Chàm (Eczema)

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Chàm (Eczema) là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh đặc trưng với những triệu chứng ngoài da, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí biến chứng bội nhiễm nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh chàm (tên tiếng Anh là Eczema) là tình trạng lớp nông của da bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính. Theo các tài liệu y học, chàm là thuật ngữ được dùng để chỉ chung nhiều bệnh lý da liễu tương đồng về triệu chứng là kích ứng, viêm da gây ngứa ngáy. Bao gồm các dạng bệnh phổ biến như:

Trong tất cả các thể bệnh chàm kể trên, thể viêm da cơ địa là bệnh phổ biến nhất, chiếm phần lớn trong tổng số các ca mắc. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thường nhầm lẫn về khái niệm giữa bệnh chàm Eczema và viêm da cơ địa là một.

Bệnh chàm (Eczema) không phải bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Mỗi đối tượng mắc bệnh sẽ có các đặc trưng về vị trí và triệu chứng nhất định.

Chàm Eczema

Phân loại

Như đã nhắc đến, bệnh chàm có rất nhiều loại, được phân chia dựa vào vị trí và tính chất, triệu chứng bệnh.

Chàm Eczema
Viêm da cơ địa là thể bệnh chàm phổ biến nhất ở cả trẻ em và người trưởng thành

  • Viêm da cơ địa: Là dạng viêm da phổ biến, mạn tính tái phát và có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền, môi trường và cơ chế rối loạn chức năng miễn dịch, biểu bì bên trong cơ thể. Triệu chứng đặc trưng là ngứa, đỏ da, phát ban, lichen hóa dày da...
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể. Có 2 dạng viêm da tiếp xúc gồm: Viêm da kích ứng và viêm da dị ứng bùng phát.
  • Viêm da thần kinh: Dạng chàm này xảy ra do da khô quá mức hoặc xuất hiện đồng thời với các dạng khác như viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc, các rối loạn sức khỏe tâm thần. Triệu chứng đặc trưng là các mảng da đỏ ở tay, chân hoặc gáy, gây ngứa dữ dội.
  • Chàm tổ đỉa: Bệnh đặc trưng với các nốt mụn nước mọc li ti ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân..., kèm theo ngứa ngáy râm ran nhưng dai dẳng. Tổ đỉa thường xảy ra do cơ chế tiết nhiều mồ hôi hoặc da tiếp xúc với các chất kích ứng.
  • Chàm đồng tiền: Đặc trưng với các mụn nước hình tròn hoặc oval, tập trung thành từng đám và gây ngứa. Bệnh xảy ra do suy giảm chức năng lớp màng tự nhiên bảo vệ da, người nghiện rượu, bị côn trùng cắn, vết xước, bỏng hoặc ảnh hưởng từ bệnh chàm khác.
  • Chàm bàn tay: Các tổn thương và triệu chứng của thể bệnh này chỉ xuất hiện giới hạn ở bàn tay. Đặc trưng triệu chứng lâm sàng là các dát da đỏ, nổi mụn nước, da phù nề, dày sừng da, gây nứt kẽ... Tùy theo thời gian phát bệnh để phân loại cấp tính hoặc mạn tính.
  • Chàm nhiễm khuẩn: Được gây ra do yếu tố nhiễm khuẩn, với các loại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Trong đó, chàm do nấm bàn chân là loại phổ biến nhất. Triệu chứng lâm sàng của chàm nhiễm khuẩn là các dát da đỏ, sẩn, phát ban, mọc mụn nước...
  • Chàm ứ đọng, ứ nước: Triệu chứng viêm da ứ đọng, ứ nước thường xuất hiện ở cẳng chân. Liên quan đến yếu tố tuần hoàn máu kém hoặc lối sống kém khoa học, lười vận động, thừa cân béo phì...
  • Viêm da tiết bã nhờn: Thường xảy ra ở vùng đầu, xảy ra do nấm men Malssezia tăng sinh bất thường. Ngoài ra, các vấn đề tổn thương da khác như mụn trứng cá, vảy nến... cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến.
  • Chàm sinh dục: Là tình trạng viêm da cơ địa làm đỏ da, ngứa, nổi mẩn li ti khởi phát tại bộ phận sinh dục. Dạng chàm này thường xảy ra ở nam giới nhiêu hơn nữ giới.

Gợi ý: Bệnh chàm có lây không, nguyên nhân là gì, cách chữa thế nào?

Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ

Hiện nay, vẫn chưa có bất  kỳ bằng chứng khoa học cụ thể nào cho biết rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh chàm. Nhưng về cơ bản, các nhà khoa học đã phát hiện có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thể bệnh chàm như:

1. Yếu tố cơ địa

  • Yếu tố di truyền: Xảy ra ở những trường hợp di truyền gen bệnh từ thế hệ trước, đó có thể là bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng nói chung. Một thống kê mới đây cho thấy, khoảng 20 - 30% trường hợp bệnh chàm viêm da cơ địa
  • Thiếu hụt hormone filaggrin: Đây là một loại protein tham gia vào quá trình cấu tạo và duy trì chức năng hàng rào bảo vệ da. Khi thiếu hụt chất này, chức năng hàng rào thượng bì bị rối loạn khiến da khô và ngứa ngáy, tăng nguy cơ mắc các thể chàm phổ biến.
  • Phản ứng dị ứng quá mức: Cơ địa dị ứng bẩm sinh là yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Đây là hệ quả của phản ứng dị ứng quá mức của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài và được cơ thể ghi nhận là chất kích ứng.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý: Có nhiều tài liệu khoa học ghi nhận các bệnh lý có liên quan đến bệnh chàm như: suy giảm chức năng gan, thận, viêm xoang, rối loạn thần kinh vận mạch, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh đường tiêu hóa...

2. Các dị ứng nguyên từ môi trường

  • Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mồ hôi, va đập gây xước, cào gãi...;
  • Tác dụng phụ của thuốc gây kích hoạt phản ứng dị ứng;
  • Dị ứng thực phẩm như đậu phộng, hải sản, thịt bò, sữa, nhộng tằm, mủ, nhựa từ các loại thực vật...;
  • Dị ứng mỹ phẩm, quần áo như son môi, kem dưỡng da, phấn sáp, thuốc nhuộm tóc, giày dép cao su, khăn len, túi nylon...;
  • Dị ứng với hóa chất trong thuốc trừ sâu, nước tẩy rửa, sơn, phân hóa học, thuốc nhuộm, xi măng, acid, kiềm...;
  • Các chế phẩm vi sinh sống như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm...;

Chàm Eczema
Tiếp xúc với trang sức làm từ vật liệu niken gây dị ứng kích hoạt phản ứng dị ứng gây bệnh chàm

3. Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh chàm như:

  • Người sống ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn người sống ở nông thôn;
  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài;
  • Mắc chứng rối loạn hành vi (ADHD);
  • Da luôn ẩm ướt hoặc bị trầy xước;
  • Được thăm khám và điều trị bệnh bởi nhân viên y tế bị viêm da tay...

Triệu chứng & chẩn đoán

Tùy theo từng thể bệnh và từng đối tượng mắc bệnh mà triệu chứng bệnh chàm sẽ có tính chất khác nhau. Nhưng về cơ bản vẫn có những biểu hiện điển hình và phân biệt theo độ tuổi như:

  • Triệu chứng chung điển hình: Ngứa dữ dội hoặc râm ran kéo dài, nhất là về đêm; da khô, dày sừng, đóng vảy và nứt kẽ; xuất hiện các mảng da đỏ, hồng hoặc xám nâu ở nhiều vị trí, phổ biến là da mặt và da đầu; da nhạy cảm, dễ đỏ và sưng phù khi gãi; Nổi mụn nước li ti, gồ lên gây sần da, có thể tự vỡ, rỉ dịch và đóng mài;
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Phát ban ồ ạt toàn thân, gây ngứa; nổi mụn nước; kèm theo sốt, mệt mỏi, khó ngủ; nguy cơ cao nhiễm trùng da do trẻ hay cào gãi và da còn non nớt. Bệnh chàm khởi phát sớm khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sự phát triển. Cha mẹ nên theo dõi và xử lý sớm cho con.
  • Đối với trẻ dậy thì: Phát ban, xuất hiện các dát đỏ trên da ở các vị trí như cổ, mặt, tay, chân, nếp gấp khuỷu tay, giữa mông, đầu gối...; trẻ ngứa ngáy dữ dội, cào gãi dẫn đến xước; sau một thời gian đóng vảy và khô lại. Nếu không được can thiệp đúng cách, chàm dễ gây tổn thương da dẫn đến sẹo.
  • Đối với người trưởng thành: Bệnh chàm (eczema) thường phát ban ở tay, chân, mặt. Các vị trí ít phổ biến hơn như ngực, bầu vú, dương vật, vùng âm đạo thuộc bộ phận sinh dục.... Da khô, dày sừng và bong vảy, tăng sắc tố da, khiến vùng da bị chàm sẫm màu hơn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Chàm Eczema
Mỗi đối tượng bệnh chàm sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau

Chẩn đoán:

Bệnh chàm được chẩn đoán thông qua đánh giá số lượng và mức độ của các triệu chứng cơ bản vừa kể trên. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, quan sát và thăm hỏi tiền sử bệnh lý để đưa ra cái nhìn tổng quan về bệnh và loại trừ bệnh lý khác.

Đồng thời, yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra tác nhân kích ứng gây bệnh chàm. Bao gồm:

  • Test dị ứng da bằng các mẫu phẩm được khoanh vùng nghi ngờ là tác nhân gây bệnh;
  • Xét nghiệm máu để phát hiện virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...;
  • Sinh thiết da để chẩn đoán xác định chính xác thể bệnh chàm và phân biệt với các bệnh da liễu khác;

Biến chứng & tiên lượng

Chàm Eczema là căn bệnh da liễu không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị sớm, các triệu chứng bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ.

Bệnh không có khả năng lây truyền từ người này sang người kia. Tuy nhiên chàm có thể gây nhiễm trùng lây lan trên chính cơ thể người bệnh, thông qua cào gãi, chà xát.

Biến chứng bội nhiễm có thể xảy ra do:

  • Nhiễm vi khuẩn: nhiễm siêu vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi khuẩn tụ cầu và liên cầu hình thành vết loét, chốc lở, viêm mô tế bào, đóng vảy, phồng da, ngứa ngáy kéo dài;
  • Nhiễm virus Herpes simplex (HSV): ảnh hưởng chủ yếu đến vùng kín và môi.  Đặc trưng với các cụm mụn nước lan tỏa, gây nhiễm trùng toàn thân. Chàm bội nhiễm thể này cực kỳ nguy hiểm, phát sinh các biến chứng khó lường như sốt cao, nổi hạch to và tử vong.
  • Nhiễm nấm: thường là nấm da đầu và hắc lào. Tình trạng này có thể là hậu quả của việc lạm dụng thuốc bôi steroid trong thời gian dài, gây ức chế hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Biến chứng khác: Ngoài ra, mắc bệnh chàm mức độ nghiêm trọng còn có thể gây các biến chứng về bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tự miễn, bệnh về mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc...) hoặc rối loạn về thần kinh, bệnh tâm thần... 

Chàm Eczema
Biến chứng bội nhiễm do virus Herpes có liên quan đến bệnh chàm Eczema

Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu để thăm khám, chẩn đoán chính xác thể chàm Eczema và điều trị bằng phác đồ phù hợp.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chàm dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguy cơ này giảm dần khi trẻ sau 5 tuổi, sau khi bùng phát nặng sẽ tự thuyên giảm khi đến tuổi trưởng thành.

Không có cách chữa dứt điểm hoàn toàn bệnh chàm Eczema. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát và ngăn ngừa biến chứng. 

Điều trị

Phác đồ điều trị bệnh chàm được xây dựng phù hợp với từng dạng bệnh, mức độ triệu chứng và biến chứng kèm theo để đạt hiệu quả tối ưu.

1. Điều trị bằng thuốc 

Các thuốc trị bệnh chàm được áp dụng phổ biến như:

Chàm Eczema
Dùng thuốc trị chàm theo chỉ định của bác sĩ nhằm chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa biến chứng

  • Thuốc kháng histamine: Có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giảm ngứa ngáy. Các loại được dùng phổ biến như: Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine... Thuốc gây tác dụng phụ buồn ngủ nên hãy cân nhắc trước khi uống vào buổi sáng.
  • Thuốc kháng sinh: Dạng kem bôi, thuốc mỡ chứa Corticosteroid giúp chống viêm, giảm ngứa; Dạng viên uống hoặc tiêm dành cho trường hợp nhiễm trùng nặng;
  • Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc sinh học: Giúp ức chế phản ứng dị ứng, giảm viêm, cải thiện triệu chứng bệnh chàm và ngăn ngừa tái phát. Các loại phổ biến như: Tacrolimus và Pimecrolimus tại chỗ, Methotrexate, Azathioprine, Mycophenolate...
  • Thuốc kháng viêm, giảm ngứa: Một số thuốc kháng viêm, giảm ngứa dạng uống và bôi da sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp chàm gây viêm da với các triệu chứng nặng.

2. Kết hợp chăm sóc tại nhà

Tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà góp phần cải thiện bệnh và dự phòng nhiễm trùng bằng cách:

  • Đắp gạc ướt;
  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm;
  • Chọn sử dụng xà phòng không chứa hương liệu, chất tẩy rửa mạnh;
  • Giữ cơ thể khô thoáng, mặc quần áo phù hợp với khí hậu, rộng rãi, chất liệu thấm mồ hôi tốt;
  • Bôi kem dưỡng ẩm xoa dịu kích ứng;
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, tập thiền, tránh stress, căng thẳng;
  • Điều chỉnh lối sống và hành vi nhằm giảm tần suất gãi ngứa;
  • Sử dụng máy điều hòa độ ẩm trong nhà để giảm các tác nhân dị ứng;

Ngoài ra, một số liệu pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả cũng được áp dụng phổ biến như liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) bằng tia cực tím dải hẹp B. Có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng, phát sinh bệnh chàm.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh chàm, bạn cần lưu ý tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

Chàm Eczema
Dưỡng ẩm da thường xuyên là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh chàm

Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, khô ráo, sử dụng sản phẩm chăm sóc da an toàn, lành tính;

Dưỡng ẩm da, tránh để da khô;

Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất, bụi bẩn, dung môi mạnh, chất liệu vải bố...;

Kiểm soát căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn...;

Ăn uống khoa học, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng;

Tắm nắng giúp tăng sinh vitamin D, giảm phát sinh phản ứng dị ứng sưng viêm;

Duy trì nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí;

Đeo dụng cụ bảo hộ khi phải tiếp xúc với các chất dị ứng;

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Nguyên nhân khiến tôi bị bệnh chàm Eczema?

2. Thể bệnh chàm tôi mắc phải là gì?

3. Cần thực hiện những xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh chính xác?

4. Bệnh chàm có nguy hiểm không? Tiên lượng đối với tình trạng bệnh của tôi?

5. Phương pháp điều trị bệnh chàm tốt nhất dành cho tôi?

6. Những lợi ích và rủi ro về phác đồ điều trị?

7. Tôi cần chú ý những gì về chế độ sinh hoạt và ăn uống trong quá trình điều trị bệnh chàm?

8. Bị chàm có chữa khỏi dứt điểm được không?

9. Bệnh chàm Eczema có lây không?

 Xem thêm: Người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì tốt, giúp khỏi nhanh? 

Bình luận (50)

  1. Lê Xuân Bỉnh
    Lê Xuân Bỉnh says: Trả lời

    Em cũng bị chàm lâu rồi, từ 2017 cơ nhưng đi khám gần nhà người ta lại bảo em bị dị ứng. Thế là hì hục bôi thuốc cả tháng xong đi khám ở Bạch mai người ta bảo bôi nhầm thuốc. Nhưng em bôi thuốc Bạch mai xong cũng k khỏi ạ. Giờ em sợ nhắm mắt chữa bừa lắm. Ai chữa rồi cho em xin ý kiến đi ạ

