7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Dễ Mà Hiệu Quả Nhanh
Đau nhức sau khi nhổ răng là tình trạng mà hầu như ai nhổ răng cũng gặp phải, thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, cơn đau sẽ giảm dần sau khi vết thương lành lại. Để giảm đau, giảm ê buốt khó chịu sau khi nhổ răng, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như chườm lạnh, cắn chặt bông gòn và chăm sóc răng miệng bằng phương pháp phù hợp.
Đau sau khi nhổ răng kéo dài bao lâu?
Nhổ răng thường được chỉ định ở trẻ em. Ở người lớn, nhổ răng chỉ được chỉ định với các trường hợp như răng khôn mọc lệch, dị dạng, răng bị sâu, viêm tủy răng, viêm nướu không thể phục hồi… Cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng là không thể tránh khỏi, thường sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày. Sau 5 ngày, cơn đau giảm đi rõ rệt, người bệnh đã có thể ăn uống sinh hoạt bình thường.
Nhổ răng dù là phương pháp nào thì sau khi hết thuốc tê, chúng ta ít nhiều sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian vết thương lành là khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các cơn đau nếu vết thương nhanh lành thì kéo dài 2 – 3 ngày, chậm thì khoảng 3 – 5 ngày. Trường hợp ê buốt răng dai dẳng, kéo dài hơn 7 ngày không thấy cải thiện, rất có thể vị trí nhổ răng của bạn đang gặp vấn đề, có nguy cơ nhiễm trùng. Có thể cân nhắc đến các trường hợp xấu như chảy máu thường xuyên không cầm được, viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng.
Các dấu hiệu nhổ răng bị nhiễm trùng:
- Nước sưng phồng, tấy đỏ, đau nhức khó chịu, có ổ mủ ở răng
- Đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm
- Chảy máu thường xuyên, kéo dài hơn 48 giờ
- Mặt sưng, sưng vùng má ngoài của vị trí nhổ răng
- Có thể kèm theo sốt, khó chịu, thân nhiệt trên 37 độ C…
7 Cách giảm đau sau khi nhổ răng an toàn, dễ thực hiện
Sau khi nhổ răng, để giảm đau răng, bạn chỉ nên áp dụng các biện pháp giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các mẹo giảm đau tại nhà theo dân gian để tránh nhiễm trùng, phù nề khiến vết thương lâu lành và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là cách giảm đau sau khi nhổ răng an toàn thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:
1. Chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giảm đau tạm thời phụ hợp để cải thiện tình trạng răng đau nhức, khó chịu trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng làm giảm sung huyết cục bộ, giảm chảy máu, làm co mạch máu từ đó giảm lưu lượng máu đến răng từ đó giảm đau đáng kể. Ngoài ra, chườm lạnh cũng được đánh giá là có thể giảm phù nề, hạn chế xuất huyết, làm giảm phản ứng viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy vài viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc vào một chiếc khăn sạch
- Đặt túi chườm lên mặt, phía vị trí răng đã nhổ, không đặt trực tiếp lên răng
- Đến khi cảm thấy khi thể chịu được nữa thì bỏ ra, sau 20 – 30 phút mới tiếp tục chườm lạnh để giảm đau.
2. Chườm nóng – Cách giảm đau sau khi nhổ răng
Chườm nóng chỉ nên áp dụng sau khi nhổ răng 24 giờ. Đây là liệu pháp có tác dụng làm giãn mạch máu, hỗ trợ máu, giúp thư giãn cơ, giảm kích thích thần kinh. Chườm ấm còn làm tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng lưu thông máu, giảm đau, giảm co cứng, từ đó có thể làm giảm sưng cho vùng má ở bên răng bị nhổ đi.
Cách thực hiện:
- Lấy một ít nước ấm cho vào túi chườm chuyên dụng hoặc cho một chai nước ấm vào khăn mềm
- Thử xem nhiệt độ đã phù hợp chưa để tránh bị bỏng và chườm lên vùng má, ở vị trí răng bị nhổ
- Sau 15 – 20 phút khi nước đã nguội đi thì ngưng, sau 20 – 30 phút thì bạn có thể tiếp tục chườm thêm lần nữa.
Lưu ý: Tuyệt đối không chườm nóng trong vòng 24 tiếng sau phẫu thuật. Việc chườm ấm lúc này sẽ khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng, làm vết thương lâu lành hơn.
3. Cắn chặt bông gòn
Sau nhổ răng, các bác sĩ thường cho bệnh nhân cắn chặt bông gòn ở vị trí răng bị nhổ đi. Đây là cách làm giúp cầm máu, giảm đau an toàn, phù hợp cho mọi đối tượng. Thông thường, cách giảm đau sau khi nhổ răng là cắn chặt bông gòn có thể áp dụng trong 30 phút sau nhổ răng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu nhiều thì cũng có thể thường xuyên áp dụng cách làm này.
Tuy nhiên, khi dùng bông gòn giảm đau răng, bạn không nên cắn miếng bông gòn quá lâu, tốt nhất chỉ từ 30 phút – 1 tiếng. Sau đó thay miếng bông gòn mới, việc cắn bông gòn liên tục trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng ở vị trí vết thương.
4. Nghỉ ngơi, nằm kê cao đầu
Nghỉ ngơi cũng là một trong những phương pháp giảm đau, giúp vết thương nhanh lành hơn mà bạn có thể áp dụng. Sau khi nhổ răng, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày để hệ miễn dịch tập trung vào việc chữa lành vết thương. Không nên làm việc vất vả, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức để tránh làm tình trạng đau nhức kéo dài, khiến vết thương lâu lành hơn nhé.
Trong lúc nghỉ ngơi thư giãn, để hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm, bạn nên kê cao gối, giữ cho đầu thẳng để làm giảm xung huyết. Đây là phương pháp có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp, ngừa sung huyết cục bộ, từ đó làm giảm sưng sau khi nhổ răng đáng kể. Nếu bạn để đầu nằm thấp hơn các phần còn lại sẽ khiến lưu lượng máu lên phần đầu nhiều, từ đó gây hiện tượng sung huyết cục bộ, gây gia tăng cảm giác đau nhức cho nướu răng ở vị trí răng vừa nhổ.
5. Sử dụng thuốc – Cách giảm đau sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc giảm đau theo toa để giúp giảm đau nhức khó chịu đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh lành hơn. Sử dụng thuốc giảm đau được đánh giá là cách giảm đau răng sau khi nhổ hiệu quả và nhanh chóng nhất sau khi thuốc tê hết tác dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau chỉ được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tăng giảm liều lượng của thuốc. Các thuốc được chỉ định thường là thuốc giảm đau, giảm viêm và kháng sinh. Việc tự ý dùng thuốc, dùng thuốc không đúng liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
6. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi nhổ răng, các cơn đau nhức sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà lơ là việc chăm sóc răng miệng nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần chải răng thật nhẹ nhàng, đúng cách, không chải trực tiếp vào vị trí răng vừa nhổ. Có thể ngậm nước muối để giảm đau, làm sạch miệng, tuy nhiên chỉ ngậm nước muối sau khi nhổ răng từ 2 – 3 ngày. Việc ngậm nước muối sau nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến vết thương lâu lành hơn.
7. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ giúp ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức răng mà còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu bạn sử dụng các thực phẩm không phù hợp sau khi nhổ răng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương, khiến vị trí nhổ răng hay chảy máu, có nguy cơ nhiễm trùng.
Các thực phẩm nên và không nên ăn cho người mới nhổ răng có thể kể đến như:
- Thức ăn mềm, lỏng như cháo, sữa chua, súp, sinh tố, các món hầm, các món canh…
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, đa dạng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng protein cao, các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá, tôm, cua, sữa chua, sữa và các chế phẩm từ sữa…
- Nên ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ, các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe như rau má, nước ép cà rốt…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giòn, cứng, dai phải dùng nhiều lực cắn của răng
- Nên tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các thực phẩm quá chua, quá cay, quá lạnh, quá nóng…
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước uống có gas, các thực phẩm có nhiều đường, rượu bia, chất kích thích…
Một số lưu ý khi áp dụng các cách giảm đau sau khi nhổ răng
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giảm đau đã đề cập, để ngừa viêm nhiễm, giúp vết thương nhanh lành hơn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nha sĩ, không tự ý áp dụng các biện pháp giảm đau bằng các bài thuốc dân gian
- Nếu bạn muốn áp dụng các mẹo giảm đau theo dân gian, cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ, không tự ý sử dụng để tránh tương tác thuốc và nguy cơ nhiễm trùng
- Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối ngay sau khi nhổ răng để giảm đau. Cách làm này chỉ khiến nướu bị đau rát, khó chịu hơn và làm vết thương lâu lành hơn mà thôi
- Tránh dùng lưỡi chạm vị trí mới nhổ răng, chúng ta thường có thói quen dùng lưỡi chạm vào các vị trí đau. Tuy nhiên, cách làm này chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn trên đầu lưỡi xâm nhập vào đầu lưỡi gây nguy cơ nhiễm trùng mà thôi.
- Trong 6 giờ sau khi vừa nhổ răng, tránh súc miệng, khạc nhổ mạnh để tránh gây chảy máu, khiến vết nhổ bị tổn thương, làm tình trạng đau buốt nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá sau khi nhổ răng ít nhất 14 ngày. Lý do là khí Carbon Monoxide trong thuốc lá có thể làm vết nhổ lâu lành hơn.
Trên đây là một số cách giảm đau sau khi nhổ răng an toàn, đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng viêm, đau nhiều, chảy máu thường xuyên, người ớn lạnh, sốt, khó thở, chóng mặt… thì tốt nhất cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!