Viêm tai giữa ở trẻ em – Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi nhưng đôi khi cũng chuyển biến nặng. Do đó, cha mẹ không nên lơ là mà cần khám và chữa trị nhanh chóng cho trẻ.

I. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, có đến 80% trẻ mắc phải căn bệnh này.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường là do vi khuẩn từ vòm họng chạy ngược lên vòi nhĩ rồi lên tai giữa gây nên. Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây nên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Tỷ lệ bệnh viêm tai giữa ở trẻ em tăng nhanh có thể là do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi tác: Trẻ từ độ tuổi 6 tháng tuổi đến 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa khá cao. 
  • Thời tiết: Thông thường, trẻ bị viêm tai giữa thường phổ biến vào mùa thu và mùa đông. 
  • Hở vòm miệng: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở những đứa trẻ bị hở hàm ếch thường khá cao. 
  • Yếu tố khác: Trẻ thường tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình sai cách, môi trường và nguồn nước nơi sống bị ô nhiễm,… 

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa ở người lớn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

II. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

  • Trẻ nhũ nhi: Chảy nước mũi ở tai, đau tai, thường xuyên dùng tay dụi hoặc cấu vào tai, chán ăn, tiêu chảy, sốt cao hoặc nôn. 
  • Viêm tai giữa ở trẻ lớn: Chảy nước mủ, đau nhức ở tai, mất thăng bằng, ăn không ngon hoặc nghe ké, có thể bị sốt trên 38 độ C.
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa ở trẻ em là trẻ thường xuyên quấy khóc hay dùng tay cấu tai

Khi nào cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra?

  • Bệnh kéo dài hơn một ngày.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường xuyên khóc và có triệu chứng chảy dịch mủ ở trai.
  • Bị đau nhức ở tai hoặc có biểu hiện chóng mặt.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị mất ngủ sau khi bị viêm đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh.

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa 

III. Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em

  • Mất thính lực
  • Trẻ chậm phát triển về kỹ năng nói
  • Viêm tai xương chũm

Ngoài các biến chứng nêu trên, viêm tai giữa ở trẻ em còn có thể gây rách màng nhĩ sau 72 giờ. 

IV. Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ em dựa vào các triệu chứng mô tả từ phía cha mẹ. Bên cạnh đó, họ sẽ dùng máy soi tai khí nén để soi và kiểm tra màng nhĩ trẻ. 

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Chẩn đoán viêm tai giữa sẽ giúp xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị đúng

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh:

  • Đo nhĩ lượng: Giúp đo và kiểm tra tính toàn vẹn của chức năng màng nhĩ bằng cách bịt kín ống tai và điều chỉnh áp suất không khí trong tai khiến màng nhĩ di chuyển. 
  • Phản xạ âm học: Giúp đo lượng âm thanh phản xạ lại từ màng nhĩ. Nếu có nhiều chất lỏng trong tai giữa, màng nhĩ sẽ phản xạ càng nhiều.
  • Một số phương pháp chẩn đoán khác: Chọc màng nhĩ và hút dịch kiểm tra hoặc các biện pháp kiểm tra thính lực khác.

V. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em 

1. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp do vi khuẩn Hemophilus Influenza, liên cầu hoặc phế cầu gây nên, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh nhóm B lactam để điều trị bệnh. Đồng thời, cha mẹ có thể cho còn dùng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen và ibuprofen (Advil, Motrin IB) không kê đơn.
  • Thuốc gây tê: Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức do viêm tai giữa gây nên. 

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ tai để cải thiện triệu chứng bệnh ở con như otipax, ciplox,.. 

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em 
Thuốc điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Đọc thêm: Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa – Lưu ý cần biết 

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp viêm tai giữa chuyển từ giai đoạn sung huyết sang giai đoạn ứ mủ, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp phẫu thuật trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu dịch mủ từ ống tai giữa ra ngoài.

Một ống nhỏ sẽ được đặt ở lỗ mở nhằm giúp thông khí ở tai giữa và ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng trong tai. Các ống nhỏ này có thể tự rơi ra sau đó sáu tháng đến một năm hoặc cũng có thể lâu hơn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần phẫu thuật để cắt bỏ.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Để tăng cường sức đề kháng cơ thể và chống lại tác nhân gây bệnh, mẹ nên cho bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng sau sinh
  • Tắm và cho con bú bình đúng cách: Cha mẹ nên vệ sinh tắm rửa cho con mỗi ngày để giúp loại bỏ bụi bẩn và vi sinh vật gây bệnh. Khi cho con bú sữa bình nên bế bé ở tư thế thẳng đứng. Tuyệt đối không cho con nằm bú để tránh tình trạng sữa chảy ngược lên ống tai gây viêm. 
  • Giữ ấm trẻ và bảo vệ con khỏi bệnh cảm lạnh, cảm cúm: Cha mẹ nên vệ sinh mũi họng con sạch sẽ, đồng thời nên giữ ấm cơ thể trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
  • Tiêm phòng vắc xin cho trẻ: Để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em hình thành và hạn chế bệnh tái phát, phụ huynh nên tiêm phòng vắc xin cúm theo mùa, phế cầu khuẩn và một số loại vắc xin khác cho con

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi thấy con trẻ xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, điều trị

Ù tai là triệu chứng thường xảy ra khi bạn tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, đây…

Thuốc nhỏ tai Polydexa: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Polydexa được nhập khẩu bởi Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà. Thuốc được chỉ định…

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Bạn đọc nên tham khảo thêm một số thông tin hữu ích…

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn và các phương pháp điều trị

Viêm tai giữa ở người lớn thường không phổ biến và có mức độ nhẹ hơn so với trẻ em.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua