Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn thường là triệu chứng của các vấn đề về dạ dày, có thể do thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị cho tình trạng này.

Đau thượng vị buồn nôn
Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh

Biểu hiện của đau thượng vị buồn nôn

Đau thượng vị và cảm giác buồn nôn thường xuất phát từ vùng bụng trên, gây đau đớn chủ yếu ở giữa hai sườn mà không lan rộng. Tình trạng này kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, và đau quặn, khiến ăn uống khó khăn và gây mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa hoặc tổn thương ở dạ dày, đặc biệt phổ biến ở nam giới trẻ.

Xem thêm: Đau thượng vị kèm đi ngoài là dạ dày đang bị gì? Nguy hiểm không?

Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều bệnh gây ra tình trạng đau vùng thượng vị buồn nôn nên rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến đau thượng vị buồn nôn thường gặp hiện nay:

Ngộ độc thực phẩm

Đau thượng vị buồn nôn có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc, hoặc đã ôi thiu.

Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, buồn nôn

Biểu hiện của tình trạng này bao gồm cảm giác đau quặn ở vùng bụng trên, dưới xương ức, đi kèm với nôn mửa mạnh mẽ, giúp giảm nhẹ cảm giác đau khi loại bỏ thức ăn khỏi dạ dày. Trong một số trường hợp nặng hơn, ngộ độc thực phẩm còn gây ra tiêu chảy, đôi khi có máu, nâng cao rủi ro sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời.

Viêm dạ dày cấp và mãn tính

Đau thượng vị buồn nôn không chỉ là triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính mà còn là dấu hiệu thường thấy ở bệnh viêm dạ dày mãn tính. Người bệnh thường trải qua cảm giác đau nhức và buồn nôn khi dạ dày trống rỗng hoặc sau khi ăn no.

Đau bụng vùng thượng vị buồn nôn
Đau bụng vùng thượng vị buồn nôn có thể do viêm dạ dày cấp tính

Đặc biệt, những người mắc các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày hoặc có tiền sử viêm dạ dày cũng có thể gặp phải cơn đau thượng vị ở mức độ nhẹ hơn. Các biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ợ hơi, ợ chua, và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính, khiến cơn đau xuất hiện ngày càng thường xuyên và dai dẳng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Đau thượng vị ợ hơi có nguy hiểm không, chữa thế nào?

Đau ruột thừa

Bệnh đau thượng vị nôn ói là một biểu hiện của bệnh đau ruột thừa mà ít ai biết. Các cơn đau do viêm ruột thừa khởi phát ở vùng rốn rồi lan dần xuống bụng dưới, đau liên tục và tăng dần kèm theo cảm giác buồn nôn. Mặc dù không thường gặp nhưng vẫn có các trường hợp đau ruột thừa ở vùng bụng trên. Vì vậy nếu có triệu chứng đau bụng thượng vị kèm theo muốn nôn nên thì bạn nên tìm đến sự tư vấn, chẩn đoán của bác sĩ.

Bệnh về gan

Tình trạng đau thượng vị muốn nôn cũng xuất hiện ở những người mắc các bệnh về gan – mật như: Viêm gan, u gan, xơ gan, các bệnh về sỏi mật, polyp túi mật… Nguyên nhân là do các tổn thương ở những bộ phận này gây sức ép lên vùng thượng vị tạo khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhói bụng kèm theo mắc ói kéo dài. Cảm giác này diễn ra ngày càng nặng nếu không được điều trị.

Bệnh về tim mạch

Đau thượng vị mắc ói là triệu chứng không phổ biến của các bệnh lý liên quan đến vấn đề tim mạch. Nó chỉ xuất hiện khi thiếu máu tim hoặc oxy không được vận chuyển kịp thời đến tim dẫn đến tình trạng đau thắt vùng thượng vị kèm theo nôn. 

Đau thượng vị kèm buồn nôn
Đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng không phổ biến của các bệnh lý liên quan đến vấn đề tim mạch

Đã có một số trường hợp người bệnh chủ quan với biểu hiện đau thượng vị buồn nôn để bệnh tiến triển nặng gây ra suy tim, nhồi máu cơ tim…

Xem thêm: Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối nên làm gì?

Viêm tụy, viêm túi mật

Đau phần bụng trên sau đó lan sang lưng, cơn đau trầm trọng hơn sau ăn uống kèm theo cảm giác buồn nôn, ói mửa, sưng và chướng bụng là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tụy. Ngoài ra, nếu mắc phải những vấn đề này, người bệnh cũng sẽ thường xuyên có cảm giác đắng miệng.

Tắc ống mật do giun (Gcom)

Đây là hiện tượng giun từ ruột non chui vào ống mật, túi mật. Triệu chứng của bệnh thường là đau bụng vùng thượng vị nhưng hơi lệch sang phải. Cơn đau xuất hiện từng cơn, đau đột ngột, dữ dội khiến người bệnh vã mồ hôi, người quằn quại, mặt xanh tái.

Tắc ống mật do giun
Đau tức thượng vị buồn nôn có thể do ống mật bị tắc bởi giun

Cách giảm đau thượng vị buồn nôn

Để giảm đau tạm thời, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như: Nhai kẹo cao su không đường sau ăn, uống trà gừng để làm ấm bụng, uống nước muối tinh đã đun sôi, chườm nước ấm lên vùng thượng vị để giảm đau… Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời chỉ có thể xoa dịu cơn đau, để giảm thiểu tình trạng đau thượng vị buồn nôn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến triệu chứng đau thượng vị liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày, đại tràng thường gặp. Vì vậy, khi điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý:

ăn uống hợp lý giúp giảm đau thượng vị
Ăn nhiều rau củ quả tươi hỗ trợ tốt cho điều trị đau thượng vị
  • Không sử dụng chất kích thích, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và các gia vị như ớt, tiêu, mù tạt…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng có lợi cho dạ dày như rau xanh trái cây, nước ép trái cây tươi  và uống nhiều nước.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa và chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ.

Tham khảo thêm: Đau thượng vị nên ăn gì và kiêng gì giảm đau, khỏi bệnh

Cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Việc giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị các bệnh lý của cơ thể. Nếu quá căng thẳng, dạ dày sẽ tiết nhiều axit gây ra tình trạng đau thượng vị buồn nôn thường xuyên.

Luyện tập thể dục thể thao

Thường xuyên vận động không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn tăng khả năng miễn dịch, giúp khí huyết lưu thông để nuôi dưỡng nhiều bộ phận khác.

Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên
Đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng đau thượng vị buồn nôn

Khi các bộ phận hoạt động hiệu quả thì khả năng đẩy lùi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa dạ dày rất cao. Bạn có thể chọn các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, đạp xe…

Khám sức khỏe định kỳ

Khi có triệu chứng, người bệnh nên thăm khám định kì để giúp phát hiện nguyên nhân bệnh một cách nhanh nhất. Không nên để tình trạng bệnh nặng rồi mới cuống cuồng tìm cách điều trị.

Đau thượng vị buồn nôn là tình trạng thường gặp và đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ vì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Vì vậy không nên chủ quan cho rằng mình trẻ, nhiều sức khỏe. Khi nhận thấy bản thân mắc phải triệu chứng đau thượng vị buồn nôn thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Vương Dạ Khang giá bao nhiêu, mua ở đâu? Lưu ý khi dùng

Thuốc trị đau dạ dày Vương Dạ Khang là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Công…

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Thoải Mái, Ít Bị?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào để tạo cảm giác dễ chịu và không làm tái phát triệu…

Bài thuốc điều trị hiệu quả mọi bệnh lý dạ dày [REVIEW] Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 đặc trị dạ dày hiệu quả ngay từ tuần đầu tiên

Sau hơn 10 năm ứng dụng điều trị bệnh dạ dày, Sơ can Bình vị tán đã được Trung tâm…

Bài thuốc dạ dày NS Trần Nhượng tin dùng Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng

Ra đời cách đây gần 10 năm, Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y vô cùng hữu…

Các Phương Pháp Khám Dạ Dày Không Cần Nội Soi

Nội soi được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên với trường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua