Viêm da thần kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da thần kinh là bệnh lý da liễu có tiến triển mãn tính và thường xuyên tái phát. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng da liken hóa có tính chất đối xứng và gây ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống mà mất tự tin trong giao tiếp. Để nhận biết chính xác căn bệnh này và nắm được cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược lành tính, mời theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm da thần kinh là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da thần kinh còn được gọi là bệnh liken giản đơn mãn tính hay bệnh sẩn ngứa khu trú Darier. Bệnh lý này là tình trạng da xuất hiện các mảng liken hóa, có giới hạn và khu trú. Bệnh thường gặp ở những người trên 20 tuổi và chủ yếu tập trung ở nữ giới. 

Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi vùng da liken hóa và ngứa ngáy

Bệnh liken giản đơn mãn tính có thể gây ngứa, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và thẩm mỹ của làn da. Bên cạnh đó, tình trạng gãi nhiều có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây áp xe và nổi đinh nhọt ở những vùng da xung quanh. Với thể viêm da thần kinh vùng âm hộ, tổn thương da kéo dài có thể dẫn đến teo âm hộ và làm phát sinh chứng loạn thần kinh.

Tuy nhiên nếu tiến hành điều trị và phòng ngừa hợp lý, triệu chứng của bệnh thường có mức độ nhẹ và ít tái phát. Hầu hết các trường hợp này đều có tiến triển tốt và hiếm khi gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm da thần kinh

Nguyên nhân gây liken giản đơn mãn tính chưa thể xác định chính xác và khá phức tạp. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, bao gồm:

viêm da thần kinh là gì
Căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố có liên quan đến bệnh viêm da thần kinh
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nhiễm giun kim
  • Nhiễm nấm Candida và Trochimonas ở âm hộ
  • Da có chấn thương vật lý
  • Rối loạn nội tiết
  • Thần kinh bị kích thích

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da thần kinh

Tổn thương do viêm da thần kinh thường xảy ra ở cổ tay, cẳng chân, gáy, hai bên cổ, phía trên đùi, âm hộ, bẹn và hậu môn. Vị trí các tổn thương có tính đối xứng và khu trú.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da thần kinh
Tổn thương do bệnh lý này thường xảy ra ở cổ tay, cẳng chân và gáy

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này, bao gồm:

  • Trên da xuất hiện các mảng liken hóa sẫm màu, thường có ranh giới rõ so với những vùng da xung quanh.
  • Mảng liken có màu nâu, hồng, đỏ hoặc tăng sắc tố hơn so với màu da bình thường.
  • Hình dạng thành đường theo vệt gãi hoặc có hình tròn, oval.
  • Các sẩn nước nhỏ dạng liken có thể xuất hiện ở ngoại vi hoặc trung tâm các mảng da này.
  • Xen kẽ giữa các mảng da liken là những vùng da mỏng, sẫm màu và thường có dấu hiệu bong vảy.
  • Nếu tổn thương xảy ra ở hậu môn và các nếp gấp, da có thể trợt và ẩm ướt.
  • Triệu chứng trên da thường gây ngứa, nhất là khi xuất hiện ở cơ quan sinh dục và hậu môn.

Triệu chứng do viêm da thần kinh tiến triển mãn tính và hay tái phát. Theo thời gian những đám liken sẽ càng sẫm màu hoặc có xu hướng bạc màu tương tự như bệnh bạch biến.

Khi gãi nhiều, vùng da xung quanh mảng liken có thể bị tổn thương, nổi áp xe và nhiễm khuẩn. Tổn thương da do bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến thần kinh nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.

Các thể lâm sàng của bệnh viêm da thần kinh

Bệnh liken giản đơn mãn tính được chia thành 4 thể chính, bao gồm:

  • Liken hóa lan tỏa: Đặc trưng bởi tình trạng da nổi những sẩn ngứa nhỏ, lan tỏa toàn thân, gây ngứa và rải rác khắp cơ thể. Liken hóa lan tỏa có tiến triển mãn tính, kéo dài nhiều năm như bệnh chàm thể địa.
  • Viêm da thần kinh vùng âm hộ: Với trường hợp này, triệu chứng ngứa thường nghiêm trọng hơn những thể lâm sàng khác. Khi gãi lâu ngày, vùng da trở nên sẫm màu và cộm. Một số trường hợp có thể chuyển thành màu trắng bạc.
  • Viêm da thần kinh ở da bìu: Đặc trưng của thể bệnh này là triệu chứng ngứa, không đi kèm với tổn thương da. Sau đó các mảng liken bắt đầu xuất hiện, khi gãi sẽ gây sẫm màu, hằn da nổi rõ và gây ngứa dữ dội hơn trước.
  • Viêm bì thần kinh rải rác lan tỏa: Thể lâm sàng này thường gặp ở người cao tuổi, có mối quan hệ với rối loạn nội tiết và rối loạn cơ quan tiêu hóa. Tổn thương da do viêm bì thần kinh rải rác lan tỏa thường xuất hiện ở các chi và có tính chất đối xứng.

Chẩn đoán bệnh viêm da thần kinh

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (vị trí xuất hiện, đặc trưng của các mảng liken, có kèm theo ngứa hay không…).

Chẩn đoán bệnh viêm da thần kinh
Chẩn đoán liken giản đơn mãn tính chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Sau đó, có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý có biểu hiện tương tự như:

  • Eczema thể đồng tiền
  • Viêm da tiếp xúc
  • Vảy nến
  • Lichen planus
  • Amyloid cẳng chân
  • Giai đoạn đầu của bệnh u sùi dạng nấm

Các cách điều trị viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng áp-xe, nhiễm trùng và ngăn bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ rất dai dẳng và tái phát liên tục. Một số phương pháp điều trị viêm da thần kinh phổ biến như:

Điều trị viêm da thần kinh bằng Tây y

Tây y, điều trị liken giản đơn mãn tính bằng cách cải thiện triệu chứng ngứa với thuốc uống/ tiêm và thuốc điều trị tại chỗ. 

1. Thuốc chữa viêm da thần kinh tại chỗ

Những loại thuốc điều trị tại chỗ được sử dụng với mục đích giảm ngứa ngáy, thâm nhiễm và cải thiện tổn thương da.

  • Thuốc mỡ corticoid (Tempovate, Diprosalic và Flucinar): Có tác dụng giảm ngứa, co mạch và chống viêm. Sử dụng 2 lần/ ngày trong thời gian được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • ASA (Acetylsalicylic acid): Có tác dụng làm sạch bề mặt da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Dung dịch Acid Trichloracetic 30%: Giảm thâm nhiễm và cứng cộm trên các mảng liken hóa.

Khi sử dụng thuốc bôi ngoài, cần vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, nên rửa tay sau khi thoa thuốc để hạn chế tình trạng thuốc dây vào mắt và những vùng da khỏe mạnh.

Thuốc chữa viêm da thần kinh tại chỗ
Cần vệ sinh tay và vùng da bị bệnh trước khi thoa thuốc

Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc điều trị tại chỗ đều làm tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dùng thuốc.

2. Thuốc toàn thân 

Với những trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng các loại thuốc toàn thân, như:

viêm da thần kinh uống thuốc gì
Với những trường hợp đáp ứng kém với thuốc bôi ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống và tiêm
  • Dung dịch xanh methylene 1% + Novocain: Được tiêm trong do với bệnh nhân bị viêm bì thần kinh nhằm giảm ngứa và viêm. Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp dai dẳng.
  • Thuốc kháng histamine tổng hợp: Sử dụng thuốc kháng histamine nhằm làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội.
  • Thuốc uống corticoid: Được sử dụng nhằm giảm viêm và ngứa cho bệnh nhân viêm bì thần kinh không có đáp ứng với corticoid dùng ngoài da.
  • Viên uống Vitamin C: Bổ sung viên uống chứa vitamin C giúp giảm sắc tố da và cải thiện triệu chứng thâm nhiễm ở vùng da liken hóa.

Khi sử dụng thuốc uống chứa corticoid, bệnh nhân cần thận trọng tuân thủ tuyệt đối phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như suy tuyến thượng thận, loãng xương, kích ứng dạ dày… khi sử dụng thuốc.

Mẹo chữa viêm da thần kinh bằng phương pháp dân gian

Ngoài điều trị bằng Tây y, khá nhiều bệnh nhân áp dụng các mẹo dân gian để chữa viêm da thần kinh. Một số phương pháp phổ biến như:

  • Tỏi: Dùng vài nhánh tỏi bóc vỏ rồi giã nát. Ngâm tỏi trong dung dịch giấm gạo trong khoảng 4 tiếng rồi lấy nước cốt bôi vào vùng da bị bệnh.
  • Quả mướp: Gọt vỏ mướp, rửa sạch rồi giã nát hoặc ép lấy nước, dùng khăn sạch thấm nước ép mướp đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Chè xanh: Dùng một nắm lá chè xanh rửa sạch, giã nát rồi thấm nước bôi lên vùng da bị viêm.
  • Lá đào tươi: Lấy một nắm lá đào tươi, rửa sạch rồi giã nát đắp lên vùng bị viêm da thần kinh.

Các mẹo dân gian kể trên chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da thần kinh chứ không điều trị bệnh tận gốc, do đó nguy cơ tái phát bệnh rất cao. Bên cạnh đó, với những trường hợp viêm da thần kinh nghiêm trọng, nếu chủ quan chỉ áp dụng các mẹo dân gian dễ khiến bệnh chuyển biến nặng do bỏ qua giai đoạn “vàng” trong điều trị. 

Biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân viêm da thần kinh

Các triệu chứng của liken giản đơn mãn tính có mối quan hệ mật thiết với rối loạn nội tiết và căng thẳng kéo dài. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần chú trọng đến chế độ chăm sóc để giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân viêm da thần kinh
Duy trì tâm lý ổn định và lạc quan là yếu tố giúp hạn chế triệu chứng tái phát

Các biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân viêm da thần kinh:

  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để tránh căng thẳng thần kinh kéo dài. Stress là một trong những nguyên nhân kích thích các triệu chứng của bệnh bùng phát trở lại.
  • Tránh gãi và cào lên vùng da tổn thương, điều này có thể khiến da bị thâm nhiễm, nổi áp xe, mụn nhọt,…
  • Cần bổ sung rau quả tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giảm ngứa ngáy và phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
  • Bên cạnh đó cần hạn chế chất kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Tránh ăn những thực phẩm chứa cay nóng, nhiều axit (chanh, cóc,…). Các loại thực phẩm này khiến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng trở nên nghiêm trọng và kích thích triệu chứng của viêm da thần kinh tái phát.
  • Mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu nhẹ, thấm hút để tránh gây ma sát lên vùng da bị tổn thương.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày với xà phòng dịu nhẹ để tránh nguy cơ nhiễm trùng da.

Viêm da thần kinh là bệnh lý mãn tính và có xu hướng bùng phát nhiều lần trong năm. Vì vậy bên cạnh việc tuân thủ điều trị, bạn cần chủ động ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Chia sẻ:
Kháng sinh chỉ được dùng cho trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu nhiễm trùng 10 Loại Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Được Dùng (Uống + Bôi)

Dùng thuốc trị viêm da tiết bã phù hợp, đúng liều lượng là cách hiệu quả nhất để kiểm soát…

Bị viêm da cơ địa nên tắm những lá này để bệnh thuyên giảm

Bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, một…

Viêm da dị ứng ở tay, chân Viêm Da Dị Ứng Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Viêm da dị ứng ở tay và chân có thể gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, khô da,…

Kem trị viêm da cơ địa của Nhật TOP 10 Kem Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Tốt Nhất 2024

Các loại kem trị viêm da cơ địa của Nhật được nhiều người bệnh tin tưởng chọn lựa. Bởi thương…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa Chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bài thuốc Nam chữa viêm da dầu của TT Thuốc dân tộc

Thanh bì Dưỡng can thang - bài thuốc Nam được bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, là giải…

Bình luận (3)

  1. Dương Thị Thu Phương
    Dương Thị Thu Phương says: Trả lời

    Tôi bị ngứa rất nhiều, nhất là ban đêm ở hai mu bàn tay, 2 cánh tay, 2 bên cổ gáy, 2 bên nách và cả 2 chân, da có nhiều mảng bị khô dày như da trâu sẫm màu , gãi chảy nước dịch hoặc rỉ máu.Tôi đi khám, xét nghiệm máu bs nói bị viêm da cơ địa, uống thuốc và bôi mà ko đỡ chút nào cả. Còn bị ngứa lan rộng thêm.

  2. Nam
    Nam says: Trả lời

    xin bác sĩ tư vấn. Tôi bị viêm da ở hai cánh tay và cả 2 chân, da có nhiều mảng bị khô dày như da trâu sẫm màu rất khó chịu t đi khám có noi bảo bị viêm da cơ địa, có chỗ bảo bị á sừng, cũng có chõ bảo bị viêm da thần kinh. nhưng tôi chữa đều chưa thấy có hiệu quả. Vừa rồi tôi đọc báo thì biết đến bài thuốc thanh bì dưỡng can thang đc vtv2 giới thiệu nên cũng tìm hiểu về bài thuốc này. XIn hỏi thuốc này có chữa đc căn bệnh của tôi ko?

    1. Bích Ngân
      Bích Ngân says:

      Theo mình b cứ đến khám thử xem sao để bác sĩ họ chẩn đoán bệnh mới biết đc, hoặc chụp ảnh gửi cho bác sĩ ấy. Mình thì chữa viêm da cơ địa ở đây bằng bài thuốc này thấy rất hiệu quả. Bài thuốc uy tín nên mới đc bên VTV2 họ đưa lên truyền hình đấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua