Đau Răng Có Nên Uống Rượu Bia Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Trong dân gian lưu truyền mẹo uống rượu giúp giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người e ngại về cách trị này và chưa dám áp dụng. Vậy thực sự đau răng có nên uống rượu bia để giảm đau không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Đau răng có nên uống rượu bia không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người

Thực hư công dụng giảm đau răng của rượu bia

Những người đã hoặc đang phải đối mặt với cơn đau răng mới hiểu được cảm giác sự đau nhức khó chịu, có lúc đau âm ỉ lúc đau buốt liên tục lên tận óc. Đau răng thường xuất phát chủ yếu từ sâu răng, mức độ sâu răng càng nặng thì cảm giác đau răng, ê buốt răng càng kinh khủng. Hậu quả khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Có rất nhiều cách để giảm đau răng như dùng thuốc giảm đau, áp dụng các thủ thuật nha khoa xử lý tổn thương răng hoặc các mẹo giảm đau tại nhà, theo dân gian… Và một trong những thắc mắc của nhiều người bệnh chính là “bị đau răng có nên uống rượu bia để giảm đau hay không?”. 

Theo y học dân gian, dùng rượu để giảm đau răng là một trong những giải pháp rất hiệu nghiệm. Vì theo ông bà ta ngày xưa, trong rượu có chứa hàm lượng cồn cao với đặc tính sát khuẩn mạnh, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng mức độ viêm nhiễm, giảm sưng đau nhức. Không những vậy, cách này còn giúp khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Dùng rượu bia giảm đau răng là mẹo dân gian và cũng đã được khoa học nghiên cứu chứng minh về công dụng

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Greenwich (Anh) cho biết, mỗi ngày sử dụng 2 ly bia là cách đơn giản và đem lại hiệu quả cao trong việc giảm đau răng, thậm chí hiệu quả hơn so với dùng thuốc giảm đau. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí The Journal of Pain cho biết, khi lượng cồn trong máu đạt mức 0.08%, cơ thể sẽ tự tạo ra ngưỡng độ đau cao hơn so với bình thường. So với các loại thuốc giảm đau Opioid như Codein hoặc Paracetamol thì bia được nhận định đem lại hiệu quả mạnh hơn. 

Có thể thấy, dùng rượu hoặc bia để giảm đau răng là phương pháp hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời, không có khả năng điều trị triệt để nguyên nhân gây ra đau răng. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia với liều lượng phù hợp cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý.

Nhiều người lầm tưởng chỉ cần uống nhiều rượu bia sẽ dứt điểm được đau răng nên lạm dụng quá mức. Điều này vô tình gây hại cho răng, tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý răng miệng vì rượu bia có tính axit mạnh, dễ làm bào mòn men răng, tổn thương cấu trúc, chức năng răng, khiến răng ố vàng nếu lạm dụng quá mức, nghiêm trọng hơn còn gây ra các vấn đề sức khỏe khác. 

Hướng dẫn sử dụng rượu bia giảm đau răng đúng cách

Việc uống rượu bia khi bị đau răng thường không được khuyến cáo vì những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nói chung. Do đó, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng các loại rượu dược liệu để vừa đem lại hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn cho cơ thể: 

1. Dùng rượu vang nguyên chất

Khi cơn đau răng bùng phát, bạn có thể dùng một ít rượu vodka hoặc whisky để súc miệng. Theo các nghiên cứu, trong các loại rượu vang chứa các hoạt chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất như malic, lactic, axit tartaric, succinic… có khả năng trung hòa tính axit, tiêu diệt vi khuẩn răng miệng, cải thiện rõ rệt tình trạng đau răng. 

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Dùng rượu vang súc miệng là cách giảm đau răng cấp tốc tuy nhiên chỉ có tác dụng tạm thời

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ngậm hay súc miệng bằng rượu quá lâu vì có thể làm tăng nguy cơ làm hỏng men răng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên súc miệng nhanh hoặc pha loãng rượu với nước ấm để giảm nồng độ axit. 

2. Rượu cau

Rượu cau là một trong những bài thuốc dân gian giúp chữa đau răng, hôi miệng, viêm nướu cực kỳ hiệu quả. Theo y học cổ truyền, quả cau có vị cay, chát giúp ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn trên răng. Khi kết hợp với rượu có nồng độ cồn cao giúp tăng khả năng sát trùng, giảm đau răng đáng kể. Không những vậy, súc miệng bằng rượu cau còn giúp khử mùi hôi do hút thuốc, đem lại cho bạn hơi thở thơm mát tự nhiên. 

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Súc miệng bằng rượu cau là mẹo dân gian hiệu nghiệm được lưu truyền từ xa xưa

Cách thực hiện

  • Hạt cau tươi: Chuẩn bị một cau, rửa sạch, bổ theo chiều dọc rồi tách lấy phần hạt cau. Cho hết vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng vào theo tỷ lệ 1:3 (1kg hạt cau tươi tương đương 3 lít rượu trắng). Đậy kín nắp, đặt bình rượu ở nơi khô ráo thoáng mát. Sau 30 ngày là có thể lấy ra sử dụng được. 
  • Hạt cau khô: Hạt cau tươi sau khi tách ra, đem phơi nắng 4 – 5 tiếng cho khô hoàn toàn. Tiếp theo cho vào chảo sao nóng 3 – 4 phút. Đợi nguội hẳn thì cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm theo tỷ lệ cứ 1kg hạt cau khô thì dùng 8 – 9 lít rượu trắng. Đậy kín nắp ngâm trong 40 ngày là có thể sử dụng được 

Cách sử dụng: Cách dùng rượu cau rất đơn giản, bạn lấy một lượng rượu nhỏ pha loãng với nước ấm rồi dùng để súc miệng 1 – 2 lần/ ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy triệu chứng đau răng thuyên giảm hoàn toàn. 

3. Rượu gấc

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian cho thấy công dụng của hạt gấc trong việc kháng viêm, giảm đau. Chính vì vậy, hạt gấc ngâm rượu càng làm tăng khả năng sát khuẩn, đem lại hiệu quả cao trong việc làm sạch khoang miệng và hỗ trợ giảm đau răng. 

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Rượu gấc có khả năng giảm đau răng và làm sạch khoang miệng hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng 1 quả gấc chín, tách lấy phần hạt, rửa sạch và để cho ráo nước. 
  • Đem sao vàng hạ thổ bằng cách nướng trên than củi rồi đổ ra nền đất khô ráo có lót giấy phía dưới, đợi cho đến khi nguội. 
  • Dùng dao tách bỏ vỏ hạt gấc, chỉ lấy phần ruột bên trong, cho vào bình thủy tinh. 
  • Đổ rượu trắng cao độ (khoảng 45 – 50 độ) vào bình.
  • Đậy kín nắp ngâm trong vòng 10 ngày là có thể lấy ra sử dụng được. Tuy nhiên càng ngâm lâu thì tác dụng sẽ càng tốt. 

Cách sử dụng: Đối với người bị đau răng hoặc chảy máu chân răng, dùng một lượng nhỏ rượu gấc để ngậm trong miệng khoảng 30 phút. Sau đó nhỏ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Tuyệt đối không được nuốt rượu gấc vì hạt gấc có chứa độc tố không an toàn cho cơ thể. 

Lưu ý cần biết khi dùng rượu để giảm đau răng

Dùng rượu để giảm đau răng chỉ là phương pháp tạm thời, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây đau răng của từng người bệnh. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng và trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đau răng có nên uống rượu bia không?
Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày và đúng cách là giải pháp hỗ trợ giảm đau răng và nhiều vấn đề răng miệng khác
  • Không được lạm rượu bia quá mức dù là uống hay súc miệng. Vì bản chất của rượu bia là tính axit, việc sử dụng quá liều lượng cho phép trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề, bệnh lý răng miệng. 
  • Kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và các loại vi khuẩn đang trú ngụ chờ thời cơ phát triển. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nên ưu tiên ăn những món mềm, lỏng, dễ nhai nuốt để giảm gây kích thích mạnh làm răng đau nhiều hơn. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ trong rau xanh, trái cây… nhằm hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng. 
  • Các trường hợp đau răng xuất phát từ các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng… tốt nhất người bệnh nên thăm khám, chẩn đoán và tiếp nhận các biện pháp điều trị y tế do bác sĩ chỉ định. 

Tóm lại, việc “đau răng có nên uống rượu bia để giảm đau không?” còn phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh là gì. Vì đây chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Hoặc tốt nhất khi bị đau răng không rõ nguyên nhân, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn cách xử lý điều trị phù hợp và an toàn hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Gofen là thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm thuộc nhóm kháng viêm không chứa steroid Thuốc Gofen: Tác Dụng, Liều Dùng Chuẩn, Lưu Ý Nên Biết
Thuốc Gofen còn được gọi là gofen 400, là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), thường được chỉ định cho các trường hợp…
Theo quan điểm Đông y, đau răng thường liên quan đến vị và thận Chữa Đau Răng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Hay Từ YHCT

Chữa đau răng bằng Đông y theo các bài thuốc hay từ Y học cổ truyền là một trong những…

Dorogyne là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Giá Bán, Lưu Ý Khi Sử Dụng

Dorogyne là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng răng miệng cấp…

Đau răng khôn Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?

Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào…

Đau răng bấm huyệt nào? Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?

Chữa đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp cổ truyền theo Đông y. Các động tác ấn, bấm với…

Đau sau khi nhổ răng là tình trạng thường gặp, hay kéo dài từ 3 - 5 ngày 7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Dễ Mà Hiệu Quả Nhanh

Đau nhức sau khi nhổ răng là tình trạng mà hầu như ai nhổ răng cũng gặp phải, thường kéo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua