Đau Dạ Dày Lúc Nửa Đêm – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày lúc nửa đêm xảy ra khi cơ quan tiêu hóa bị kích thích bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn như viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…

Đau dạ dày lúc nửa đêm
Đau dạ dày lúc nửa đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây đau dạ dày lúc nửa đêm

Đau dạ dày thường gặp sau khi ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xảy ra lúc nửa đêm, có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe và thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh như:

1. Uống quá nhiều rượu bia

Cồn và các thành phần trong rượu bia là nguyên nhân kích thích hoạt động bài tiết dịch vị và làm phát sinh cơn đau dạ dày vào ban đêm. Ngoài ra uống quá nhiều rượu bia còn làm phát sinh tình trạng trào ngược axit dạ dày, gây buồn nôn, ợ nóng và ợ chua khi ngủ.

Hơn nữa thói quen uống rượu bia thường xuyên còn làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, viêm thực quản, hội chứng Mallory-Weiss, viêm loét dạ dày – tá tràng và xuất huyết đường tiêu hóa trên.

Tham khảo: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe

2. Ăn no trước giờ ngủ

Thói quen ăn quá no trước giờ ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày vào lúc nửa đêm. Lượng thức ăn được tiêu thụ có thể khiến dạ dày phải hoạt động co bóp và bài tiết dịch vị liên tục.

Có nên ăn no trước khi ngủ?
Thói quen ăn trước khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau dạ dày lúc nửa đêm

Tình trạng khiến cơ quan tiêu hóa không được nghỉ ngơi và gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng, khó chịu bụng, mất ngủ… vào ban đêm.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng sức khỏe mãn tính, thường gây ra các triệu chứng như đau thượng vị buồn nôn, ợ nóng, và ợ chua sau khi ăn no hoặc trong lúc nằm, do dịch vị dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Để kiểm soát và ngăn chặn tiến triển của bệnh, cần thiết phải xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

4. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) và tá tràng (phần đầu của ruột non) bị viêm loét và tổn thương do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Tình trạng viêm ở cơ quan tiêu hóa thường gây đau dạ dày sau khi ăn.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi,… vào ban đêm

Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng thường xuyên thu nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp… cơn đau có thể khởi phát vào lúc nửa đêm, gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ.

Đọc thêm: Sôi Bụng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Điều Gì, Nguy Hiểm Không?

5. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến nhất ở cơ quan tiêu hóa. Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể làm khởi phát cơn đau ở bất cứ thời điểm nào – ngay cả vào ban đêm.

Ung thư dạ dày không có biểu hiện đặc trưng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên theo thời gian, khối u có thể phát triển với kích thước lớn và làm phát sinh một số triệu chứng như nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân bất thường, đau vùng ngực…

6. Nguyên nhân khác

Ngoài ra triệu chứng đau dạ dày lúc nửa đêm còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau:

  • Không ăn tối
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Căng thẳng
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa acid, dầu mỡ…
  • Uống trà đặc hoặc cà phê trước khi đi ngủ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Đau dạ dày lúc nửa đêm – Làm sao để khắc phục?

Cơn đau dạ dày xảy ra vào lúc nửa đêm không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng xảy ra thường xuyên, bạn nên áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm làm giảm tình trạng đau dạ dày vào ban đêm:

  • Nên ăn đúng giờ và tránh ăn no trước khi ngủ. Bên cạnh đó cần chia nhỏ bữa ăn nhằm hạn chế áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thực phẩm khó tiêu hóa, nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia…
  • Bổ sung rau xanh, ngũ cốc, củ quả… để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và khắc phục các triệu chứng như táo bón, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu…
  • Uống nhiều nước giúp cân bằng chất lỏng trong đường ruột và trung hòa acid dạ dày.
  • Sau khi ăn nên tránh vận động trong ít nhất 30 phút.
Thực đơn dành cho người hay bị đau bao tử
Ăn uống và sinh hoạt khoa học có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày

Bên cạnh đó bạn cũng cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt nhằm hỗ trợ hoạt động của cơ quan tiêu hóa và cải thiện triệu chứng đau dạ dày lúc nửa đêm:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thức khuya và làm việc quá sức.
  • Tập luyện ít nhất 15 – 30 phút/ ngày để tăng cường cơ thắt của dạ dày và đường ruột, đồng thời giảm căng thẳng và áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
  • Ngủ đúng giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ/ ngày.
  • Tránh uống thuốc sát giờ đi ngủ và nên uống thuốc với một ly nước đầy nhằm làm giảm tình trạng kích thích dạ dày.

Xem ngay: 4 Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

2. Tiến hành thăm khám và điều trị

Nếu triệu chứng không có cải thiện sau khi điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và thủ thuật cần thiết như nội soi, test hơi thở, chụp X-Quang, xét nghiệm máu, sinh thiết mô dạ dày… nhằm đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

bác sĩ khám đau dạ dày lúc nửa đêm
Chủ động tìm gặp bác sĩ nếu tình trạng đau dạ dày lúc nửa đêm tiếp tục kéo dài

Sau đó dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng đau dạ dày lúc nửa đêm. Việc chủ động thăm khám có thể giúp bạn đạt được kết quả khả quan trong quá trình điều trị và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

3. Áp dụng biện pháp điều trị nhà

Triệu chứng đau dạ dày phát sinh vào ban đêm không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến bạn mệt mỏi và mất ngủ. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cần áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để giảm nhanh triệu chứng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

chườm ấm trị đau bao tử lúc nửa đêm
Có thể chườm ấm để giảm nhanh cơn đau dạ dày lúc nửa đêm

Các mẹo chữa đau dạ dày cấp tốc bạn có thể áp dụng, bao gồm:

  • Uống trà gừng: Giảm viêm và cơn đau dạ dày nhờ Tecpen và Oleoresin trong gừng. Uống 1 ly trà gừng ấm khi cơn đau xảy ra.
  • Chườm ấm: Thư giãn cơ thắt dạ dày và cải thiện cơn đau bằng cách chườm khăn ấm lên vùng bụng trên.
  • Nhai lá bạc hà: Giảm đau và thư giãn cơ trơn tiêu hóa nhờ Menthol. Nhai vài lá bạc hà để cải thiện cơn đau nhanh chóng.
  • Ăn 1 lát bánh mì: Giảm đau do bỏ bữa tối bằng cách ăn 1 lát bánh mì mềm, giúp hút dịch vị và giảm triệu chứng khó chịu.
  • Uống nước mật ong: Pha 3 thìa mật ong với nước ấm để cân bằng dịch vị và làm dịu cơn đau, đồng thời giảm cảm giác đói.

Cần làm gì khi bị đau dạ dày lúc nửa đêm?

Khi bị đau dạ dày vào ban đêm, có một số biện pháp bạn có thể thử để giảm bớt cơn đau:

  • Thay đổi tư thế nằm: Nằm nghiêng về phía bên trái có thể giảm áp lực lên dạ dày và giúp giảm axit dạ dày lên thực quản. Đặt thêm gối dưới đầu để nâng cao vùng đầu và ngực cũng có thể giúp.
  • Thử dùng nước ấm: Uống một ít nước ấm có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác khó chịu.
  • Tránh chất kích thích: Caffein, rượu và các thực phẩm cay nóng có thể làm tăng cơ hội bị đau dạ dày, vì vậy hãy tránh chúng vào buổi tối.
  • Sử dụng thuốc antacid: Nếu bạn thường xuyên bị đau dạ dày vào ban đêm, việc sử dụng thuốc antacid theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể giúp. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thư giãn: Stress và lo lắng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu có thể giúp.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày lúc nửa đêm và cách điều trị hiệu quả, địa chỉ chữa bệnh tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm lựa chọn tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi phiền toái này. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:

Bình luận (36)

  1. Huế Nguyễn
    Huế Nguyễn says: Trả lời

    Nếu bị đau dạ dày lúc nửa đêm thường xuyên có ảnh hưởng gì không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Uống Kháng Sinh Bị Đau Dạ Dày và Cách Xử Lý An Toàn

Uống kháng sinh bị đau dạ dày là phản ứng phổ biến do ảnh hưởng của thuốc lên niêm mạc…

nóng rát thượng vị dạ dày Nóng rát thượng vị dạ dày là bị gì? Nguy hiểm không?

Nóng rát thượng vị dạ dày là một triệu chứng rất dễ phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.…

Các Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý

Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất thường được bác sĩ kê đơn bao gồm thuốc ức…

bệnh co thắt thực quản Co thắt thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp không kiểm soát được ở ống dẫn thức ăn, gây đau…

4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhanh

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiện đang được nhiều người sử dụng nhờ hàm lượng chất xơ,…

Chia sẻ
Bỏ qua