Bệnh viêm da tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, dễ mắc nhưng lại rất khó chữa. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không lây nhiễm nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nhiễm trùng, sạm nám da, hình thành sẹo xấu mất thẩm mỹ. 

Viêm da tiếp xúc là gì? 

Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis) hay còn được còn là chàm tiếp xúc (Contact eczema). Đây là làn da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất dị ứng. Tổn thương xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng hoặc nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng da lân cận. 

Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến, dễ mắc nhưng lại rất khó chữa trị

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm. Điển hình như:

  • Người trên 70 tuổi;
  • Trẻ em có làn da nhạy cảm; 
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại, nhân viên vệ sinh, thợ làm tóc, thợ sơn…;

Phân loại viêm da tiếp xúc

Dựa vào tác nhân và cơ chế gây viêm, bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm 2 loại chính gồm:

Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD)

Viêm da tiếp xúc kích ứng là thể bệnh phổ biến nhất, xảy ra do làn da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng.

Điển hình như:

  • Mỹ phẩm, nước rửa chén, xà phòng, sữa tắm, bột thông cống, các loại hóa chất như dung môi (rượu, este, xeton, nhựa thông…);
  • Chất lỏng kim loại, acid, dung dịch kiềm, muối nhôm, axit có trong các loại pin;
  • Một số chất có trong các loại thực vật (điển hình như ớt)…  

Viêm da tiếp xúc dị ứng (ADC)

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra do cơ chế dị ứng của cơ thể hoạt động quá mức để phản ứng lại với các loại hóa chất mà làn da tiếp xúc.

Có thể kể đến như:

Viêm da tiếp xúc ánh sáng

Bệnh xuất hiện khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào làn da gây ra các triệu chứng ngoài da như khô rát, ửng đỏ, ngứa ngáy… 

Bản chất của viêm da tiếp xúc bắt nguồn từ phản ứng quang hóa, trước đó đã tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc các chất có trong cây trồng, sau đó phơi nhiễm ngoài ánh nắng có chứa tia tử ngoại UV mà hình thành. 

=> XEM NGAY: Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị  

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc 

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường tiến triển rất nhanh, tùy theo từng vị trí làn da trên cơ thể mà bệnh sẽ biểu hiện thông qua nhiều hình thái khác nhau như tổn thương dạng dải, đa giác, tròn, vuông, không đều… 

Viêm da tiếp xúc
Hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay

Cụ thể như sau:

  • Viêm da tiếp xúc ở da đầu: Đặc trưng với triệu chứng nổi mụn mủ, nổi mẩn đỏ, cảm giác da khô ráp, bong tróc vảy, ngứa ngáy khó chịu… 
  • Viêm da tiếp xúc ở mặt: Phù nề mí mắt nặng, thậm chí có thể gây viêm kết mạc mắt vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. 
  • Viêm da tiếp xúc ở mặt: Nổi mẩn đỏ, mụn mủ, ngứa ngáy khó chịu, da tăng tiết bã nhờn…
  • Viêm da tiếp xúc ở môi: Da mô khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, nổi mụn nước quanh viền môi, ngứa ngáy dữ dội, gãi mạnh gây chảy máu, vỡ mụn tiết dịch…
  • Viêm da tiếp xúc ở tay, chân: Da tay, chân khô, bong tróc vảy, xuất hiện các đốm mụn nước li ti, tiết dịch mủ gây ngứa ngáy. 
  • Viêm da tiếp xúc ở dái tai: Da khô, bong tróc vảy, hình thành viêm da tiết bã kèm theo rỉ dịch…

Bệnh viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xuất hiện những vấn đề khác liên quan gồm: 

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là biến chứng rất nghiêm trọng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức, nổi hạch..
  • Nhiễm trùng da: Biến chứng này phát sinh từ việc cào gãi, chà xát mạnh thường xuyên hoặc do vệ sinh da không đúng cách. Từ đó gây ra nhiễm trùng, virus, nấm… và kéo theo hiện tượng chảy dịch mủ, hình thành ghẻ chốc, lở. 
  • Viêm da thần kinh: Việc cào gãi mạnh thường xuyên khi bùng phát cơn ngứa cấp không chỉ gây trầy xước mà còn làm da bị co giãn mãn tính, khiến da dày sừng, nổi cộm lên, đổi màu và gây ngứa ngáy dữ dội. 
  • Viêm mô tế bào: Biến chứng này rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu, thậm chí đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn tấn công xâm nhập sâu vào trong các khớp xương, hệ thống dây chằng và tuần hoàn máu. 
  • Biến chứng khác: Bệnh viêm da tiếp xúc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động, tâm lý và tính thẩm mỹ do hình thành sẹo xấu, tăng sắc tố trên da.

Cách chẩn đoán viêm da tiếp xúc

Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc thường bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng (đặc điểm, hình thái, vị trí ảnh hưởng…) kết hợp với một số thủ thuật chẩn đoán như:

  • Test dị nguyên; 
  • Sinh thiết mô da;
  • Xét nghiệm mô bệnh học, test lẩy da, test áp, test ánh sáng… 

=> ĐỌC THÊM: Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Không có một biện pháp đặc trị nào có thể điều trị tận gốc, dứt điểm bệnh viêm da tiếp xúc. Mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng bằng thuốc kết hợp chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng để giảm bớt sự khó chịu trên da và giảm thiểu biến chứng.

Dưới đây là 4 phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả được áp dụng phổ biến:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc trị viêm da tiếp xúc cũng khá giống với nhưng dạng bệnh viêm da khác, chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp cả hai để tăng hiệu quả điều trị. 

Viêm da tiếp xúc
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị viêm da tiếp xúc phù hợp (thuốc uống hoặc thuốc bôi)

Gồm các loại sau: 

  • Thuốc mỡ không kê đơn: như Lanacane, Aveeno, Cortizone-10, Gold Bond, Calamine Lotion… Hỗ trợ xoa dịu kích ứng da, giảm ngứa. 
  • Thuốc Corticoid: Được điều chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc uống, thuốc tiêm tĩnh mạch trong trường hợp nghiêm trọng. Một số loại điển hình như Medrol, Celestone, Kenalog… 
  • Thuốc kháng histamine: Hỗ trợ giảm ngứa, chữa lành vết thương do viêm da tiếp xúc. Các loại thường dùng như Zyrtec, Benadryl… 
  • Các loại thuốc khác
    • Thuốc mỡ Tacrolimus
    • Kem bôi Pimecrolimus
    • Thuốc kháng sinh; 
    • Dung dịch Jarish, hồ nước…;

2. Mẹo dân gian chữa viêm da tiếp xúc

Một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc như:

  • Dầu dừa
  • Trà xanh
  • Lá trầu không
  • Nha đam
  • Bột yến mạch

Lưu ý: Các mẹo dân gian chữa viêm da tiếp xúc chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng vừa bùng phát và chưa có biến chứng. Hiệu quả còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 

3. Kết hợp chăm sóc da và kiêng khem kỹ lưỡng

  • Chườm lạnh giảm đau;
  • Bôi kem dưỡng ẩm;
  • Vật lý trị liệu cho làn da bằng máy xông hơi, sục rửa… vùng da bị tổn thương;
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại;
  • Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời, không khí lạnh, khô;
  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt động vật giàu đạm, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng…;

=> BẬT MÍ: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả

Cách phòng ngừa tái phát viêm da tiếp xúc

Phòng ngừa tái phát viêm da tiếp xúc bằng các biện pháp sau:

Viêm da tiếp xúc
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất, nọc độc côn trùng… để tránh gây kích ứng làn da
  • Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. 
  • Tắm gội thường xuyên, ưu tiên chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da, tẩy rửa dịu nhẹ.
  • Sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với hóa chất, chất bẩn hoặc các loại côn trùng phải rửa tay ngay bằng xà phòng diệt khuẩn.  
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, làm mát da vào mùa hè, sử dụng kem chống nắng hàng ngày. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm da tiếp xúc cũng như những cách đơn giản để thoát bệnh và phòng ngừa hiệu quả. Đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm nên chỉ cần biết cách điều trị, chăm sóc khi triệu chứng bùng phát, người bệnh sẽ hoàn toàn kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa được nguy cơ bội nhiễm. 

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện và cách điều trị
Viêm da tiếp xúc kích ứng là dạng tổn thương da cấp và mãn tính, thường là hệ quả do…
Viêm da tiếp xúc ở tay thường xảy ra khi tay tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kim loại, chất tẩy rửa, hóa chất Viêm da tiếp xúc ở tay – Dễ mắc nhưng không khó chữa
Tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc ở tay, chân luôn ở mức độ cao, nhất là ở những ngành…
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Cách Điều Trị
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào dù nắng nóng…
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện nay chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc…
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không và cách xử lý như thế nào hiệu quả là vấn…

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân

Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc thường khác nhau theo nguyên nhân, mức độ bệnh. Dựa vào những tổn…

Viêm da tiếp xúc côn trùng Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng: Cách Xử Lý và Điều Trị

Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra khi bị côn trùng cắn hoặc do da tiếp xúc với dịch…

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một bệnh lý mãn tính gây tổn thương nặng ở trên bề mặt…

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Khả năng tự khỏi…

Chia sẻ
Bỏ qua