Thoát vị đĩa đệm

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cột sống phổ biến, xảy ra ở hơn 30% dân số Việt Nam. Bệnh có mối liên hệ mật thiết đến lão hóa và di truyền. Đĩa đệm cột sống tổn thương kéo dài gây đau lưng kéo dài, có thể gây biến chứng nếu không can thiệp điều trị, nặng nhất là tàn phế vĩnh viễn. 

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một trong những bộ phận quan trọng của cột sống. Nằm giữa các đốt sống, có nhiệm vụ như một lớp nệm lót giúp giảm ma sát, giảm xóc và bảo vệ cột sống khỏi các tác động ngoại lực trong quá trình vận động. Theo cấu trúc giải phẫu, đĩa đệm có cấu tạo từ 2 phần: lớp bao xơ (là các sợi hình khuyên, dai) và nhân nhầy bên trong (dạng gel mềm, sền sệt).

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh là Herniated Disc) là hiện tượng đĩa đệm cột sống có xu hướng lệch hoặc trượt khỏi vị trí ban đầu, lớp màng bao xơ của đĩa đệm bị rách, khối nhân nhầy thoát ra chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức cột sống, rối loạn cảm giác cục bộ.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tại một thời điểm, tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân

Lão hóa: Đến độ tuổi nhất định, mọi cơ quan trong cơ thể đều bị thoái hóa và suy giảm chức năng. Và đĩa đệm cột sống cũng không ngoại lệ. Khi bị lão hóa, đĩa đệm khô lại do mất nước, kém linh hoạt, dễ tổn thương dù bị tác động nhẹ.

Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nghề nghiệp, chấn thương khi chơi thể thao, vận động sai tư thế quá mức, đột ngột... cũng khiến đĩa đệm cột sống đĩa đệm bị tổn thương thoát vị.

Yếu tố nguy cơ:

Yếu tố di truyền, tuổi tác, thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá, tính chất nghề nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học, lạm dụng thuốc giảm đau chứa steroid.

=>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi ngày càng tăng – Vì sao?

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên

Phân loại và triệu chứng bệnh

Dựa theo từng vị trí đĩa đệm, bệnh được như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ;
  • Thoát vị đĩa đệm cổ - ngực;
  • Thoát vị đĩa đệm ngực;
  • Thoát vị đĩa đệm lưng - ngực;
  • Thoạt vị đĩa đệm lưng;

Dựa theo vị trí trước sau, bệnh được chia như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm ra sau;
  • Thoát vị đĩa đệm ra trước;
  • Thoát vị đĩa đệm thân đốt sống (Tên khoa học là thoát vị đĩa đệm nội xốp);

Dựa theo vị trí chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh, bệnh được chia như sau:

  • Thoát vị thể trung tâm: là tình trạng khối nhân nhầy thoát vị chèn ép trực tiếp lên tủy sống;
  • Thoát vị thể cạnh trung tâm: khối nhân nhầy thoát vị chèn lên hệ thống rễ dây thần kinh và cả tủy sống;
  • Thoát vị thể trái - phải: khối nhân nhầy chèn ép lên các rễ dây thần kinh bên phải hoặc trái; 
Thoát vị đĩa đệm cố
Thoát vị đĩa đệm lưng
Thoát vị đĩa đệm ngực

Tùy vào vị trí thoát vị, giai đoạn bệnh mà mỗi người bệnh sẽ có mức độ đau nặng - nhẹ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc thoát vị đĩa đệm.

Đau nhức âm ỉ kéo dài, đau nhiều hơn khi hắt hơi, ho hoặc cử động mạnh
Cơn đau tập trung ở cổ, vai gáy, cánh tay, lưng, mông, đùi, bắp chân, bàn chân...
Rối loạn cảm giác tê bì tay chân, ngứa ran, bỏng rát tại các chi, nhất là ngón tay
Yếu cơ, yếu chi, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, nâng đỡ đồ vật, lao động

Tiến triển và chẩn đoán bệnh

Tiến triển của thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng:

  • Giai đoạn phình đĩa đệm (Disc protrusion): là giai đoạn bệnh vừa khởi phát, triệu chứng còn mơ hồ, chưa rõ ràng. Lớp màng bao xơ chưa rách, nhân nhầy chưa thoát vị.
  • Giai đoạn lồi đĩa đệm (Prolapsed Disc): Lớp màng bao xơ có tổn thương, bắt đầu suy yếu nhưng nhân nhầy chưa thoát vị.
  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm chính thức (Disc extrusion): Lớp bao xơ bị rách, khối nhân nhầy tràn ra ngoài và đè chèn lên các rễ dây thần kinh. Trong giai đoạn này, các biểu hiện bệnh thể hiện rõ ràng, đau nhức dữ dội, tê bì, ngứa ran.
  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời (Sequestered Disc): Các khối thoát vị tích tụ quá nhiều, dần tách ra thành từng mảng rời, rơi vào ống tủy gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm tiến triển qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng

Chẩn đoán

Khi gặp các triệu chứng sau, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay: Tần suất và mức độ đau nhức ngày càng tăng nặng; Són tiểu, bí tiểu và đại tiện không tự chủ do rối loạn chức năng ruột & bàng quang; Mất cảm giác tại chỗ ở những vùng "yên ngựa" (Saddle anesthesia) như quanh hậu môn trực tràng, bắp đùi trong, phía sau chân;

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thông qua các triệu chứng lâm sàng, các bài test khả năng cử động, phạm vi chuyển động và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT scan... cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Sapotar 1980, người bị thoát vị đĩa đệm khi có từ 4/6 triệu chứng dưới đây:

Có đủ các yếu tố chấn thương cột sống;

Đau nhức cục bộ, lan sang các vị trí khác, điển hình là đau dây thần kinh tọa;

Lệch vẹo cột sống cổ, thắt lưng;

Đường cong sinh lý cột sống có xu hướng cong vẹo;

Nghiệm pháp Lasègue (+);

Dấu hiệu chuông bấm (+);

Tham khảo thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Biến chứng và tiên lượng thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp người bệnh mất đi khả năng vận động khi chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

Tiên lượng thoát vị đĩa đệm cao hay thấp tùy theo thời điểm phát hiện và điều trị bệnh. Có trên 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, phục hồi khả năng vận động khi kết hợp vật lý trị liệu. Để có phác đồ điều trị chính xác, tốt nhất hãy thăm khám chuyên khoa sớm.

Hầu hết các trường hợp sau khi được điều trị và phục hồi ổn định, bệnh nhân sẽ mất khoảng 3 - 6 tháng mới trở lại đời sống sinh hoạt bình thường.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm là bảo tồn chức năng đĩa đệm cột sống, kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tiến triển và phòng ngừa biến chứng.

1. Điều trị nội khoa

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Nằm nghỉ ngơi tại giường đúng tư thế trong đợt bùng phát cấp làm giảm tổn thương, thu nhỏ khối thoát vị

# Chế độ vận động

  • Trong giai đoạn cấp, bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ;
  • Nằm trong tư thế ngửa trên tấm ván cứng có lót nệm bên dưới vị trí khoeo chân để khớp háng và khớp gối co lại tự nhiên, nhằm giảm áp lực lên nội đĩa đệm;
  • Sau vài phút nằm, thay đổi tư thế khác sao cho đỡ đau và bệnh nhân thoải mái nhất;
  • Áp dụng chế độ này liên tục trong 5 - 7 ngày. Vài trường hợp đau nặng có thể kéo dài hơn 2 tuần để tránh khiến cột sống đĩa đệm tổn thương nặng hơn;

# Về điều chỉnh tâm lý

  • Bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kỹ càng việc tại sao phải nằm nghỉ ngơi một chỗ tại giường để tạo sự an tâm và tuân thủ thực hiện;
  • Vì trong đợt cấp, chỉ có ngưng tất cả các áp lực lên đĩa đệm mới giúp giảm kích thước thoát vị, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi vị trí và chức năng đĩa đệm trở lại bình thường.

# Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau acetaminophen;
  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc chứa corticosteroid;
  • Thuốc chống đau thần kinh;
  • Thuốc giãn cơ;
  • ...

Tuân thủ liều dùng và cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, loãng xương, suy giảm chức năng gan thận...

2. Vật lý trị liệu

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng các phương pháp vật lý trị liệu gồm:

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bài tập vật lý trị liệu giảm đau cột sống do thoát vị đĩa đệm

  • Sóng siêu âm
  • Tia hồng ngoại
  • Điện xung
  • Điện phân
  • Đắp paraphin
  • Các bài tập vật lý trị liệu phù hợp từ tuần thứ 3, thứ 3

Ngoài ra, trên cơ sở bất động khi nghỉ ngơi, kết hợp áp dụng các phương pháp nội khoa khác như:

  • Chườm nóng
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Kéo giãn cột sống
  • Châm cứu

3. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định thực hiện cho các trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa sau 5 - 8 tuần nhưng thất bại;
  • Bùng phát chèn ép hệ thần kinh cấp tính;
  • Thoát vị đĩa đệm gây gây đau nhức nghiêm trọng, có biến chứng teo cơ, bại liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa;

Hiện nay, y học ghi nhận các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến như:

  • Mổ hở
  • Mổ nội soi
  • Phẫu thuật phá hủy nhân nhầy bằng men chympapain
  • ...

Giải đáp chi tiết: Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Phòng ngừa

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát hoặc bảo vệ cấu trúc, chức năng cột sống ngay từ khi còn trẻ, bạn cần chú ý:

Tập luyện thể dục thể thao điều độ hàng ngày, tập vừa sức với những bộ môn phù hợp như đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, thái cực quyền... Thói quen này giúp duy trì sự ổn định, giảm tổn thương cột sống khi bị tác động ngoại lực.

Vận động đúng tư thế, giữ lưng thẳng khi ngồi, khom người mang vác đồ vật, không lắc cổ, xoay lưng đột ngột, không ngồi quá nhiều, đứng quá lâu...

Duy trì cân năng phù hợp, ngăn ngừa thừa cân béo phì, giảm áp lực lớn lên cột sống.

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất, bổ sung canxi, protein, acid béo omega-3, chất xơ... Kiêng chất kích thích, thức ăn dầu mỡ, đạm, purine, fructose...

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mệt mỏi, tạo điều kiện cho cột sống thư giãn, phục hồi.

Nói không với hút thuốc lá để duy trì sức khỏe xương khớp và sức khỏe toàn diện.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

Gợi ý các câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ để hiểu rõ tình trạng và cách chữa trị thoát vị đĩa đệm.

1. Tôi mắc bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

2. Những triệu chứng tôi gặp phải có phải xuất phát từ 1 bệnh hay không?

3. Với tình trạng bệnh hiện tại phải thực hiện xét nghiệm nào?

4. Bệnh thoát vị đĩa đệm của tôi phải điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

5. Việc điều trị mất bao lâu? Chi phí bao nhiêu?

6. Những lợi ích và rủi ro về từng phương pháp điều trị được chỉ định là gì?

7. Làm thế nào tôi biết được thuốc đang phát huy tác dụng hay gây tác dụng phụ?

8. Sẽ ra sao nếu tôi không tiếp nhận điều trị?

9. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm tôi nên tránh làm gì?

10. Tiên lượng ngắn hạn và dài hạn về tình trạng bệnh của tôi?

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần chăm sóc cột sống tích cực, từ bỏ những thói quen xấu. Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện các bất thường, bảo tồn khả năng vận động.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (113)

  1. trần văn tài
    trần văn tài says: Trả lời

    tôi năm nay 62 tuổi bị thoát vị đỉa đệm lưng và cổ (chụp mri), đả điều trị kéo giản cột sống, tập vật lý trị liệu và tập con lăn doctor 100, nhưng vẩn không hết hẳng, nay còn đau ở thắt lưng quần. Qua xem bài của Đơn vị, nhờ Đơn vị tư vấn coi nên uống thuốc gì và uống bao nhiêu thang, với số tiền là bao nhiêu, để có khả năng chuẩn bị tiền.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào anh! Như anh kể thì anh đang chữa một vế là kéo giãn cột sống để đẩy phần thoát vị vào vị trí ban đầu, như do đĩa đệm bị thoái hóa mất nước, mất tính đàn hồi nên khi đẩy vào xong nó lại thoát ra vì bậy bệnh của anh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Anh phải kết hợp với vế còn lại là uống thuốc điều trị bên trong, đó là điều trị thoái hóa đĩa đệm, tăng cường dưỡng chất đến nuôi phần đĩa đệm bị thoái hóa, thoát vị, sinh ra dịch khớp bôi trơn, làm mền và tăng tính kết dính, tính đàn hồi của đĩa đệm bị thoái hóa có như vậy anh mới khỏi bệnh được. Chi phí thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của anh, anh điện trực tiếp cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chúc anh sức khỏe!

    2. Đặng Ngọc
      Đặng Ngọc says:

      Chào bác sĩ. Cháu năm nay 23 tuổi. Câch đây hơn một năm cháu thấy đau vùng cột sống thắt lưng đặc biệt khi hắt hơi hay đi xe bị sóc. Cháu có đi chiếu chụp ở nhiều nơi. Ngoài chụp mri phát hiện thoát vị đĩa đệm. Kết quả như sau ạ . Đĩa đệm l5-s 1 giảm chiều cao và tín hiệu trên tw2 dạg thoái hóa. Thoát vị đĩa đệm l5-s1 ra sau lệch trái. Gây hẹp ống sống ngang mức (dsk trước sau 8.5mm) , hẹp lỗ tiếp hợp và chèn ép rễ thần kinh tương ưng. Cháu còn dk chẩn đoán có một nang xương ở đầu gối. Cháu đã dk mổ và làm sinh thiết xác định là nang xương lành tính. Cháu mổ ngày 21/04/2016. Cháu ko.biết nhuyên nhân do đâu cháu bị thoát vị nhưng trước giờ cháu ko tập môn thê thao nào.cũng it tập thẻ dục. Mà cháu nhớ hồi.đó có tham gia vào một trận bóng của lớp và có va chạm, hơn nữa thời điểm đó có.lẽ do nang xương ở đầu gối đã hình thành vì cháu có cảm giác chân trái đi không đươc thẳng. Cháu vừa dứt đợt đ trị ở bệnh viện E Hà Nội và dk kê một đơn thuốc tây. Cháu nhờ bác sĩ tư vấn cháu có nên uống chỗ thuốc đôa và tình trạng bệnh của cháu liêu.đã quá nặng hay chưa. Cháu xin cảm ơn ạ

    3. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn! Với tình trạng như bạn kể thì tình trạng bệnh của bạn cũng đã tương đối nặng với tầm tuổi như bạn, việc bạn hỏi có nên uống theo đơn thuốc tây y nữa không, xin trả lời bạn như sau, với đơn thuốc Tây y kê cho bạn chắc chắn thành phần sẽ là giảm đau kháng viêm và có thể kèm theo là thuốc giãn mạch và thuốc bổ thần kinh. Nếu như bạn không còn đau quá nhiều thì bạn nên dừng thuốc, vì bạn có uống hết đơn thuốc đó thì có chăng bệnh chỉ giảm triệu chứng đau mà thôi, khi hết thuốc bệnh sẽ đau trở lại. Bạn còn đang rất trẻ, bạn nên chuyển hướng điều trị theo phương pháp Đông ty là tốt nhất, kết hợp giữa uống thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đêm bên trong đi vào bổ can thận, điều trị đĩa đệm L5/S1 bị thoái hoá, kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt tác động cột sống để đẩy phần thoát vị dần về vị trí ban đầu. Bạn có thể sắp xếp đến các cơ sở đông y uy tín để điều trị bạn nhé, chúc bạn mau khỏi bệnh.

    4. Nguyễn Thuỳ Trang
      Nguyễn Thuỳ Trang says:

      Bạn Đặng Ngọc ơi, bạn có chữa bệnh ở trung tâm không vậy bạn, hiệu quả có tốt không, mình muốn tìm hiểu để đưa mẹ mình đến đây chữa, mẹ mình bị nặng lắm rồi, giờ chân đã tê bì đi lại rất khó khăn, cảm ơn bạn.

    5. Nguyễn Văn Ba
      Nguyễn Văn Ba says:

      Bạn tham khảo bài biết này nhé, tìm hiểu bài thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn này trên mạng mình tình cờ đọc được bài viết trên báo đời sống pháp luật, thấy cũng yên tâm mua thuốc điều trị thoái hoá đốt sống cổ. Mình thấy mẹ bạn đã nặng như vậy tốt nhất nên đưa mẹ đến trực tiếp mà khám bạn à, bài viết trên báo pháp luật đời sống đây bạn nhé

  2. Nguyễn Viết Quang
    Nguyễn Viết Quang says: Trả lời

    tôi bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phát hiện năm 2007, uống nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng nhưng bệnh không khỏi và có khả năng bệnh còn phát triển vì vậy cho tôi hỏi :
    Bệnh của tôi có thể chữa khỏi không và chi phí hết bao nhiêu để biết và chuẩn bị tiền nong ra Hà Nội chữa bệnh.
    Rất mong sự hồi âm của đơn vị, xin cảm ơn

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn! Với thời gian bị bệnh lâu như của bạn có thể bệnh đã nặng, và bệnh đã nhờn thuốc và mãn tính rồi. Bệnh của bạn như vậy rất khó chữa khỏi hoàn toàn, nếu điều trị kiên trì kết hợp với vật lý trị liệu kéo giãn cột sống có thể khắc phục cho bạn khoảng 60-70% tình trạng bệnh. Bạn hãy điện vào số 04 7109 7799 – 0983 684 155 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp, chúc bạn sức khỏe!

  3. anh duc
    anh duc says: Trả lời

    Chào bác sĩ! Em 25 tuổi em bị đau phần thắt lưng cách đây hơn 5 tháng, em vừ đi chụp Mri mới biết bị thoát vị L5/S1 5mm…chèn ép bao màng cứng và rề s1 trái, thoái hóa cột sống thắt lưng..em xin hỏi bệnh em đã nặng chưa…có chữa được không..em xin cám ơn.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào Đức! Với độ tuổi của em mà vị thoát vị đĩa đệm L5/S1 5mm như vậy là bệnh đã nặng rồi em nhé, nghe em nói em bị cả thoái hóa cột sống thắt lưng nữa, nếu em có thêm một số biểu hiện: sợ gió sợ lạnh, chân tay hay bị lạnh vào mùa đông, hay ra mồ hôi chân tay, đặc biệt là các khớp xương của em bị khô và có tiếng kêu ở trong khớp khi vận động, kèm theo cứng khớp vào buổi sáng thì em bị viêm đa khớp dạng thấp. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm ở độ tuổi rất sớm. Bệnh này cần điều trị càng sớm càng tốt, tình trạng bệnh của em vẫn có thể điều trị được, tuy nhiên do bệnh nặng nên thời gian điều trị phải kiên trì, kết hợp giữa uống thuốc và vật lý trị liệu dần bệnh của em sẽ được khắc phục. Em hãy đi chữa trị sớm, chúc em mau khỏi bệnh!

  4. Trịnh Đức Hiền
    Trịnh Đức Hiền says: Trả lời

    Tôi 43 tuổi, bị đau lưng, chup MRI bác sỹ kết luận thoái hóa thoát vị đĩa đệm L5/S1 thể Đơn vị gây hẹp cột trước tủy và chèn ép rễ thần kinh ngang mức; thoái hóa gai xương L1.2.5. Tôi thấy mỏi vùng thắt lưng, tê 2 bàn chân. Xin hỏi bác sỹ bênh tôi đã nặng chưa, có thể chữa khỏi dứt điểm được không, hình thức, phương pháp và thời gian điều trị ntn. Kính xin bs tư vấn giúp tôi. xin trân trọng cám ơn

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào anh! Với tình trạng bệnh như anh kể cho thấy bệnh của anh đã tương đối nặng. Để có thể chữa khỏi hoàn toàn cho anh rất khó, tuy nhiên nếu anh kiên trì điều trị và tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của Đơn vị thì có thể khôi phục khoảng 60-80% tình trạng bệnh, và ngăn không cho nó biến chứng thêm. Phương pháp điều trị tốt nhất cho anh bây giờ uống thuốc điều trị bên trong và kết hợp với vật lý trị liệu kéo giãn cột sống, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4-5 tháng. Anh có thể điện trực tiếp cho bác sĩ để được tư vấn trực tiếp, chúc anh mau khỏi bệnh!

  5. Dương Quốc Việt
    Dương Quốc Việt says: Trả lời

    Em năm nay 21 tuổi bị phồng và thoái hóa đốt sống lưng L5-S1. Vậy cho em hỏi với tình trạng bệnh của em thì có thể chữa khỏi không ạ. Em xin cảm ơn

    1. tien dung
      tien dung says:

      e giong a qua. a moi 25t cung bi thoat vi l5s1 chen day than kinh toa. mong bac si giai dap cau hoi nhu tren

    2. Thuốc dân tộc says:

      Chào Quốc Việt! Xin đính chính lại, em bị phồng lồi và thoái hóa đĩa đệm L5/S1 chứ không phải thoái hóa đốt sống L5/S1 như em nói. Với tình trạng bệnh của em như vậy chỉ cần kiên trì uống thuốc và tập đu xà đơn (chỉ đu thôi không kéo nhé) thì có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh em nhé, thời gian điều trị khoảng 3-4 tháng. Em còn rất trẻ nên điều trị càng sớm càng tốt nhé để bệnh không tiến triển nặng hơn.

      – Còn trường hợp của Tiến Dũng thì bệnh đã nặng hơn, đã bị thoát vị, riêng em thì phải uống thuốc kết hợp với vật lý trị liệu thì hiệu quả điều trị mới cao được. Hoặc khi uống thuốc em cần kết hợp với tập các bài tập kéo dãn cột sống, đu xà để bệnh mau khỏi. Chúc hai em mau khỏi bệnh!

       

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua