Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc (dạng bôi và uống)
Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc hiện nay chủ yếu được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ. Tùy theo mức độ tổn thương trên da và phạm vi ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị phù hợp.
6 loại thuốc trị viêm da tiếp xúc phổ biến
Bệnh viêm da tiếp xúc là hiện tượng da bị dị ứng, viêm đỏ sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như hóa chất, xà phòng, nấm mốc hay nọc độc của côn trùng… Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống dị ứng kết hợp cùng một số loại thuốc điều trị triệu chứng.
Một số loại thường dùng gồm:
1. Thuốc sát khuẩn ngoài da
Nhóm này thường được chỉ định cho các trường hợp có biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc tiết nhiều dịch trên bề mặt tổn thương.
- Thuốc tím
- Dung dịch hồ nước
- Dung dịch Jarish
- Oxy già
2. Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin
Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau như Cefazolin, Cephalexin, Cefprozil, Cefuroxim…
Thuốc được dùng theo đường uống có tác dụng chống nhiễm khuẩn toàn thân, nhất là khi tổn thương xảy ra trên diện rộng. Liệu trình dùng kéo dài từ 7 – 10 ngày.
2. Thuốc Tacrolimus
Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch, được điều chế gồm thuốc bôi, viên uống và thuốc tiêm. Bệnh nhân viêm da tiếp xúc có thể dùng thuốc này để kiểm soát các triệu chứng.
Thuốc Tacrolimus thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn hạn hoặc cách quãng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tế bào lympho T, làm giảm phản ứng dị ứng, qua đó cải thiện tình trạng viêm đỏ ở vùng da bị bệnh.
4. Thuốc bôi Dipolac G
Các trường hợp bị viêm da tiếp xúc nặng, không đáp ứng được với thuốc kháng viêm thông thường có thể được chỉ định sử dụng Dipolac G. Loại thuốc này nằm trong nhóm các thuốc có chứa corticoid. Thuốc có khả năng kháng viêm mạnh được bào chế với sự kết hợp giữa 3 thành phần gồm clotrimazole, betamethasone dipropionate và gentamicin.
Thuốc Dipolac G thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc và các vấn đề da liễu khác như nấm kẽ tay chân, viêm da do nhiễm khuẩn, bệnh eczema, viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nên và cả bệnh viêm ngứa ở vùng kín.
=> XEM THÊM: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng
5. Thuốc uống trị viêm da tiếp xúc Chlorpheniramine
Chlorpheniramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin, giúp làm giảm các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng viêm, phù nề do bệnh viêm da tiếp xúc gây ra.
Thuốc Chlorpheniramine có các dạng gồm viên nén ( 4mg, 12mg), viên nang ( 4mg), viên nhai (4mg). Liều dùng ở trẻ em và người lớn khác nhau.
6. Thuốc Fusidicort trị viêm da tiếp xúc
Fusidicort là thuốc sát khuẩn tại chỗ được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc theo đường bôi ngoài da. Thuốc được bào chế từ thành phần chính là Fusidic acid, dùng ngắn hạn nhằm cải thiện các triệu chứng dị ứng ngoài da, thúc đẩy làm lành tổn thương.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Để quá trình điều trị viêm da tiếp xúc nhanh chóng cho hiệu quả, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:
- Chỉ sử dụng thuốc sau khi đã thăm khám và được bác sĩ kê toa.
- Tuân thủ liều dùng tuyệt đối, không tự ý tăng giảm liều.
- Phải làm sạch vùng da cần điều trị và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thoa thuốc.
- Kiên trì và tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ cho đến khi khỏi hẳn.
- Kết hợp chăm sóc da đúng cách, hạn chế cào gãi mạnh lên da, giữ gìn vệ sinh vùng da bệnh.
Tham khảo thêm
- Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?
- Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!