    1. Tài
      Tài says:

      Mình cũng thế, dùng thuốc Bạch mai-khoa da liễu hẳn hoi nhưng mãi khỏi

    2. Yến.V.T
      Yến.V.T says:

      Chào em, chị tháng trước có mua cho bố chị dùng thuốc của Trung tâm, nhưng mà lâu mình chưa về quê nên k rõ bố khỏi hẳn chưa. Nhưng thấy mấy hôm ông gọi lên khoe đỡ đỡ mình cũng thấy mừng. Vì mới dùng được 1 tháng, thuốc Đông y là phải kiên trì. Bạn tham khảo nhé

    3. Phố không em
      Phố không em says:

      Tôi bị vẩy nến cả 5 năm nay rồi chữa rất nhiều thuốc không khỏi, thuốc này có chữa được vẩy nến không vậy?

    4. Bùi Hữu Tuấn Anh
      Bùi Hữu Tuấn Anh says:

      E cung thay tien thuoc het nhieu wa nhung e van mun chua cho khoi benh. e thay mn khen trung tam day chi ak…moi ca e dung cung thay benh do nhieu roi chi ak. E dung dc gan2 thang roi hy vong het lieu trinh co the khoi dc benh. o day cac bsy cung nhiet tinh lum

    5. LinhLin
      LinhLin says:

      Con trai tớ bị chàm từ lúc 7 tuổi, các đầu ngón tay da cứ mỏng dần rồi nứt ra, có lúc chảy máu, rất đau. Mình được mẹ của bạn mách là lấy vỏ quả quít (vỏ tươi càng tốt) đun lên, cho tẹo muối vào, để nguội thì cho tay vào ngâm. Con mình ngâm vài lần là khỏi từ hồi đó tới giờ. Cách này rất đơn giản mà không tốn kém. Các bạn thử xem nhé.

    6. Huy Công Tử
      Huy Công Tử says:

      thuoc tay mih xai mot thoi gian bi nhon thuoc.hieu qua giam han so voi luc dau xai.mn bao cung k nen xai nhieu vi thuoc tay co coticoit rat hai da hon nua k dup trj dut diem benh nay dc.mih dang dih xai thuoc dong y coi sao.ban bit j ve thuoc thanh bi duong can thang kia k?lieu co tot k nhj…nghe noi chua bag thuoc nay rat mac?

    7. Tina Trần
      Tina Trần says:

      Chủ yếu là tùy bạn nhé. Bạn chưa chắc thì có thể mua một tháng uống trước, hợp thì lấy tiếp. K hợp thì dừng. Nếu không có tác dụng chữa bệnh thì cũng có thể bồi bổ gan thận

    8. Vân Anh
      Vân Anh says:

      B ơi đến Trung tâm Thuốc dân tộc này mà chữa nhé, mình chữa ở đây cũng khỏi được 2 năm rồi. Đợt đó mình được bác sĩ Lan khám cho. Hôm rồi đọc báo còn thấy bác sĩ được lên cả truyền hình trên VTV2 nên chắc chắn là uy tín. B cứ đến khám thử xem

  2. Kiên Yasua
    Kiên Yasua says: Trả lời

    Em cũng bị á sừng lâu rồi, từ 2017 cơ nhưng đi khám gần nhà người ta lại bảo em bị vảy nến. Thế là hì hục bôi thuốc cả tháng xong đi khám ở Bạch mai người ta bảo bôi nhầm thuốc. Nhưng em bôi thuốc Bạch mai xong cũng k khỏi ạ. Giờ em sợ nhắm mắt chữa bừa lắm. Ai chữa rồi cho em xin ý kiến đi ạ

    1. Hoàng Ngân Ngân Xuxu
      Hoàng Ngân Ngân Xuxu says:

      Đã gần 3 năm giờ mình mới quay lại xem trang này, nếu kể về hành trình chữa bệnh của mình thì dài lắm. Nếu các bạn muốn hỏi gì thì fb của mình đây nhé:Ngân Xuxu

    2. Phan Tuân
      Phan Tuân says:

      Cho minh hoi chut la chi phi dieu tri cua ban la bao nhieu vay? Thoi gian la bao lau? Thanks ban!

    3. Tzu Tzu
      Tzu Tzu says:

      @Phan Tuân ơi. C cũng bị y như e và bh đg dùng thuốc thanh bì này đây, e có thể tham khảo nhé, bệnh c bị cũng lâu, nhiều ng bảo ko khỏi nhưng c vẫn cố tìm thuốc chữa thì biết đc về thuốc này, đọc thấy rất nhiều ng đã chữa khen nên cũng quyết tâm mua thuốc về, c uống được 2 tháng rồi và bệnh giờ giảm đc tầm 40%, tính ra là chậm hơn nhiều so với hồi đầu c dùng thuốc tây, nhưng vẫn còn tốt hơn so với đợt c dùng thuốc tây bị nhờn, dùng như ko ấy, đi khám lại lúc mua tháng 2 thì bs bảo c hấp thụ thuốc chậm nên bệnh giảm chậm hơn người khác. Rầu hết cả người nhưng đành chịu. Bs cũng động viên bảo bệnh c vẫn chữa đc, cố gắng uống theo đúng hướng dẫn là đc nên là c vẫn rất chăm chỉ dùng thuốc hàng ngày. Thuốc này là thuốc thang nhé, nhưng đã đc bs họ cô lại thành cao rồi, như thế mình dùng tiện hơn nhiều, ko phải lích kích đun sắc nữa, mà đi đâu magn đi cũng tiện. Tiền thuốc thì thấy bảo tùy bệnh tùy người, mỗi người 1 khác nên c ko biết e mà chữa thì hết bn tiền, như c thì hết 2.500k 1 tháng đây, giá thuốc hơi mắc đấy, nên e có thế cân nhắc, nhưng c nghĩ thuốc tốt thì e nên cố gắng. C bị bệnh c biết, bệnh nó hành kinh lắm nên cảm thấy có thuốc chữa đc cho bệnh khỏi bệnh đc sớm ngày nào thì tốt này đó

    4. Hàn Thiên Vy
      Hàn Thiên Vy says:

      Bệnh này chỉ cần bôi dầu dừa với dùng nước giầu k0 là khỏi nhé

    5. Đăng Ngọc
      Đăng Ngọc says:

      tôi áp dụng rồi ko khỏi dau

    6. Dzung Đinh
      Dzung Đinh says:

      Các cách dân gian ko tác dụng phụ, tùy cơ địa mỗi người, thời gian bệnh mới hay đã lâu…mà thời gian khỏi bệnh khác nhau nên mình nghĩ bạn cần kiên trì mới có kết quả tốt được. Hơn nữa chữa cách này rất hên xui, hầu như liều dùng thiếu cơ sở khoa học. Tùy bạn chọn thôi nhưng đừng để bệnh nhẹ thành nặng nhé.

  3. Thuan Vu
    Thuan Vu says: Trả lời

    tôi bị bong da thường xuyên nhất là mua này, da bị bong hết lớp này đến lớp khác. Thi thoảng lên mụn nướctưởng thiếu vitamin C, uống hoài không đỡ. như vậy là bị bệnh gì,xin trung tâm tư vấn giúp, cảm ơn!

    1. Ngọc Anh Phạm
      Ngọc Anh Phạm says:

      cháu bị chàm ở 2 bên vùng ngón chân cái từ năm 2012. mùa đông vừa rồi cháu lại bị ở bắp tay. trước đi khám cháu được chẩn đoán là bị á sừng, gần đây cháu khám ở y học cổ truyền buôn ma thuột thì được chẩn đoán là chàm. cháu uống thuốc sắc hơn 1 tháng nhưng vẫn k khỏi. liệu cháu bị bệnh gì? có chữa dứt điểm được không hay là sau 1 thời gian se bị lại ạ? hiện tại cháu là sinh viên nên không biết chi phí và thời gian khám chữa bệnh ở Đơn vị mình như thế nào ạ? mong bác sỹ tư vấn, cháu cảm ơn!

    2. LaLa Mai Ng.
      LaLa Mai Ng. says:

      chào bạn, bạn ở đâu trung tâm có cả cơ sở miền bắc, nam đấy. Mình ở Hà Nội nên đến khám cs gần nhà mình. Bạn yên tâm nếu kết hợp ăn uống nữa thì tác dụng của thuốc sẽ nhanh hơn đấy. Như mình thì mất khoảng 2-3 tháng. Cũng k khó lắm đâu, thuốc thì ng ta sắc sẵn cho r còn khó chủ yếu ở đoạn kiêng khem thôi. Bạn sắp xếp thời gian nhé.

    3. Văn Định
      Văn Định says:

      Bn da chua khoi beh cua mjh chua do, minh thay tren bao co bai viet ve bai thuoc chua cham của trung tam thuoc dan tọc nhieu nguoi khen hay quá

    4. Chung tình
      Chung tình says:

      Thua Bsi chau bi cham co dia nam 2003 hai ben bung ngon chan va motban chan ,mua dong nam 2015 chau lai bi lan ra o mot so ngon tay .Chau di kham o bv tinh thi fuoc chan doan la cham to dia duoc cho thuoc uong va boi nhung benh co thuyen giam nhung ngung thuoc la lai tai phat rat nhanh,cjau da lap gd de chau dau thi benh co ve thuyen giam ro ret nhung de chau thu 2 benh co ve nang len trong thay va lan len ca mot so ngon tay ,chau vung dung mot thuoc quang cao boi da chua cham nhung cung vo ich ,noi chung la ai mach dau thi lam nay a.Gio chau thay hoang mang va co ve ,at long tin vao su khoi benh cua minh …Mong bsi cho chau mot loi khuyen chau xin chan thanh vam on a.

    5. Văn Định
      Văn Định says:

      @Chung tình, bạn bị lâu vậy nên chữa đi. Để lâu biến chứng lên mắt nguy hiểm lắm

    6. Chung tình
      Chung tình says:

      @VănĐịnh vănđịnh bạn ơi, có thể cho mình facebook hay số điện thoại trung tâm được k?

    7. Lệ Quyên
      Lệ Quyên says:

      Bạn có thể đến khám ở Hà Nội hoặc HCM nhé. Xưa ba mình khám trong HCM nhưng khi chuyển công tác ra HN thì ra HN khám. Chất lượng như nhau bạn nhéBiệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội- Điện thoại: (024)7109 6699
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM -Điện thoại: (028)7109 6699

    8. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Thuan Vu! Bong da là biểu hiện của rất nhiều bệnh da liễu như viêm da cơ địa (chàm), vảy nến, viêm da dầu (viêm da tiết bã). Bạn có thể chụp lại vùng tổn thương và gửi về qua Fanpage Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoặc gọi điện về số điện thoại 0983 059 582 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé.

  4. BL Văn Hiếu
    BL Văn Hiếu says: Trả lời

    tôi bị bong da ở ngón chân, tay,thường ngứa, đỏ ửng khi dùng đô cay nồng rửa bia và thay đổi thời tiết. Còn có mụn nước. Nhờ bsi tư vấn.

    1. Minh Tâm
      Minh Tâm says:

      Chào bạn. Triệu chứng của bạn giống mình. Cho mình hỏi bạn trị hết chưa cho mình xin thông tin. Cảm ơn

    2. Tigerwood
      Tigerwood says:

      Chào bạn, mình bị chàm đang dùng thuốc ở trung tâm được 1 tháng 20 ngày rồi, thuốc trung tâm thật sự rất tốt, liệu trình trị bệnh của mình có thể mất 4, 5 tháng vì mình bị hơn 20 năm rồi, số đt bạn là số nào mình sẽ nói rõ bệnh của mình và cách điều trị ra sao, bệnh mình hiện tại giảm 50% rồi, mình thật sự rất vui và hp. Chúc bạn mau khỏi bệnh

    3. Một mình tôi
      Một mình tôi says:

      Ban oi the co phai len tan noi de bdi kham va ke don k?chi phi ntn a?sdung thuoc va che do kien co phuc tap lam k?mih cung bi hon muoi nam rui co j tvan minh voi nhe.Cam on ban nhieu.

    4. Vân Thanh
      Vân Thanh says:

      Xin chào bác sĩ. .cháu bị bong da ở chân đã khoảng 3 tháng,lúc đầu cháu không biết nên không sử dụng thuốc,nay cháu thấy tình trạng 2 chân nặng hơn,có vết nứt giữa ngón chân cái chảy máu. .cháu đi khám thì bác sĩ bảo bị chàm. .xin bác sĩ cho cháu cách chữa trị. .cháu nghe nói bệnh sẽ không khỏi được nên cháu rất hoang mang. .rất mong bác sĩ giúp đỡ cháu. .cháu xin chân thành cảm ơn ạ! Sđt cháu là :01662256841

    5. Hòa Bình
      Hòa Bình says:

      tôi ở bình dương muốn hỏi địa chỉ trung tâm ở thành phố hồ chí minh để đến chữa, bệnh tình rất nặng mong hồi âm sớm, xin cảm ơn.

    6. T.H.HAnh
      T.H.HAnh says:

      A oi e chua khỏi bệnh chàm tổ đỉa rồi o tt. A can tu van thì gọi số hoac zalo số 0968117648 nhé.

  5. Ba Gạo
    Ba Gạo says: Trả lời

    Tôi thường xuyên vị bong da ở các đầu ngón tay, các lớp da cứ sùn lên rồi bong ra từng lớp 1, nhất là vào mùa này. tôi rất sợ nước, mỗi lần nhúng xuống nước tay tôi thường rất ngứa, nổi cơ mụn nước , vậy tôi có phải bị chàm da không?có chữa được không? tôi đã bôi nhiều loại thuốc kem rồi nhưng không đỡ,..

    1. Hồng Ngát
      Hồng Ngát says:

      Mình đã chữa bệnh ở nơi này nhưng bệnh giảm được 80% rồi chứ chưa khỏi hoàn toàn, đối với mình như vậy là quá vui rồi. Do mình bị gần chục năm nên điều trị rất lâu, mình điều trị từ tháng 10/2017 đến tết luôn đấy bạn, bao gồm thuốc uống, thuốc ngâm chân tay và thuốc bôi. Nếu bạn bệnh nên đến phòng khám để bác sĩ bắt mạch và có hướng điều trị cho bạn chính xác. ở xa có thể chụp ảnh gửi mail cũng được. Chúc bạn mau khỏi bệnh

    2. Tô Ngà
      Tô Ngà says:

      bạn cho minh xin sđt bác sỹ với. Mình cảm ơn

    3. Lưu Ly
      Lưu Ly says:

      @Hồng Ngát, chữa khỏi hẳn được k bạn?

    4. Dat Pham Tien
      Dat Pham Tien says:

      E chữa ở trung tâm thuốc dân tộc bác sĩ cũng k khẳng định khỏi đâu ạ, chỉ bảo là dùng thuốc bệnh sẽ duy trì ổn định trong khoảng vài ba năm, có tái phát hay ko cũng tùy thuộc vào cơ địa và việc kiêng khem, chăm sóc da của mỗi người bệnh. Sau đấy nên dùng thuốc nhắc lại chị à. E mới đến đây mua thuốc dùng được 2 tuần nay, thấy đỡ ngứa với nốt mụn nước đang xe lại k biết có khỏi đc ko nhưng e thấy nhiều người khen ở đây bs giỏi và thuốc của họ cũng tốt nên e cũng muốn chữa xem sao

    5. Nguyễn Bảo Trân
      Nguyễn Bảo Trân says:

      E thay mn khen trung tam day chi ak…moi ca e dung cung thay benh do nhieu roi chi ak. E dung dc gan2 thang roi hy vong het lieu trinh co the khoi dc benh. o day cac bsy cung nhiet tinh lum

    6. Quyết Thắng
      Quyết Thắng says:

      ra da lieu kham + dung thuoc BV ke thi minh thay no nhanh khoi nhung cung nhanh bi lai sau khi ngung dung thuoc. minh 1 dot cung ngam rua = nc la trau khong nhưng cung thay do nhieu, nhung khi ngung k ngam nua thi lai bi. thang 2 vua roi minh chua o phong kham thuoc dan toc (132 O cho dua) thi chua day mat 4 thang va gan 4 thang nay k dung thuoc gi het k thay bi lai sap sua cung den mua dong roi, de xem benh tinh the nao co tro lai k ban ah. ban co chua thi chua som di k benh nay vao mua kho lam

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua