Bệnh viêm khớp

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm khớp là tình trạng viêm tại một hoặc nhiều khớp cùng lúc kèm theo sưng đau, cứng khớp. Bệnh có thể xuất hiện với bất kỳ ai, phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Nếu không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa khả năng cử động. 

Tổng quan

Trung bình cứ 5 người sẽ có 1 người bị viêm khớp (tên khoa học là Arthritis). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chung những rối loạn về cấu trúc, chức năng và hoạt động của khớp. Hiện nay, có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau về cơ chế, nguyên nhân và cách chữa trị.  Trong đó, có 2 thể phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA - Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthiritis).

Sự phát triển của xã hội hiện đại cộng với sự già hóa dân số khiến bệnh viêm khớp ngày càng có tỷ lệ mắc cao, không chỉ người già (trên 65 tuổi) mà người trẻ tuổi (từ 18 - 35) cũng rất dễ mắc bệnh.

Bệnh viêm khớp

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Mỗi dạng bệnh viêm khớp có liên quan đến nguyên nhân và yếu tố gây bệnh khác nhau.

Nguyên nhân tại khớp: Thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn; Viêm sụn, xương dưới sụn; Chấn thương khớp; Nhiễm khuẩn khớp

Nguyên nhân ngoài khớp: Tai nạn, chấn thương mạnh; Di truyền; Rối loạn chuyển hóa; Rối loạn chức năng miễn dịch

Yếu tố nguy cơ: Tuổi tác cao; Lão hóa; Giới tính; Thừa cân béo phì; Nghiện rượu bia, thuốc lá; Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh; Thói quen vận động; Tính chất công việc, sinh hoạt...

=>Xem thêm: Viêm khớp liên cầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp có liên quan mật thiết đến yếu tố lão hóa, tuổi tác cao

Phân loại

Dựa vào đặc điểm vị trí, nguyên nhân và mức độ, bệnh viêm khớp được chia thành nhiều loại. Phổ biến nhất là:

  • Viêm xương khớp: Là kết quả của quá trình thoái hóa sụn, xương dưới sụn gây đau nhức, thậm chí tàn phế nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, gây suy giảm chức năng khớp, ngoài ra còn tác động đến tim, phổi, mắt, hệ thống mạch máu...
  • Viêm cột sống dính khớp: Là tình trạng vài vị trí xương cột sống bị dính chồng lên nhau hoặc hợp nhất làm một. Khiến cột sống mất sự linh hoạt và hoạt động khó khăn.
  • Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp là biến chứng của bệnh vảy nến. Đặc trưng với các tổn thương trên da, đỏ hồng, bong tróc vảy trắng kèm theo đau nhức, cứng khớp tay, chân.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Sự tấn công và xâm nhập của virus, vi khuẩn vào xương khớp được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn. Bệnh lý này diễn tiến khá nhanh, phá hủy sụn và xương dưới sụn, nguy cơ tàn phế cao.
  • Viêm khớp háng: Biểu hiện với triệu chứng sưng viêm, đau nhức tại khớp háng, gây cử động khó khăn. Viêm khớp háng thường xảy ra ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh.
  • Bệnh gout: Là dạng viêm khớp khởi phát do rối loạn chuyển hóa. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng đau nhức đột ngột, kèm theo sưng viêm, nóng đỏ, đau nhức, cử động khó khăn.
  • Viêm khớp phản ứng: Bệnh xảy ra do ảnh hưởng từ quá trình viêm nhiễm bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như đường tiết niệu, ruột, bộ phận sinh dục...
  • Viêm khớp ngón tay cái: Phát bệnh do quá trình lão hóa, gây sưng viêm, đau nhức khớp dữ dội. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật điều chỉnh khớp.
  • Viêm khớp tự phát thiếu niên: Là bệnh viêm khớp xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi, đe dọa khả năng vận động của trẻ. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp có hơn 100 loại, khác nhau về vị trí, cơ chế gây bệnh, nguyên nhân và đặc điểm triệu chứng

Triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh nhân viêm khớp được biểu hiện thông qua các triệu chứng gồm:

  • Đau nhức, cứng khớp
  • Sưng khớp
  • Cử động khó khăn
  • Khớp bị biến dạng, phát ra âm thanh khi cử động
  • Vùng da quanh khớp bị viêm sưng tấy, nóng đỏ
  • Kèm theo suy nhược cơ thể, phát ban, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi, sụt cân...

Sau khi đánh giá các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra thể chất, bác sẽ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật thích hợp để chẩn đoán bệnh viêm khớp.

Chụp X quang, MRI, chụp CT scan: Quan sát hình ảnh cấu trúc và tổn thương cơ xương khớp.

Xét nghiệm máu: đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn, kháng thể gây viêm khớp như ANA, anti - CCP, FR...

Nội soi khớp: Hình ảnh nội soi giúp bác sĩ quan sát thấy rõ ràng triệu chứng viêm khớp như đau nhức, sưng viêm...

Sinh thiết dịch khớp: Trong quá trình nội soi, kết hợp lấy mẫu mô tế bào tại khớp bị viêm, tổn thương để phân tích và chẩn đoán bệnh.

Bệnh viêm khớp
Chẩn đoán nguyên nhân và mức độ viêm khớp thông qua chụp X quang, CT scan hoặc MRI

Biến chứng và tiên lượng

Viêm khớp là tập hợp các bệnh lý về tổn thương xương khớp và không đe dọa tính mạng. Nhưng nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và đe dọa khả năng vận động. Người bệnh mất đi cuộc sống tự chủ bình thường, cử động khó khăn, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Ngoài ra, tùy theo từng dạng viêm khớp mà biến chứng bệnh sẽ khác nhau, ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Thận, tim, phổi, gan, não bộ, hệ thống mạch máu, viêm xơ cứng, tổn thương da, hệ tiêu hóa...

Hầu hết các bệnh viêm khớp đều có thể điều trị và phục hồi được nếu phát hiện sớm. Không nhất thiết phải điều trị bằng các biện pháp phức tạp và không tốn nhiều thời gian. Ngược lại, nếu lơ là chủ quan không điều trị, viêm khớp sẽ biến chứng bại liệt, tàn phế vĩnh viễn.

Điều trị

Mục tiêu điều trị viêm khớp là cải thiện triệu chứng, ngăn chặn tiến triển và phòng ngừa biến chứng.

1. Điều trị bằng thuốc 

Các thuốc trị viêm khớp thường dùng hiện nay là:

Bệnh viêm khớp
Điều trị bệnh viêm khớp bằng thuốc đem lại hiệu quả tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe

  • Thuốc giảm đau: như acetaminophen, hydrocodone chấm dứt cơn đau viêm khớp hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): như salicylat, ibuprofen hỗ trợ giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: như Cortisone và Prednisone giúp chống viêm.
  • Kem bôi chứa menthol hoặc capsaicin giúp ức chế truyền tín hiệu đau.

2. Phẫu thuật

Trường hợp bị viêm khớp nghiêm trọng, có biến chứng cần phải phẫu thuật để xử lý. Tùy theo dạng viêm khớp, vị trí tổn thương và loại biến chứng bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khớp phù hợp. Tuy nhiên, cần thận trọng khi chọn phẫu thuật vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro có hại cho sức khỏe, chi phí đắt đỏ và mất nhiều thời gian phục hồi.

Các phẫu thuật viêm khớp phổ biến gồm:

  • Phẫu thuật thay thế khớp;
  • Phẫu thuật khóa cứng khớp;
  • Phẫu thuật tạo hình xương;

3. Vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp. Tùy theo mức độ viêm khớp, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập đơn giản đến phức tạp giúp giảm đau nhức, phục hồi sự linh hoạt và dẻo dai của xương khớp, tăng phạm vi hoạt động, cử động dễ dàng hơn.

Bệnh viêm khớp
Vật lý trị liệu giúp giảm đau, phục hồi chức năng, sự linh hoạt khớp xương đã từng tổn thương

Nhiều trường hợp bị viêm khớp nhẹ, chỉ đau nhức đơn thuần khi áp dụng vật lý trị liệu có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm nếu kiên trì thực hiện.

4. Chăm sóc tại nhà 

Trong suốt quá trình điều trị viêm khớp, bản thân bệnh nhân cần thay đổi thói quen sống lành mạnh, tốt cho xương khớp:

  • Ăn uống đủ chất: Đảm bảo bổ sung đủ các chất cần thiết cho cơ thể, ưu tiên thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, củ quả, trái cây, sữa, hạt, ngũ cốc... Hạn chế chất béo, các loại thực phẩm giàu calo, chất kích thích, rượu bia...
  • Tập thể dục: Mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày để giữ cho khung xương khớp khỏe mạnh, linh hoạt. Chú ý tập vừa sức bằng các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga...
  • Giảm cân: Duy trì cân nặng phù giúp giảm áp lực lên khớp xương, cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm khớp.

Phòng ngừa

Ngoại trừ những yếu tố về di truyền, tuổi tác, lão hóa..., bệnh viêm khớp có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung omega-3 tốt cho xương khớp.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu...

Kiểm soát cân nặng trong ngưỡng phù hợp, tránh tăng cân quá mức cho phép.

Bảo vệ xương khớp bằng cách hạn chế tối đa chấn thương tại khớp.

Đảm bảo tư thế ngồi, đứng làm việc, năm ngủ, nâng đồ vật đúng tư thế.

Duy trì lối sống lành mạnh, thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ 

Tổng hợp một số câu hỏi được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân đặt ra để nắm bắt bệnh tốt hơn.

1. Tôi đang mắc bệnh gì? Có nghiêm trọng không?

2. Tại sao tôi lại mắc bệnh?

3. Những triệu chứng viêm khớp hiện tại là do 1 bệnh hay nhiều bệnh gây ra?

4. Tôi cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh?

5. Với mức độ bệnh hiện tại tôi phải điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Quá trình điều trị kéo dài bao lâu?

7. Chi phí điều trị bao nhiêu?

8. Những lợi ích và rủi ro liên quan đến cách điều trị mà bác sĩ đã chỉ định?

9. Nếu tôi không điều trị thì điều gì sẽ xảy ra?

10. Bị viêm khớp có phải phẫu thuật không? Mất bao lâu để hồi phục?

Bệnh viêm khớp có rất nhiều dạng, đa dạng nguyên nhân và triệu chứng nên rất khó chẩn đoán nếu không sử dụng các kỹ thuật y học tân tiến. Do đó, bệnh nhân cần phải chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, ngăn ngừa biến chứng, rủi ro về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (516)

  1. Nguyễn Thị Thương
    Nguyễn Thị Thương says: Trả lời

    Bác sĩ bảo tôi uống thuốc này 2 đến 3 tháng mới khỏi, vậy mà mới uống hết 2 tháng thuốc thôi mà tôi không còn đau đớn gì nữa. Sao bài thuốc hay như vậy mà không có bán rộng ở trong nam, nói thực lúc đầu mua thuốc gửi qua đường bưu điện tôi cũng không yên tâm lắm. Đơn vị nên nghĩ đến việc mở chi nháphía nam; thuận tiện cho bệnh nhân trong này đến khám mua thuốc hơn.

    1. ngotoanh
      ngotoanh says:

      cam on ban da chia se qua trinh dieu tri benh

    2. Nhâm sỹ tiện
      Nhâm sỹ tiện says:

      Nội dung mình thoái hoá đốt sống cổ, khớp gối muốn mua thuốc uống muốn hỏi bạn em có hiệu quả không, giá thuốc bao nhiêu tiền uống thời gian lâu không

    3. le son
      le son says:

      xin hoi thuoc tri nhung bênh gi vây ạ. co bán ở ca nhà thuoc ko a.

    4. Le thi tuyet
      Le thi tuyet says:

      Bảo điều trị bằng đông y bệnh tiến triển chậm. Thì liệu 3 tháng có thể khỏi dk bệnh k ạ.

    5. Khang Do
      Khang Do says:

      Chào các bạn

      Tôi bị viêm đa khớp dạng thấp và đã dùng 3 tháng thuốc cuả trung tâm. Nay tôi gần như bình phục (98%). Tôi muốn viết vài giòng về quá trình điều trị của tôi. Thứ nhất là để cảm ơn bác sĩ đã ân cần chữa bịnh cho tôi. Thứ hai tôi mong rằng những giòng chữ này có thể giúp những bệnh nhân khác thoát khỏi căn bịnh hiểm nghèo này.

      Vào tháng 10/2016, tôi cảm thấy khớp xương vai bên phải hơi đau nhưng tôi không để tâm lắm vì nghĩ rằng có thể vì vết mổ cũ dở chứng vì trời lạnh. Năm nào tới mùa đông tôi cũng bị như vậy. Nhưng lạ là cơn đau, cứng khớp chỉ xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu khoảng 15 phút. Sau khi hoạt động khoảng nửa tiếng thì cơn đau cũng giảm và cứng khớp không còn nữa. Cũng chính vì triệu chứng như vậy cho nên tôi không quan tâm.

      2 tuần sau, cơn đau càng nặng và kéo dài hơn. Tới lúc này tôi không đủ sức để nâng 1 chai nước suối. Bất cứ việc gì nặng tôi phải sử dụng tay trái để làm. Tôi cũng bắt đầu thấy đau ở khớp háng bên trái. Triệu chứng đau cũng giống y hệt như ở vai. Tình trạng này kéo dài thêm 2 tuần nưã thì vai bên trái và khớp háng bên phải cũng bắt đầu đau. Thêm vào đó, tôi thường có cơn sốt nhẹ vào buổi chiều. Lúc này tôi mới lo nên đi khám. Bác sĩ viết toa cho 1 lọ thuốc giảm đau, rồi gửi tôi qua phòng thí nghiệm để thử máu. Kết quả thử máu cũng bình thường, chỉ có chỉ số viêm thì hơi cao một chút xiú. Cho nên bác sĩ nói là tôi không bị gì cả, chỉ cần uống thuốc giảm đau vài ngày là hết. Nghe vậy tôi cũng mừng và cũng có chút xiú hy vọng nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Uống thuốc giảm đau mà cơn đau lại càng tăng thêm. Sau 3 ngày không thấy tiến triển, tôi dẹp lọ thuốc qua một bên rồi trở lại gặp bác sĩ. Lần này bác sĩ cũng chẳng có câu trả lời, chỉ viết thêm 1 toa thuốc giảm đau mạnh hơn rồi giới thiệu tôi qua bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

      Trong khi chờ đợi để gặp bác sĩ chuyên khoa, tôi vẫn cố gắng đi làm dù rất khó khăn. Mỗi bước đi là mỗi lần đau thấu xương. Lái xe trở thành một việc rất khó khăn, nguy hiểm và lo sợ vì tôi không thể điều khiển tay lái linh động như trước. Không kể đến những công việc nặng nhọc chỉ những công việc bình thường như đánh răng, gội đầu cũng trở nên cực kỳ khó khăn và đau đớn. Có những đêm cơn đau đánh thức tôi dậy như cơn ác mộng, tôi ngồi bên mé giường cúi đầu chịu đựng cơn đau kéo đến từng cơn. Mồ hôi vã ra như tắm, nhỏ giọt xuống thành vũng trên nền gỗ.

      Ngày 13/1/2017 khoảng 3 giờ sáng, tôi thức giấc trong kinh hoàng vì 85% toàn thân của tôi bi tê cứng. Ngoại trừ 2 bàn tay, 2 bàn chân, xương sống và cổ thì không sao, còn tất cả các khớp xương ở tứ chi đều bi sơ cứng giống như bị trói bởi trăm cuộn giây thừng. Dù là rất đau nhưng tôi cũng cố gắng co tay duỗi chân hy vọng sẽ thoát ra khỏi triệu chứng sơ cứng này. Sau 3 tiếng vật vã tôi cũng đứng dậy được nhưng bước đi quá khó khăn. Tôi phải dùng các ngón chân bấu miết trên sàn nhà từng chút từng chút một để tạo nên những bước nhỏ. Các bạn nghĩ xem, từ phòng ngủ đến phòng tắm chỉ khoảng 20 bước chân thôi mà tôi phải mất 30 phút mới lết đến được. 9 giờ sáng cùng ngày tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi nghe tôi kể về triệu chứng và xem kết qủa xét nghiệm máu lần 2, bác sĩ nói tôi bị Seronegative Rheumatoid Arthritis. Xong rồi viết cho giấy phép nghỉ bịnh và kê một toa thuốc bao gồm Prednisone và Methotrexate. Lúc đó tôi chỉ biết bịnh của mình liên quan đến xương khớp chứ cũng không hiểu nhiều về căn bịnh, cũng như thuốc men liên quan đến việc trị bịnh này.

      Trong thời gian nghỉ bịnh, tôi lên google để tìm hiểu thêm về chứng bịnh này. Hàng chữ đầu tiên đập vào mắt là “bịnh này không có thuốc chữa”, những loại thuốc tôi đang uống chỉ có tác dụng ức chế miễn dịch chứ không trị được bịnh. Những hình ảnh những bàn tay co quắp, những khuôn mặt đau đớn không sinh khí làm tôi hoang mang tột độ. Chẳng lẽ mình phải sống với căn bịnh quỷ quái này cả đời? Viễn ảnh những nắm thuốc mà cả đời tôi sẽ phải uống mỗi ngày làm tôi kinh hãi. Tôi không thể chấp nhận được. Tôi cầu xin ơn trên soi sáng chỉ cho tôi một lối ra để thoát khỏi cơn ác mộng này.

      Với cái tánh tò mò, tôi muốn biết Seronegative Rheumatoid Arthritis có nghiã gi bên tiếng Việt. Google trả lời “Viêm đa khớp dạng thấp – Âm tính”. Từ bé đến lớn tôi nghe thấp khớp, viêm khớp, tê thấp thôi chứ chưa bao giờ biết một cái tên bịnh dài như vậy. Cũng chính cái tên dài ngoằng đó đã dẫn tôi đến với trang mạng cuả trung tâm và tìm hiểu về bài thuốc có một cái tên giống như trong truyện chưởng “Hoạt Huyết Phục Cốt Hoàn”. Sau khi đọc về cách điều trị cuả đông y, thành phần thuốc và những phản hồi của bệnh nhân đã dùng bài thuốc này, tôi quá đỗi vui mừng. Một đốm sáng ở cuối đường hầm đã loé lên.

      Vì không còn người thân ở Việt Nam cho nên tôi dự tính về một chuyến để trị bịnh dù biết rằng đó là lựa chọn bất khả thi vì tình trạng sức khoẻ lúc đó của tôi quá tệ. Nhưng may sao có một người bạn đề nghị, gia đình cuả bạn ấy có thể giúp mua và gửi thuốc giùm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là chỉ mua thuốc rồi gửi thôi. Cũng giống như hồi còn bé, Mẹ đưa cho mấy đồng với vài lời dặn dò. Mình cứ chạy ra tiệm thuốc bắc ở chợ Ông Tạ, rồi dõng dạc nói với người đứng sau quầy; “Làm ơn bán cho Mẹ cháu 2 thang thuốc XYZ”. Sau khi người ấy trao cho 2 thang thuốc trong bọc giấy mầu nâu cột sợi giây nylon mầu đỏ thì mình đeo 2 thang thuốc lên cổ mang về nhà thôi.

      Khi người quen đến trung tâm mua thuốc thì bác sĩ yêu cầu được nói chuyện với bệnh nhân rồi mới kê toa. Điều này làm tôi càng an tâm hơn vì tính cách cẩn thận cuả bác sĩ. Sau khi ân cần hỏi han và lắng nghe tôi kể về triệu chứng, bác sĩ nói tôi phải kiên trì uống thuốc 4 tháng, kiêng cữ đúng như chỉ dẫn, siêng tập thể dục. Cái vụ tập thể dục thì hơi khó vì lúc đó tôi đi không vững, 2 cánh tay không thể nâng quá ngang vai thì làm sao mà tập thể dục, nhưng tôi cũng ráng cử động được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, miễn sao không để các khớp bị sơ cứng.

      Trong khi chờ đợi thuốc gửi sang, Hai bàn tay và hai bàn chân cũng bắt đầu sưng và đau đớn. Tuy nhiên tôi nhất định bỏ hẳn thuốc Methotrexate và từ từ giảm Prednisone. Vì tôi thấy 2 loại thuốc này chỉ giảm đau 1 phần nhỏ nào đó nhưng phản ứng phụ thì quá kinh khủng. Men gan tăng cấp kỳ, nổi mụn, da đầu bị tróc như có gầu, trí nhớ kém đi, đôi khi đang nói chuyện tư dưng quên đi là mình đang nói gì hoặc là cách sắp đặt câu nói cũng lộn xộn và chậm chạp. Kinh khủng hơn là thuốc Prednisone làm cho tuyến Thượng Thận đi vào trạng thái “Ngủ”, không thể tạo ra chất nhờn tự nhiên để bôi trơn khớp xương. Chính vì vậy khi bỏ loại thuốc này là 1 việc rất ư khó khăn.

      Tiện đây tôi cũng khuyến cáo những ai đang sử dụng thuốc Prednisone mà muốn bỏ thuốc thì nhất định phải giảm thiệt là chậm, không ngưng thuốc ngang xương được. Nếu không thì chỉ cần qua đêm thôi, cơn đau kinh hoàng sẽ ập đến. Trong trường hợp của tôi, lúc đó tôi đang uống 30mg/ngày (6 viên, mỗi viên 5mg), 2 tuần đầu, mỗi tuần tôi giảm 10 mg. 10mg cuối cùng tôi phải sử dụng viên thuốc loại 1 mg, mỗi ngày giảm 1mg.

      Sau 15 ngày chờ đợi thì “Hoạt Huyết Phục Cốt Hoàn” cũng đến. Đã hơn 30 năm tôi mới ngửi lại mùi thơm của thuốc Nam. Lần đầu tiên trong đời tôi tự sắc thuốc nên rất là luộm thuộm. Cũng nhờ vợ hiền giúp chứ lúc đó cầm chai nước cũng cảm thấy khó khăn huống chi 1 cái nồi tráng men nặng chịch, cộng thêm 12 chén nước. Thuốc thơm, hơi đắng nhưng cũng dễ uống.

      Sau 2 tháng dùng thuốc tôi cũng không thấy thay đổi gì nhiều, ngoại trừ là ngủ được, ăn không ngon miệng cho lắm vì lúc đó tôi ăn kiêng nhưng cũng ráng ăn vì phải uống thuốc, 3 bữa một ngày như mọi ngày chỉ có rau luộc, nước mắm hoặc xì dầu và cơm trắng. Bắt đầu tháng thứ 3, mỗi sáng thức dậy cơn đau và sơ cứng từ từ tan biến từng phần trên cơ thể mộc cách lạ kỳ. Hết tháng thứ 3, hầu như các khớp xương lớn không còn đau nữa, ngoại trừ vai bên phải và các khớp xương ở 2 bàn tay, ngón chân cái, và cổ chân. Hết tháng thứ 4, tôi chỉ còn đau 2 khớp xương ở ngón tay cái và ngón trỏ nhưng rất nhẹ. Đau đủ để biết mình còn đau. Tất cả những triệu chứng từ tác dụng phụ cuả thuốc tây không còn nữa.

      Hiện giờ tôi có thể nói là mình đã bình phục 98%. Tuy không còn uống thuốc Hoạt Huyết Phục Cốt Hoàn đã 2 tháng nay nhưng tôi vẫn cảm thấy công dụng của thuốc vẫn duy trì. Những món ăn làm tăng cơn đau như thịt bò, trứng, tôm không còn làm tôi đau nữa. Bây giờ đang là đầu mùa thu, những ngày mưa gió, lạnh lẽo thất thường không ảnh hưởng nữa. Trong lúc bị bịnh tôi sụt 10kg, sau khi ăn uống bình thường tôi tăng lại 9kg. Tuy nói là ăn uống bình thường nhưng thực ra tôi cũng hạn chế thịt, đường, và hoàn toàn cắt bỏ những món ăn có tính chất công nghiệp hóa như đồ hộp, McDonald, KFC.

      Tuy bài viết hơi dài nhưng cũng chưa đi vào hết những chi tiết tôi đã kinh qua và học hỏi trong quá trình trị bịnh quái ác này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ của trung tâm đã nhiệt tình và ân cần trị bịnh cho tôi qua điện thoại cũng như điện thư. Mong rằng bài thuốc Hoạt Huyết Phục Cốt Hoàn sẽ cứu nhiều bệnh nhân giống như tôi thoát ra khỏi cảnh “còn sống mà không sống”. Tôi cũng xin cảm ơn vợ hiền và bạn bè đã trợ giúp từ sức lực đến tinh thần trong suốt quá trình trị bịnh. Cuối cùng nhưng không thể thiếu, tôi xin cảm ơn Thượng Đế đã chỉ đường dẫn lối cho tôi thoát khỏi cơn hiểm nghèo này.

      PS. Vì chưa có sự cho phép của các Bác Sĩ, nên tôi không dám nêu tên của Bác Sĩ trong bài viết này. Thành thật xin lỗi.

    6. Chu thị ánh hồng
      Chu thị ánh hồng says:

      Thật sự a bị bệnh này mới hiểu đau đớn là gì cháu cũng đang uống thuốc ở trung tâm đc 1 tháng nhưng chưa thấy thay đổi nhiều cháu vẫn đang uống mong là thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này đee chăm con

    7. Minh Tin
      Minh Tin says:

      Anh Khang Do cho em xin facebook cua anh voi nhe. Em cam ơn anh. Em muon duoc xin tu van tu anh a

    8. Lâm Thị Anh Hà
      Lâm Thị Anh Hà says:

      tôi bị bệnh ăn khó tiêu, đầy hơi, các khớp tay hay bị xưng vào sáng sớm, các khớp gối hay bị đau. 2 năm trước tội bị tay biến liệt dây thần kinh số 5. Vậy tôi phải uống thuốc gì?

    9. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn.
      Bạn bị đầy hơi khó tiêu là bệnh lý về dạ dày thì phải uống thuốc về dạ dày. Bạn bị tai biến liệt dây thần kinh số 5 thì phải châm cứu nhưng cũng chỉ phục hồi được phần nào di chứng vì bạn bị cũng 2 năm rồi. Các khớp tay hay bị sưng vào sáng sớm và đau khớp gối thì có thể bạn đã bị viêm đa khớp dạng thấp. Với trường hợp viêm đa khớp bạn có thể dùng bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn của trung tâm bạn nhé. Bạn nên điều trị sớm để tránh hiện tượng biến dạng các khớp. Chúc bạn sức khỏe.

    10. Diep Loan
      Diep Loan says:

      Chao bac si!
      Em nam nay duoc 45t. Em da bi thap khop dang thấp duoc tren 8 nam. Moi dau em bị đau va sưng khớp tay phải, khoảng 2 nam nay em bi sang tay trai, cu khoang tu 1 thang ruoi den 2 thang la em bi đau va sung, em co bi sot nhe. Hai đầu gối em cung bị đau , dung len ngoi xuống có khi cũng hơi khó, theo như em biết thì cổ tay phải em cũng bị cứng không bẻ được cong nhiều như tay trái( không biết có phải là cứng khớp không? ) Bác sĩ tây y đã cho em uống methotrexate 2.5 mg 8 viên/ 1 tuần. Em xin hỏi bac sĩ binh em có khả năng chữa được không? và nếu ở xa về thì em. Cần phải ở lại bao lâu để chữa trị. Cam on bac si nhieu. Dạ Mong bac si hoi am sớm.

    11. Trịnh thị diễm
      Trịnh thị diễm says:

      Thưa bác sĩ. Hiện e dang sinh sống tai daklak chồng e bị té và tê nhức 2 cánh tay xuống bàn tay và e đưa chồng e đi vao bệnh viện đại học y dược chup MRI và bác sỉ báo bệnh là thoát vị đĩa điệm C5C6C7 lồi 3mm chèn lên tủy sống cổ phải phẩu thuật mổ . Mà e sợ biến chứng sau mổ nên e muổn bác sỉ tư vấn giúp vợ chồng em . Cho e hỏi dùng thuốc hoạt huyết của bên mình có thể chửa đươc thoát vị chèn lên tủy cổ k ạ.e xin chân thanh cảm ơn

    12. Nguyễn Thị Hiền
      Nguyễn Thị Hiền says:

      Bác sỹ ơi. Con gái cháu sinh năm 2010 bị co cứng các khớp. Đang dc chẩn đoán viêm đa khớp tự phát thiếu niên. Cháu xin hỏi bác sỹ con cháu có dùng thuốc Hoạt Huyết phục cốt hoàn được không. Bé bị từ lúc 6 tuổi ạ. Nay cháu sắp 10 tuổi. Cháu cám ơn!

    13. Nguyễn Ngọc Nam
      Nguyễn Ngọc Nam says:

      Tôi viêm khớp háng uống thuốc ntn cho hết đau nhức tê tê bác sỹ oi

    14. Nguyễn Ngọc Nam
      Nguyễn Ngọc Nam says:

      Tôi viêm khớp háng uống thuốc ntn cho hết đau nhức tê tê bác sỹ oi tư vấn cho tôi

    15. an
      an says:

      Chị cho e xin địa chỉ mua thuốc giùm e đi chị,
      Hay là mua trên website này lun vậy chị….
      Mà mua qa số điện thoại hay email
      Nếu mua bằg sdt chị cho e xin số
      … E sợ mua lầm thuốc thì tiền mất tật mag há..
      Thân! Chị.

    16. Nguyen hong
      Nguyen hong says:

      Bi than Kinh toa co dung đượC thuoc nay Ko ban

    17. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn!
      Nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh toạ là do bệnh lý xương khớp gây ra, nên để điều trị dứt điểm bệnh này cần điều trị vào căn nguyên là bệnh xương khớp, vì vậy hoàn toàn bạn có thể uống thuốc này để điều trị bệnh đau thần kinh toạ bạn nhé. Để nhanh hiệu quả bạn có thể kết hợp với châm cứu bấm huyệt nhé, bạn có thể điện trực tiếp cho bác sĩ số 0904 778 682 để được tư vấn, chúc bạn sức khoẻ.

    18. Nguyễn Thị Thu
      Nguyễn Thị Thu says:

      Xin cho trang web chính của mình ạ,vì tôi rất sợ không phải hàng thật nên không yên cho lắm,tôi bị mua phải hàng giả nhiều rồi

  2. Huyền
    Huyền says: Trả lời

    Chào chị Thương!
    Chị bị khớp ở đâu vậy, có nặng không sao 3 tháng đã khỏi rồi? Tôi bị thoái hóa cột sống thắt lưng hơn một năm nay, cũng đã chữa nhiều nơi, nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, giờ lưng em đau nhiều lắm, chẳng biết phải uống thuốc gì để chữa. Thuốc này có dễ uống không chị, có phải sắc không và giá cả như thế nào?

  3. Nguyễn Thị Thương
    Nguyễn Thị Thương says: Trả lời

    Chào chị!
    Em bị cũng bị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, nhưng mới bị đau liên tục hơn 2 tháng, đi khám tây y mới biết mình bị thoái hóa cột sống. Chắc do em bị nhẹ nên bệnh nhanh lành. Thuốc này được bào chế thành cao nên rất dễ uống không phải sắc chị à, thuốc cũng hơi mắc 2tr/tháng, nhưng thuốc hiệu quả, bệnh khỏi cũng đáng đồng tiền bỏ ra. Chị bệnh nặng như vậy nên chữa sớm đi chị nha…

  4. Nam
    Nam says: Trả lời

    Tôi đang chữa thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc này của Đơn vị, cũng được gần 10 ngày rồi nhưng cũng chưa thấy bệnh tiến triển mấy. Chị Thương uống thuốc được bao lâu bệnh mới đỡ vậy chị?

    1. Nguyễn Thị Thương
      Nguyễn Thị Thương says:

      Chào bạn!
      Tôi uống phải sang ngày 22 – 23 gì đó mới thấy bệnh nhẹ dần, tôi biết điều trị bằng Đông y sẽ chậm nhưng tôi thấy yên tâm. Bạn mới uống được 10 ngày thì chưa thây đỡ là đúng rồi, bạn phải uống kiên trì nhé.

    2. Nguyễn Thị Trang
      Nguyễn Thị Trang says:

      Thuốc này rất tốt, trước mẹ tôi uống thuốc jex một thời gian rất dài nhưng ngừng thuốc lại bị đau lại, nhờ chị cơ quan giới thiệu tôi mới biết thuốc này và đưa mẹ đến trung tâm thuốc dân tộc này khám. Uống thuốc sang tháng thứ 2 thì bệnh mẹ tôi giảm nhiều, hết 3 tháng uống thuốc thì khỏi bệnh, lâu lắm rồi không thấy mẹ tôi phải uống thuốc nữa.

  5. Hống Yến
    Hống Yến says: Trả lời

    Tôi năm nay 34 tuổi, các khớp ngón tay tôi thường bị tê cứng vào buổi sáng, thỉnh thoảng có cảm giác đau và sưng,tay thường rất lạnh vào mùa này. Tôi đã vào viện kham chụp x quang nhưng bác sĩ bảo tôi không bị sao. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, và có uong được thuốc này không?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn! Với tình trạng như bạn kể nếu kèm theo cảm giác sợ gió sợ lạnh thì bạn đang bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, đây là bệnh di truyền và rất điển hình ở nước ta hiện nay. Bạn đi chụp X-quang các bác sĩ bảo bạn không vị làm sao vì khi ở giai đoạn đầu của bệnh này thì chưa thể nhìn thấy tổn thương trên hình ảnh x-quang được. Đây là bệnh mãn tính rất khó chữa nên bạn nên đi chữa sớm để bệnh mau khỏi. Đây là bài thuốc đặc trị bệnh này nên bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2-3 tháng tùy vào khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể bạn. Bạn điện vào số 024 7109 7799, 0904 778 682 để được tư vấn cụ thể, chúc bạn mau khỏi bệnh!

    2. linknguyen
      linknguyen says:

      chào bác sĩ
      cháu năm nay 26 tuổi. Hơn 2 năm trước cháu bị đau mỏi chân bên trái, đâu nhẹ và nó bị nhiều vào mùa đông. nhưng hơn 1 năm nay thì nó bị nhiều hơn, nó đau buots từ thắt lưng trái xuống tới khớp háng và nhức mỏi cảm giác căng cơ bắt chân rồi cổ chân, ngồi nhiều nó càng đau nhiều và mỏi, nhưng chỉ bị có một nửa của chân bên trái từ thắt lưng xuống,
      vậy xin bác sĩ cho cháu biết cháu bị bệnh gì và hướng điều trị như nào ạ . Cảm ơn bác sĩ

    3. Thuốc dân tộc says:

      Chào em! Thông thường phải ở độ tuổi từ 35-40 tuổi trở lên hệ xương khớp mới bắt đầu thoái hóa,em mới 26 tuổi mà đã có biểu hiện đau xương khớp như vậy, nếu em có kèm thêm một số biểu hiện sau: lạnh chân lạnh tay vào mùa đông, sợ gió sợ lạnh, hay ra mồ hôi chân tay, thời tiết thay đổi thì đau nhiều hơn, thì chắc chắn em bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, em phải điều trị càng sớm càng tốt vì bệnh này đã nặng sẽ gây biến chứng rất khó chữa. Em kiên trì điều trị, thời gian khoảng 3-4 tháng, chúc em mau khỏi bệnh!

    4. Wolf
      Wolf says:

      bạn đã dùng thuốc ở đây chưa ? kết quả thế nào ? mình cũng bị giống bạn và đang tìm chỗ chữa. hix

    5. Văn Thương
      Văn Thương says:

      Tôi chữa thoái hóa khớp gối ở đây rồi, bệnh tiến chậm, uống hết một tháng thuốc tôi thấy bệnh thuyên giảm rất ít, lúc đầu thật sự tôi cũng lản, định ngừng chuyển sang thuốc khách nhưng được bác sĩ khuyên nên tôi kiên trì uống thêm tháng thuốc nữa. Đúng như lời bác sĩ nói tôi uống khoảng được 10 ngày của tháng thứ 2 thì bệnh đỡ nhiều, tôi uống hết 3 tháng thuốc thì khỏi bệnh, may sao chứ nếu lại chuyển sang thuốc khác không biết đến giờ bệnh tình sẽ như thế nào. Thuốc ở đây được cái đã được nấu thành cao nên không phải nấu sắc, do là thuốc của Đơn vị nghiên cứu tôi thấy cung yên tâm. Mọi người đến đó mà chữa, cảm ơn bác sĩ minh ở Đơn vị.

    6. Le thi tuet
      Le thi tuet says:

      Tôi uống thuốc ở đây 2 tháng rồi, hiện giờ khớp gối không bj đau nữa, vậy có phải uống thuốc thêm không?

    7. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn!
      Thông thường với tình trạng bệnh chưa quá nặng thì liệu trình điều trị trong 2-3 tháng, nếu có điều kiện bạn nên uống thêm 1 tháng nữa để bệnh ổn định lâu dài bạn nhé, chúc bạn sức khoẻ.

    8. Vũ Thị trang
      Vũ Thị trang says:

      Tôi bị viêm đa khớp tôi đã uống thuốc tây nhưng chỉ giảm đau

    9. NGUYỄN THẢO LINH
      NGUYỄN THẢO LINH says:

      Chào bs! Không biết bác sĩ còn nhớ tôi không, tôi là bệnh nhân Nguyễn Thảo Linh 64 tuổi ở Long Thành, Đồng Nai. Tôi điện cho bác sĩ theo số trước kia 0904 778 682 nhưng điện mấy lần không nghe máy, không biết bác sĩ còn dùng số đó không. Không biết bác sĩ còn luu bệnh án của tôi không, mua thuốc của bác sĩ từ tháng 12/2013. tôi bị bệnh viêm đa khớp nặng, các ngón tay sưng to, lắm lại rất khó khăn, còn 2 gối thì bị viêm thoái hóa nặng, có thời gian bệnh nặng không đi lại được. Tôi điều trị bằng thuốc của bác sĩ gửi cho 3 tháng thì khỏi bệnh.Nhưng chẳng hiểu sao mấy ngày hôm nay các ngón tay và khớp gối bị mỏi trở lại, sợ bệnh bệnh viêm đa khớp lại bị lại thì khổ. Xin hỏi bác sĩ, có phải bệnh của tôi đang bị lại không, giờ tôi có phải uống thuốc thêm nữa không và và nếu có thì uống thêm mấy tháng nữa, mong phản hồi của bác sĩ, cảm ơn bác sĩ.

    10. Thuốc dân tộc says:

      Chào chị Thảo Linh! Rất xin lỗi chị có thể hôm đó bệnh nhân đến khám trực tiếp rất đông nên tôi không nghe máy của chị được mong chị thông cảm. Như những gì chị kể thì các khớp của chị đang có hiện tượng mỏi, điều đó cũng không có nghĩa là bệnh đang bị tái lại vì cũng có thể là do thời tiết thay đổi thôi. Tuy nhiên bệnh viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, do cơ thể tự sinh ra phản ứng phá hủy dịch khớp gây viêm khớp thoái hóa khớp, nên dù đã chữa khỏi bệnh này rồi Đơn vị đều khuyên bệnh nhân định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm bệnh nhân nên uống nhắc lại thuốc để phòng chông bệnh tái phát. Như trường hợp bệnh của chị hơn 1.5 năm rồi nên chị có thể mua thuốc về uống nhắc lại, nếu có điều kiện chị nên uống liên tục 2 tháng là tốt nhất. Chị điện trự tiếp cho tôi theo số 024 7109 7799, 0904 778 682 để đặt thuốc, Đơn vị sẽ gửi thuốc cho chị theo đường bưu điện, chúc chị sức khỏe!

    11. NGUYỄN THẢO LINH
      NGUYỄN THẢO LINH says:

      Chào bác sĩ! Cảm ơn bác sĩ đã phản hồi thư, để tôi nói chuyện với các con rồi sẽ điện cho bác sĩ sớm, mà thuốc có thay đổi gì không bác sĩ. À nếu không phiền bác sĩ có thể cho tôi xin số điện thoại của bác sĩ Minh được không, tôi cũng muốn nói chuyện với bác sĩ minh đôi điều,cảm ơn bác sĩ.

    12. Thuốc dân tộc says:

      Chào chị! Theo nguyên tắc của Đơn vị thì không được phép cho số điện thoại cá nhân nếu không được sự đồng ý của các bác sĩ nên mong chị thông cảm. Có bất kỳ vấn đề gì chị có thể liên lặc trực tiếp với tôi, nếu có thể giúp được gì cho chị tôi sẽ cố gắng, chúc chị sức khỏe!

    13. lê văn hồng
      lê văn hồng says:

      Bác sĩ cho hỏi liệu trình điều trị của đau khớp gối là bao nhiêu và bao nhiêu tiền cho lần điều trị ạ

    14. Đỗ Hồng
      Đỗ Hồng says:

      Cháu được nghe nhiều về phương thuốc đông y Hoạt huyết phục cốt hoàn mà bác đã dày công nghiên cứu và ứng dụng thành công. Cháu xin chúc mừng bác đã đem lại nhiều niềm vui sống cho các bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân cao tuổi. Cháu sẽ đưa mẹ cháu qua gặp bác để khám bệnh trong thời gian gần đây. Cháu cảm ơn bác.

    15. tran quan
      tran quan says:

      chào bác sỹ , mẹ em năm nay 55 tuổi, quê ở thanh hóa, mẹ em bị thái hóa cột sống, ở bệnh viện chẩn đoán là phải mơ, giờ muốn uống thuốc ở trung tâm có phải ra khám trực tiếp hay chỉ mua thuốc về uống ah, bác sỹ có thể tư vấn giúp em, em cảm ơn nhiều

    16. Thuốc dân tộc says:

      Chào Trần Quân!
      Nếu các bác sĩ chẩn đoán mẹ bạn phải mổ thì chắc chắn mẹ bạn đã chuyển sang thoát vị đĩa đệm rồi. Nếu bệnh thật sự chưa quá nặng thì có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Nếu được bạn có thể đưa mẹ bạn đến trực tiếp Trung tâm, khi đi mang theo phim chụp MRI để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho mẹ bạn nhé. Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh.

    17. Nga
      Nga says:

      Em chào cả Nhà ạ, cả nhà đã ai dùng thuốc này mà chữa khỏi bệnh chưa nhắn vào mail truongquynhnga1102@gmail. com cho em xin ý kiến với ak, thanks

    18. Tran Trung
      Tran Trung says:

      Chào bác sĩ !
      Mẹ em năm nay 42 tuổi bị bệnh thoái hoá đốt sống cổ, biểu hiện thường bị tê nhức cánh tay, bả vai và đau cổ. Mẹ em bị như thế bác sĩ có thể cho thuốc để uống không ạ. Em ở Long Thành – Đồng Nai. Nếu muốn đi khám thì đến đâu ạ. Em cảm ơn bác sĩ

    19. Thuốc dân tộc says:

      Chào Trần Trung!
      Với biểu hiện của mẹ bạn như vậy rất có thể đã chuyển sang thoát vị cột sống cố hoặc mọc gai xương, vì bệnh đã chèn vào dây thần kinh gây tê nhức tay rồi. Bệnh của mẹ bạn cần đi khám và chụp lại MRI để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Căn cứ vào kết quả khám thì mẹ của bạn có thể phải uống thuốc và kết hợp với vật lý trị liệu thì bệnh mới thuyên giảm tốt được. Bạn ở Đồng Nai có thể vào một số bệnh viện lớn ở HCM như bệnh viện chấn thương chỉnh hình hoặc bệnh viện Hoà Hảo… để khám, khi có kết quả bạn có thể đến chi nhánh của Trung tâm số 145, P2, Phú Nhuận, TP HCM để khám nhé, chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua