, sữa bò, trứng, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, các chất phụ gia hoặc sản phẩm từ sữa… Sưng môi cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc, tiếp xúc với chất bẩn trên dao cạo râu, bị đốt bởi nọc độc của côn trùng…:

  • Môi sưng đỏ, ngứa ngáy là biểu hiện của dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, hóa chất…
  • Môi sưng, khô kèm theo nứt nẻ là biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm.
dị ứng thực phẩm
Sưng môi là một trong những triệu chứng của dị ứng thực phẩm

Tham khảo thêm: Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Do viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một bệnh có khả năng gây nhiễm trùng da nghiêm trọng với các biểu hiện như sưng da, đỏ da kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên mặt kể cả môi.

Do thiếu oxy máu

Tình trạng sưng môi có thể do nhiều nguyên nhân như việc ngưng thở khi ngủ, phản ứng dị ứng, bị côn trùng cắn… Nếu không có vết thương hoặc dấu hiệu từ thực phẩm, có thể là do việc ngưng thở khi ngủ.

Thông thường, người bệnh thiếu oxy máu, thiếu máu thường có biểu hiện môi nhợt nhạt, tím tái. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện lượng máu trong cơ thể.

Do bệnh herpes miệng

Herpes miệng là bệnh do virus herpes simplex gây ra. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng sưng môi, mà còn kèm theo các vết loét lạnh ở các góc của môi hoặc miệng.

Nếu gặp phải các triệu chứng như môi sưng, nổi mụn rộp ở vùng quanh môi kèm theo mụn mủ,  chảy máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lở môi do virus herpes gây ra. Bệnh có thể lây lan qua việc hôn, uống chung cốc nước, dùng chung son môi hoặc khăn mặt.

bệnh herpes miệng
Môi tự nhiên sưng lên có thể do bệnh herpes miệng

Do tư thế ngủ

Tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi bị sưng lên bất thường. Nếu bạn ngủ ở tư thế gây áp lực cho môi thì sáng hôm sau thức dậy môi sẽ bị sưng.

Tham khảo thêm: Ngủ dậy bị sưng môi trên là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

Do chấn thương

Các chấn thương do bị vật cứng va đập vào môi hoặc tai nạn cũng là nguyên nhân có thể làm môi sưng. Ngoài ra, có thể kể đến một số trường hợp khác như phẫu thuật môi, thủ thuật nha khoa, cắn môi, xỏ lỗ trên môi, dùng thức ăn nóng, chấn thương răng…

Do tiêu thụ quá nhiều rượu

Sử dụng rượu quá mức có thể khiến môi sưng lên đột ngột. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người dị ứng với rượu, thậm chí chỉ cần một ít rượu cũng có thể gây ra cảm giác ngứa và sưng môi.

Do bệnh lý

Tình trạng môi sưng tự nhiên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như ung thư môi, viêm đường ruột… Bệnh viêm đường ruột còn có thể gây sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất cứ điểm nào trên cơ thể. 

viêm đường ruột khiến môi tự nhiên sưng lên
Viêm đường ruột cũng là nguyên nhân khiến môi bị sưng…

Tham khảo thêm: Dị ứng thuốc sưng mắt làm sao nhanh khỏi?

Vì sao nói môi tự nhiên sưng lên là tình trạng nguy hiểm?

Nếu sưng môi do tư thế ngủ, uống rượu hoặc mụn nhọt thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sưng môi do thiếu máu, chấn thương hoặc nhiễm virus, cần chú ý vì có thể gây tổn thương lâu dài cho môi.

Nghiêm trọng hơn, môi sưng tự nhiên có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư môi. Các triệu chứng thường rất dễ nhận biết, tuy nhiên đa phần người bệnh đều chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình khiến bệnh tiến triển nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư môi như sau:

  • Miệng xuất hiện các vết loét khó lành, thường mọc xung quanh môi, kéo dài từ 2 – 3 tuần, gây đau đớn và khó chịu trong ăn uống, không thể sử dụng son môi, son dưỡng…
  • Thay đổi màu sắc môi thường điển hình ở bệnh ung thư, từ đỏ ửng sang nhợt nhạt hoặc đen sạm, kèm sưng môi và da môi trở nên thô dày, xơ cứng, nứt nẻ, chảy máu…
  • Xuất hiện các khối u: Ở giai đoạn tiếp theo, ở khoang miệng và cổ của bệnh nhân sẽ xuất hiện các khối u lớn. Ngoài ra, còn có các triệu chứng ở một số cơ quan khác như sưng hàm, sưng hạch…
  • Biểu hiện rõ nhất của bệnh ung thư môi là môi luôn đau nhức, ngứa ngáy…

Cách xử lý khi bị sưng môi

Để cải thiện tình trạng môi sưng phồng khó chịu, người bệnh áp dụng các biện pháp như sau:

vệ sinh môi
Cần vệ sinh môi sạch sẽ, đúng cách khi bị sưng môi

Kiểm tra và vệ sinh môi

Trước tiên, bạn nên đảm bảo vệ sinh thật kỹ vùng môi bị sưng bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối pha loãng. Dùng nước ấm vỗ nhẹ lên phần môi sưng nhưng không được chà mạnh để tránh gây tổn thương.

Tiếp đó hãy kiểm tra lưỡi và bên trong má. Nếu phát hiện có các tổn thương khác thì nên nhanh chóng đến thăm khám ở các địa chỉ uy tín để tìm ra được nguyên nhân.

Tham khảo thêm: Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Can thiệp y tế

Đối với các nguyên nhân gây bệnh cơ bản thì bạn có thể xử lý như sau:

  • Dùng thuốc kháng histamin nếu do dị ứng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm corticosteroid nếu do viêm.
  • Sử dụng thuốc kháng virus, vi khuẩn nếu do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Trường hợp liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng cần cấp cứu y tế ngay.

Một số biện pháp giúp giảm tình trạng môi tự nhiên sưng lên hiệu quả

Nếu sưng môi nhẹ do tư thế ngủ không phù hợp hoặc bị va đập, người bệnh có thể cải thiện tình trạng sưng môi của mình bằng cách:

Chườm lạnh

Dùng một túi đông lạnh hoặc lấy khăn sạch gói khối đá vào và áp nhẹ lên môi trong khoảng 10 phút. Lưu ý là không áp trực tiếp đá lạnh lên da hoặc môi.

Ăn cam thảo

Ăn cam thảo cũng là một trong những biện pháp giúp giảm tình trạng sưng môi nhanh và hiệu quả. Cam thảo là loại dược liệu an toàn nên cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

cam thảo
Cam thảo giúp cải thiện tình trạng môi tự nhiên sưng lên hiệu quả

Tham khảo thêm: Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Chườm nóng

Lấy một túi trà đen cho vào nước nóng khoảng 10 phút rồi bỏ túi trà ra rồi để nguội dung dịch. Lấy dung dịch áp vào môi trong vòng 10 phút, lặp lại mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Sử dụng gel lô hội

Lấy gel lô hội tươi xoa nhẹ nhàng trên môi từ 2 – 3 ngày để cải thiện tình trạng sưng môi. Lô hội có tác dụng chống viêm, xoa dịu tình trạng sưng và cảm giác nóng rát ở môi.

Dùng mật ong

Lấy một miếng bông thấm ít mật ong rồi xoa nhẹ lên môi. Sau 20 phút thì rửa lại bằng nước lạnh và thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày. Tác dụng của mật ong là giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giữ ẩm cho môi.

Bôi kem nghệ

Nghệ có tính sát khuẩn, sử dụng kem nghệ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng đau đáng kể. Trước khi bôi kem nghệ nên rửa sạch môi, bôi kem rồi để kho và làm sạch bằng nước ấm.

kem nghệ bột nghệ
Sử dụng kem nghệ, bột nghệ để cải thiện sưng môi

Baking soda

Nếu bị dị ứng hoặc côn trùng cắn thì dùng baking soda là phù hợp nhất. Bạn pha dung dịch gồm 3 thìa cà phê baking soda cùng 1 thìa nước, bôi lên môi và rửa sạch sau vài phút.

Môi tự nhiên sưng lên bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguy hiểm nhất khi chúng là dấu hiệu của một số bệnh lý như ung thư môi, viêm đường ruột… Khi môi có triệu chứng sưng đau trong nhiều ngày, tốt nhất bạn nên thăm khám để có biện pháp cải thiện kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 15:35 - 26/04/2024 - Cập nhật lúc: 17:01 - 26/04/2024
Chia sẻ:

Bình luận (45)

  1. Ngô thị hồng vân
    Ngô thị hồng vân says: Trả lời

    Tự nhiên nhứt răng cái nó bị sương môi tới mũi cách mũi. Là nguyên nhân bệnh j ạ

  2. Bùi vũ hoà
    Bùi vũ hoà says: Trả lời

    Cho em hỏi tại sao môi hay sưng cứ 2 -3 ngày là bị sưng ,mà lúc sưng kh có cảm giác đau hay ngứa gì .

  3. Ánh Quỳnh
    Ánh Quỳnh says: Trả lời

    Cho em hỏi ở đây có ai sau sinh bị nổi mẩn khắp người, phù mặt nhất là mắt và môi sưng húp không ạ.? Em bị như vậy, thỉnh thoảng sưng cả cổ họng làm em đau họng và khó chịu lắm. Đi bệnh viện khám uống 3 ngày thuốc thì đỡ xong ngưng thuốc thấy nặng hơn. Em đang cho con bú nữa ko biết tình trạng vậy có ảnh hưởng nhiều đến sữa em không?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Ánh Quỳnh,
      Trường hợp gặp chứng mề đay sau sinh xảy ra ở 60% phụ nữ vì khi đó cơ thể nhạy cảm khiến khí hư dễ xâm nhập. Nếu biết cách dùng đúng thuốc có thể trị mề đay sớm để không gây khó chịu lâu dài. Trung tâm Thuốc dân tộc có bài thuốc Tiêu ban giải độc là bài thuốc đông y, chiết xuất từ thảo dược và hiệu quả cao nên an toàn cho phụ nữ sau sinh dùng trong điều trị mà không lo ảnh hưởng sữa mẹ. Đã có nhiều phụ nữ sau sinh đã sử dụng và có kết quả tốt bạn nhé.
      Thân ái!

  4. Syn
    Syn says: Trả lời

    Hôm bữa mình đi ăn lẩu hải sản cay, ăn xong môi sưng vù lên luôn. Hồi đầu tưởng ăn cay nên sưng mỏ thôi, ai dè sau hết cay mà môi vẫn sưng vù. Tới nay là 2 ngày rồi môi vẫn sưng ko vù lắm nhưng có ngứa và khó chịu lắm. Ko biết mình bị trường hợp gì ạ

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Syn,
      Sưng môi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như nội dung bài viết trên đã chia sẻ. Trường hợp sau khi hết cay nhưng môi vẫn sưng và ngứa thì khả năng cao bạn đã bị dị ứng hải sản bạn nhé. Hiện tượng môi sưng là do phù mạch, sau đó tùy cơ địa có thể sẽ nổi những mảng đỏ mề đay ngứa và khó chịu.
      Bạn nên ghé trung tâm để bác sĩ thăm khám và nắm rõ tình hình, từ đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp nhất nhé.
      Thân ái!

  5. Hoàng Anh
    Hoàng Anh says: Trả lời

    Mình cũng đã sống chung với con mẹ mề đay cũng 8 năm rồi, các loại thuốc ai chỉ mình cũng dùng. Có bác nào như mình không sáng dậy mắt sưng vù, môi sưng gấp đôi không đi làm được. Bệnh viện da liễu tiêm truyền xét nghiệm các kiểu mất cả chục triệu không khỏi, mình xác định sống chung với nó suốt đời. Cứ cách ngày là một viên dị ứng mà uống nhiều dị ứng thì hại gan mà thuốc bổ gan của Mỹ với Đưc cả chục lọ cũng không ăn thua. Mà thuốc ngoại cứ mấy triệu trở lên ấy, đắt chết chứ có rẻ đâu. Rồi may mình được giới thiệu loại thuốc Tiêu ban giải độc thang, mình uống trong 3 tháng thì hết. Từ khi ngưng thuốc tới giờ cũng 6 tháng rồi trộm vía ko bị lại. Cái tiêu ban giải độc thì uống mỗi lần 2 viên pha với nước là giải độc với bình can với tăm với nước lá tắm là khỏi từ từ. Đồ thiên nhiên nên nghe mùi dễ chịu lắm, nhất là cái thuốc tắm á, mình mê mùi nó cực. Tắm xong da mềm dễ chịu ko bị ngứa nữa. Mình cũng chỉ cho khoảng 2-3 người và đều khỏi cả, mừng ghê ko bị mất uy tín khi giới thiệu thuốc haha. Rất mừng khi mà bản thân có thể giúp người bị bệnh giống mình khỏi đc dù mình ko phải bác sĩ í. Không biết mùa dịch này thuốc này có giảm giá hay có ưu đãi gì ko? Vì đứa em mình bị dị ứng nước nên cũng lên mề đay quá trời, mà dịch dã nó ko có dư nhiều tiền quá để mua nó hỏi mình mình cũng ko biết luôn

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Hoàng Anh,
      Cảm ơn bạn đã tin dùng bài thuốc Tiêu ban giải độc thang và chia sẻ đến bạn bè. Trung tâm Thuốc dân tộc rất vui vì bài thuốc có thể giúp bạn khỏi bệnh. Hiện tại mùa dịch bệnh khó khăn, người nhà bạn có thể trình bày tình trạng bệnh và gia cảnh hiện tại để bên trung tâm xem xét và có ưu đãi thích hợp nhé.
      Thân ái!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dị ứng Lactose là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng Lactose xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ enzyme để tiêu hóa hoàn toàn thành phần…

Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà

Tình trạng dị ứng nghệ thường xảy ra khi sử dụng thảo dược này để chăm sóc da mặt. Tuy…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và Cách xử lý

Da mặt bị ngứa và nổi mụn gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho người bị. Tình trạng…

các loại dị ứng da Các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý

Bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc... là các loại dị ứng da thường gặp nhất. Phát…

Chia sẻ
Bỏ qua