Viêm da tiếp xúc ở tay – Dễ mắc nhưng không khó chữa
Tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc ở tay, chân luôn ở mức độ cao, nhất là ở những ngành nghề đặc thù như công nghiệp hóa chất, sản xuất đồ gia dụng, mỹ phẩm… Bệnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng, rủi ro khó lường.
Viêm da tiếp xúc ở tay là gì?
Viêm da tiếp xúc ở tay là một dạng chàm eczema ở tay, xảy ra khi tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Chẳng hạn như hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại, thực phẩm, mỹ phẩm… Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm và nồng độ kháng nguyên, mỗi người sẽ có các triệu chứng viêm da khác nhau.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc ở tay
Các triệu chứng điển hình gồm:
- Xuất hiện các nốt đỏ, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với chất kích ứng khoảng 48h;
- Nốt mẩn sưng tấy, mọc mụn nước, ngứa;
- Dễ tổn thương, lây lan sang vùng da khác nếu cào gãi mạnh;
- Da ửng đỏ, đau rát, khó chịu;
=> ĐỌC NGAY: Bệnh viêm da tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Phân loại
Ở tay có hai dạng viêm da tiếp xúc là viêm da dị ứng và viêm da do kích ứng. Cụ thể:
1. Viêm da tiếp xúc do dị ứng
Là tình trạng dị ứng thường gặp có cơ chế phức tạp với các phản ứng dị ứng với nhiều mức độ khác nhau. Xảy ra khi bề mặt da tiếp xúc với chất dị ứng. Chẳng hạn như mỹ phẩm, nước hoa, kim loại, hóa chất, cỏ dại cỏ chứa chất độc…
Các triệu chứng của dạng viêm da này không chỉ ở tay mà còn có thể xuất hiện ở toàn thân.
2. Viêm da tiếp xúc ở tay do kích ứng
Căn bệnh này được chia thành 2 loại là viêm da do hóa chất kích thích và viêm da bởi vật chất.
Trong đó, các hóa chất gây kích thích thường gặp là:
- Dung môi như nhựa thông, rượu, este, xeton, xylen;
- Các chất lỏng kim loại như kim loại gốc nước, dầu; kiềm như và phòng, chất tẩy rửa; dầu hỏa…;
- Viêm da do vi khuẩn có trong môi trường ở nhiễm hoặc máy điều hòa.;
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở tay
Viêm da tiếp xúc thường xuất phát từ những tác động từ bên ngoài như:
- Tiếp xúc với chất dễ gây dị ứng: Các đồ vật được sản xuất từ các hợp chất như niken, hợp chất lipophilic, dicromat kali, hỗn hợp cao su…
- Môi trường làm việc: Những người phải thường xuyên tiếp xúc với kim loại, hóa chất, chất tẩy rửa; người làm công việc dọn rửa lau chùi nhà hàng, công nhân; hộ lý, y tá cũng là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này
- Các yếu tố khác: Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da tay không phù hợp, kém chất lượng, có chứa chất gây dị ứng cũng là một nguyên nhân thường gặp.
=> XEM THÊM: Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân
Cách điều trị viêm da tiếp xúc ở tay
Các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả như:
- Bảo vệ da: Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với chất kích thích, hoặc khi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như nước lạnh hoặc nước nóng.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm chất lượng để giữ cho da mềm mại và ngăn chặn sự mất nước.
- Tránh các chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như hóa chất, dung môi, hoặc các chất có thể gây kích ứng cho da.
- Rửa tay đúng cách: Sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm khi rửa tay, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
- Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kem chống viêm, corticosteroid hoặc các loại thuốc khác tùy thuộc vào tình trạng của bạn.
- Kiểm soát stress: Stress có thể ảnh hưởng đến tình trạng da. Hãy cố gắng giảm stress thông qua việc tập thể dục, thiền, hoặc các hoạt động giải trí khác.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Một số người có thể thấy cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, ví dụ như giảm tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích ứng.
Tóm lại, viêm da tiếp xúc ở tay chủ yếu xuất hiện do tiếp xúc với chất dị ứng hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc, kim loại hoặc phải sử dụng chất tẩy rửa. Mặc dù các triệu chứng ban đầu của bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời điều trị bệnh sẽ chuyển sang mãn tính thậm chí xuất hiện biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì? Các biểu hiện thường gặp
- Viêm da tiếp xúc côn trùng và cách xử lý hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!