10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu – Mẹo Hay Nhất

Chườm lạnh, ngậm nước muối, dùng gừng, nha đam, vệ sinh răng miệng đúng cách,… là những cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu. Tình trạng đau răng ở phụ nữ mang thai có thể được cải thiện thông qua các mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần can thiệp các biện pháp y tế để kiểm soát bệnh lý. 

Hướng dẫn 10 cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu 

Đau răng là thường là biểu hiện của nhiều vấn đề về răng miệng. Tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện đau nhức một hoặc nhiều răng trên cung hàm, ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Đau răng ở phụ nữ mang thai thường xảy ra do rối loạn nội tiết tố nữ.

Đau răng khi mang thai
Các mẹo chữa đau răng cho mẹ bầu giúp cải thiện tình trạng đau nhức và cái biểu hiện đi kèm

Ngoài ra, mẹ bầu bị đau răng còn có thể xảy ra do một số yếu tố thuận lợi như thiếu hụt dưỡng chất, vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống, duy trì một số thói quen xấu,… Biểu hiện đau răng không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các chuyên gia đầu ngành nhận định, phụ nữ mang thai bị đau răng dễ gặp phải biến chứng thai kỳ như trẻ nhẹ cân, sinh non và tăng nguy cơ gặp các vấn đề nha khoa hơn so với những trẻ những khác. 

Trường hợp bà bầu bị đau răng do những nguyên nhân thông thường, có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để cải thiện. Cụ thể: 

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là một trong những cách làm giảm đau răng khi mang thai cũng như làm giảm nguy cơ gặp các bệnh nha khoa khác. Bởi tình trạng đau răng có thể xảy ra do thức ăn thừa giắt kẽ răng, việc chải răng thông thường không thể làm sạch hoàn toàn.

Vì vậy, trong quá trình vệ sinh răng miệng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm để giúp làm sạch các răng khuất và giảm tổn thương mô nướu. Mỗi ngày đánh răng 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút và sau khi ngủ dậy.
  • Thay bàn chải định kỳ 2 – 3/ lần hoặc ngay khi thấy lông bàn chải sờn
  • Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa, hạn chế hình thành mảng bám trên răng và gây ra nhiều vấn đề nha khoa khác. Nếu gặp khó khăn trong việc dùng chỉ tơ nha khoa, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng miệng.
  • Bên cạnh chải răng, cần làm sạch bề mặt lưỡi 2 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng. 
  • Sau khi chải răng, nên dùng nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối pha loãng để giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

2. Ngậm nước muối ấm giảm đau răng ở mẹ bầu 

Như đã đề cập, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau răng ở mẹ bầu ở là do rối loạn nội tiết tố. Khi hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài môi trường.

Súc miệng với nước muối
Để làm dịu tình trạng đau nhức răng và các biểu hiện đi kèm, mẹ bầu có thể ngậm và súc miệng với nước muối ấm

Theo đó, mô nướu, răng có thể bị kích thích trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng và dẫn đến đau nhức ê buốt hoặc thậm chí là lung lay răng. Nếu đau răng xảy ra do nguyên nhân này thì thường có xu hướng thuyên giảm sau khi sinh, do lúc này nội tiết tố đã dần ổn định.

Để làm dịu tình trạng đau nhức răng và các biểu hiện đi kèm, mẹ bầu có thể ngậm và súc miệng với nước muối ấm. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm dịu mô nướu bị tổn thương và giảm đau răng hiệu quả. Mẹo chữa này được đánh giá có độ an toàn cao, có thể áp dụng thường xuyên cho mẹ bầu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe,

Việc ngậm và súc miệng với nước muối thường xuyên còn giúp phòng ngừa các vấn đề răng miệng khác trong thai kỳ. Sau khi chải răng, bạn ngậm một ít nước muối pha loãng trong vòng 1 phút rồi nhổ bỏ. Thực hiện từ 2 – 3 lần trong ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp 

Thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, cụ thể là canxi và vitamin D là một trong yếu tố làm tăng nguy cơ đau răng và gặp các vấn đề về răng miệng, nhất là ở phụ nữ mang thai. Bởi trong thai kỳ, cơ thể người bệnh cần bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu chỉ duy trì chế độ ăn như trước đó có thể khiến cơ thể suy nhược, thai nhi chậm phát triển và có thể suy dinh dưỡng. 

Canxi và vitamin D là các thành phần giúp củng cố, tăng cường sức khỏe răng miệng, đồng thời hỗ trợ hoạt động tái khoáng men răng. Trường hợp thiếu hụt những thành phần có thể khiến răng suy yếu, dễ bị tổn thương, lung lay, ê buốt và đau nhức trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin D, canxi làm tăng nguy cơ loãng xương sau sinh. 

Để làm giảm tình trạng đau răng và các biểu hiện đi kèm, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D và canxi thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như hải sản, rau củ quả, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Trong một số trường hợp cần thiết, có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn một số viên uống bổ sung phù hợp.

4. Chườm mát giảm đau răng

Trường hợp mẹ bầu bị đau răng do chấn thương hoặc sưng mô nướu có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện cơn đau nhức. Nhờ vào nhiệt độ lạnh nên có khả năng làm co mạch máu, hạn chế máu lưu thông đến răng bị đau nhức, từ đó cải thiện đau răng và các biểu hiện đi kèm.

Chườm lạnh - Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Chườm lạnh là một trong những cách giúp giảm đau răng tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng

Mẹo chữa này khá đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng khi cơn đau bùng phát vì chườm lạnh giúp giảm đau nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Do đó, nếu đau răng do chấn thương, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

Hướng dẫn chườm lạnh giảm đau nhức răng ở mẹ bầu:

  • Sử dụng miếng gạc lạnh, gel đông lạnh hoặc cho vài viên nước đá vào túi vải sạch và chườm lên má 
  • Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút
  • Áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả tốt nhất

5. Chữa đau răng bằng lá ổi

Trường hợp mẹ bầu bị đau răng do sâu răng có thể áp dụng các mẹo chữa từ lá ổi để cải thiện một số triệu chứng. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong lá ổi có chứa hợp chất astringents có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu mô nướu sưng viêm và giảm đau nhức răng hiệu quả.

Mẹ bầu có thể cải thiện cơn đau răng bằng một số mẹo chữa từ lá ổi như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị vài búp ổi non, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo. Sau đó đem dược liệu đi giã nát rồi đắp vào khu vực cần điều trị sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch. Hoặc bạn cũng có thể nhai lá ổi trực tiếp rồi dùng lưỡi đẩy phần bã đến răng bị đau và để khoảng vài phút để giảm đau nhức.
  • Cách 2: Lá ổi tươi sau khi rửa sạch thì đem giã nát với một ít muối rồi vắt lấy nước cốt. Sau khi chải răng sạch thì dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi thoa lên vùng răng bị đau nhức. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt kết quả tốt nhất.
  • Cách 3: Ngoài các mẹo trên, bạn có thể dùng lá ổi nấu nước rồi dùng nước lá ổi súc miệng sau mỗi lần đánh răng để làm giảm tình trạng đau nhức răng do sâu răng gây ra.

6. Sử dụng nha đam – Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

Dùng nha đam là một trong những cách chữa đau răng cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có tính mát, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt và làm dịu các mô bị tổn thương.

Dùng nha đam - Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Dùng nha đam là một trong những cách chữa đau răng cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, nha đam có chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, kháng khuẩn hiệu quả. Việc tận dụng nha đam có thể làm dịu mô nướu sưng viêm, đau nhức răng do sâu răng gây ra và một số nguyên nhân khác.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, sau khi gọt vỏ xanh thì cắt bỏ phần màu vàng rồi mang đi rửa sạch. Cắt phần thịt nha đam thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước nha đam ngậm khoảng 1 phút rồi nhổ bỏ. Chỉ thực hiện cách này sau khi đã chải răng và nên súc miệng lại bằng nước sạch sau khi ngậm nước nha đam.
  • Cách 2: Nha đam sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cạo lấy phần gel. Sau khi chải răng sạch thì dùng gel nha đam thoa lên vùng răng, mô nướu bị đau nhức. Lưu lại khoảng vài phút thì súc miệng với nước sạch.

7. Lá bạc hà – Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

Với hàm lượng menthol dồi dào, lá bạc hà mang lại hiệu quả tốt trong chữa đau răng ở phụ nữ mang thai. Theo đó, thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, cải thiện tình trạng đau nhức và làm dịu các mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn mang lại cảm giác the mát, mùi thơm dễ chịu khi sử dụng. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Đun sôi một ít nước lọc rồi cho lá bạc hà vào đun thêm vài phút rồi tắt bếp
  • Dùng nước này ngậm và súc miệng sau khi đánh răng để làm giảm đau răng 
  • Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất

8. Súc miệng với tinh dầu đinh hương 

Tinh dầu đinh hương thường được dùng trong điều trị các các vấn đề nha khoa như hôi miệng, đau răng do sâu răng, viêm nướu răng,… Các nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, tinh dầu này có chứa hàm lượng Eugenol dồi dào giúp kháng khuẩn, gây tê, giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Tinh dầu đinh hương - Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu
Tinh dầu đinh hương là một trong những vị thuốc được dùng để chữa đau răng và nhiều vấn đề nha khoa khác

Bên cạnh đó, nhờ vào mùi thơm từ tinh dầu đinh hương còn mang lại hiệu quả trong việc hạn chế hơi thở có mùi do các vấn đề răng miệng gây ra. Tuy nhiên, tránh dùng tinh dầu trực tiếp, thay vào đó bạn nên pha với nước ấm để làm loãng nồng độ Eugenol, hạn chế dị ứng, kích ứng mô nướu. 

Để chữa đau răng ở mẹ bầu, cần pha 1/2 muỗng cà phê tinh dầu đinh hương pha với 100ml nước ấm. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch thì dùng nước này ngậm trong vòng 30 giây, súc miệng rồi nhổ bỏ. Mỗi ngày áp dụng 2 lần để giảm đau nhức răng.

9. Giảm đau răng ở mẹ bầu bằng gừng 

Gừng không chỉ là gia vị dùng trong nhiều món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh. Dùng gừng chữa đau răng là mẹo được đánh giá có độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Các thành phần hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. 

Bên cạnh giảm đau răng ở mẹ bầu, mẹo chữa từ gừng còn mang lại hiệu quả trong làm giảm hôi miệng, sâu răng, chảy máu chân răng,… Việc áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn hạn chế các vấn đề về răng miệng và giúp hơi thở thơm mát.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ
  • Cho dược liệu vào cối rồi giã nát 
  • Sau khi vệ sinh răng miệng thì dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị đau nhức
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để làm giảm đau nhức răng.

10. Sử dụng thuốc giảm đau răng 

Trường hợp đau răng không cải thiện sau khi thực hiện các mẹo chữa tại nhà. Lúc này, mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn một số loại thuốc có tác dụng giảm đau. Việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát cơn đau và một số biểu hiện đi kèm nhanh chóng. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, để khắc phục triệu chứng này hoàn toàn, cần xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách. 

Paracetamol
Paracetamol có thể được chỉ định để làm giảm tình trạng đau nhức răng ở phụ nữ mang thai

Dưới đây là một số loại thuốc cải thiện tình trạng đau răng không kê toa được dùng cho mẹ bầu:

  • Paracetamol
  • Thuốc giảm đau dạng bôi 

Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi chữa đau răng cho mẹ bầu 

Tình trạng đau răng ở mẹ bầu thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, biểu hiện này có thể cải thiện thông qua các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, trước và trong quá trình áp dụng các mẹo chữa này, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đau răng ở mẹ bầu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc áp dụng các mẹo chữa tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Chỉ sử dụng thuốc và can thiệp các phương pháp y tế chữa đau răng khi đã thăm khám. Bên cạnh đó, cần dùng thuốc theo đúng liệu trình để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ.
  • Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây đau răng ở phụ nữ mang thai. Do đó, bên cạnh thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc răng miệng và áp dụng các mẹo chữa tại nhà, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi những thói quen xấu và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để kiểm soát tốt triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các rủi ro. 
  • Mẹ bầu cần hạn chế các món ăn có kết cấu cứng, dai, khó nhai, nghiền và kiêng bia rượu, các thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas,…
  • Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng trong quá trình thực hiện các biện pháp chữa đau răng tại nhà có thể gây ra một số biểu hiện bất thường. Lúc này, mẹ cần ngưng thực hiện và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
  • Mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề nha khoa bất thường và kiểm soát nhanh chóng. Tránh phát sinh các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bài viết đã tổng hợp các cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu và một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau răng khôn Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?
Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào tránh được. Bởi mọc răng khôn là một trong những…
Người bị đau răng có thể ăn được thịt bò nhưng cần sử dụng đúng cách Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Chia Sẻ Từ Chuyên Gia

Thịt bò rất phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, nằm trong top 10…

Đau răng khi mang thai 10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu – Mẹo Hay Nhất

Chườm lạnh, ngậm nước muối, dùng gừng, nha đam, vệ sinh răng miệng đúng cách,... là những cách giảm đau…

Đau sau khi nhổ răng là tình trạng thường gặp, hay kéo dài từ 3 - 5 ngày 7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Dễ Mà Hiệu Quả Nhanh

Đau nhức sau khi nhổ răng là tình trạng mà hầu như ai nhổ răng cũng gặp phải, thường kéo…

Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Các Mẹo Hay Nhất

Lá trầu không là cây thuốc quý, đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

các cách giảm đau răng tại nhà 10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà là biện pháp "cứu cánh" dành cho những ai đang chịu…

Bình luận (1)

  1. Hoàng anh
    Hoàng anh says: Trả lời

    Bà bầu đau răng uống thuốc đc ko

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua