Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Chi tiết A-Z
3 tháng giữa là thời gian bổ sung dinh dưỡng quan trọng để cơ thể người mẹ phục hồi lại sau quá trình nghén. Đây cũng là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về hình dạng cơ thể cũng như cấu trúc não bộ. Vì thế việc bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa cần được lưu ý quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, phần lớn những người mẹ sẽ lấy lại khẩu vị của mình và thường xuyên có cảm giác thèm ăn. Đây cũng là giai đoạn tăng cân của cả mẹ và thai nhi. Vì thế nếu bổ sung dinh dưỡng vượt mức, người mẹ có nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngược lại nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng dễ bị suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra thiếu cân.
Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Thai kỳ phân ra làm 3 giai đoạn là 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), ba tháng giữa (tam cá nguyệt thứ 2) và 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3). Trong đó 3 tháng giữa được đánh giá là giai đoạn “dễ chịu” nhất đối với đa số bà bầu, vì thời gian này người mẹ ăn uống ngon miệng, bụng bầu chưa to lớn nên việc nghỉ ngơi cũng không bị ảnh hưởng.
Giai đoạn này yêu cầu người mẹ tiếp nạp nguồn dinh dưỡng vừa đủ, không cần bổ sung thêm Calo. Trung bình, năng lượng cần tăng khoảng 300 – 350 calories/ ngày và 60 g chất đạm. Ngoài nguồn tinh bột và đạm, người mẹ nên bổ sung các dưỡng chất đến từ rau củ quả, trái cây, nhóm thực phẩm này rất giàu axit folic, sắt, kẽm. Thực phẩm giàu protein cần được bổ sung 2 lần/ngày để đáp ứng nhu cầu sản xuất máu, một phần dành cho thai nhi.
Nhu cầu acid folic duy trì ở mức 400mcg tương tự như liều lượng bổ sung trong giai đoạn đầu. Ở 3 tháng giữa, thai nhi bắt đầu hoạt động tích lũy sắt để tạo máu và phát triển các cơ quan. Song song với sắt, nguồn Vitamin C cần góp mặt trong giai đoạn này bao gồm các loại thịt đỏ, cá, trứng, hoa quả tươi… Vitamin C có tác dụng giúp sắt dễ dàng được hấp thu trong dạ dày.
Đối với các nguồn vitamin khác như vitamin A, vitamin D cần được bổ sung trong suốt thai kỳ. Lượng Vitamin A có thể bổ sung ở mức trung bình thông qua chế độ ăn uống giàu rau củ quả. Trung bình vitamin D là 400 IU mỗi ngày. Nếu đảm bảo lượng vitamin A cung cấp đầy đủ từ thực phẩm, người mẹ không cần sử dụng thực phẩm bổ sung có hàm lượng Vitamin A cao như dầu gan cá, thuốc bổ sung Vitamin A dễ dẫn đến quá liều Vitamin A.
Cân nặng bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ bao nhiêu là chuẩn?
Người mẹ vẫn có thể tăng thêm một nửa số ký tăng khi mang bầu ở giai đoạn thứ 2 này ngay cả khi không tăng cường calo. Theo chỉ số cân nặng bà bầu (chỉ số BMI ) rong 3 tháng giữa, nếu như bà bầu tăng khoảng 4-5 kg thì được xem như đã bổ sung đủ dinh dưỡng.
Đối với những bà bầu có nhu cầu tăng cân vừa phải (BMI 18.5 – 24.9) nên tăng trung bình khoảng 0.5 kg mỗi tuần trong thai kỳ thứ hai (nếu béo thì thì chỉ cần tăng 0.25 kg mỗi tuần). Đối với những người mẹ có mức cân nặng cao, cơ địa hướng thừa cân hoặc béo phì không nên chú trọng vào mức tăng cân quy định mà nên xây dựng bữa phụ lành mạnh và phải tránh các loại thực phẩm nhiều đường hay chất béo.
Chi tiết chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa
Thực đơn xây dựng trong thời gian này tăng 250kcal/ ngày. Trong giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi, vì vật người mẹ cần phải đáp ứng nguồn năng lượng cung ứng cho cơ thể và cung cấp cho thai nhi. Đồng thời chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm….. Ở từng tháng, chế độ ăn uống của mẹ bầu có thể điều chỉnh theo nguyên tắc sau:
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4
Tháng thứ 4 là giai đoạn người mẹ vừa mới chấm dứt cơn ốm nghén, vì thế thời gian này là lúc bà bầu cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt từ thịt gà, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… Bắt đầu từ tháng này cũng lúc thai phụ cần ăn uống nhiều hơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời thai nhi được bổ sung đủ chất để hoàn thiện các cơ quan, bộ phận cơ thể. Do thời khoảng
Song song đó cung cấp vitamin và axit folic có trong bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hàng ngày. Mẹ bầu cũng nên tăng cường hấp thụ chất sắt, các nguồn vitamin C từ các loại hoa quả như chanh, cam, dưa hấu. Bà bầu cũng tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn. Nếu xảy ra tình trạng thèm ăn hoặc biếng ăn thì thai phụ nên bổ sung bằng những thực phẩm lành mạnh như các loại hạt, hoa quả sấy khô, sữa tươi, sữa chua,….
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5
Trong tháng thứ 5 này bà bầu bắt đầu tăng cân nhanh hơn nên hạn chế ăn quá nhiều thịt, kiêng nhóm thực phẩm chứa đường trắng. Đường tinh luyện là nguyên nhân khiến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ hoạt động không linh hoạt, phát triển chậm hơn. Giai đoạn này cũng là lúc thai nhi phát triển mạnh về não bộ, do đó mẹ bầu cần ưu tiên những thực phẩm kích thích não bộ thai nhi phát triển trọn vẹn nhất.
Chú trọng vào nhóm thực phẩm giàu axit folic và DHA như trứng, cá, các loại đậu, cá hồi và các loại hạt… Đặc biệt hạn chế tối đa các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra mẹ bầu cần hạn chế ăn mặn, mẹ nên giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày để phòng nguy cơ phù nề, huyết áp cao và tiền sản giật xảy ra.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6
Bà bầu ở tháng thứ 6 cần phải hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối phòng nguy cơ bệnh tim mạch về sau. Ở giai đoạn này ưu tiên các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, khoai tây, rau cải trắng, các loại đậu, trứng, hoa quả… nhằm bổ sung nguồn sắt đầy đủ cho thai nhi.
Ngoài ra bà bầu cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi giúp thai nhi không bị còi xương, cấu trúc răng lợi yếu… Nếu như không đạt được mức cân nặng hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng ở tháng này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng vitamin và tiếp tục theo dõi thai kỳ.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
Giai đoạn 3 tháng giữa được xem là thời gian “lấy đà” của thai nhi để bé đạt được mức cân nặng chuẩn khi bước sang 3 tháng cuối. Cụ thể bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ bầu cần ưu tiên những loại thực phẩm sau đâu:
Cá hồi
Cá hồi có nguồn axit béo omega 3 dồi dào nhất, đây cũng là loại thực phẩm cung cấp DHA hỗ trợ thai nhi phát triển não hộ hoàn thiện. Vì thế để bé có thể phát triển thông minh lanh lợi, trung bình mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 2-3 lần cá hồi mỗi tuần. DHA chiếm 20% trong lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc để bé hoàn thiện thị giác.
Ngoài ra trong cá hồi còn có những thành phần quan trọng khác như chất sắt, kẽm, chất béo, canxi,… Những hợp chất này cần thiết cho hoạt động tạo máu và hoàn thiện các thiếu hụt trên cơ thể trẻ. Những cách chế biến cá hồi mà bà bầu nên ưu tiên là nấu cháo, nướng hoặc rán ít dầu… Bạn không nên ăn cá hồi sống để tránh nguy cơ ngộ độc xảy ra.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa chua và phô mai là những nguồn dinh dưỡng cung cấp chất béo và chứa vitamin D, canxi dồi dào nhất. Nhóm sữa và chế phẩm từ sữa cũng cung cấp một số lợi khuẩn hỗ trợ cho hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn bình thường. Các loại chế phẩm từ sữa như sữa chua còn có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
Cần lưu ý, thời điểm uống sữa tốt nhất là bữa sáng sau khi ăn và bữa tối trước khi đi ngủ. Sữa được làm ấm nóng có tác dụng tốt cho dạ dày của bà bầu hơn. Ngoài ra thai phụ cũng nên chọn các loại sữa không đường, ít béo để tránh tình trạng thừa cân xảy ra.
Các loại hạt
Những loại hạt khô luôn được nhắc đến trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Trong 3 tháng giữa bà bầu nên ăn hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó… Đây là những loại hạt có thành phần omega 3 dồi dào cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác. Đây cũng là món ăn vặt lành mạnh, hỗ trợ tiêu hóa tốt mà bà bầu có thể sử dụng mỗi ngày.
Rau củ quả
Chế độ dinh dưỡng giàu rau xanh không thể thiếu trong xuyên suốt thai kỳ. Rau xanh có tác dụng cân bằng lại lượng đạm hàng rau, củ quả và hỗ trợ dạ dày tiêu hóa chúng. Rau xanh bao gồm các loại rau lá giàu chất xơ và rau củ, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là khi mang thai. Những loại rau của có giá trị dinh dưỡng cao nhất gồm có: rau bó xôi, mồng tơi, rau cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau dền, bông cải, bí đỏ, cà rốt,….
Thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi và kẽm
Trong 3 tháng giữa là thời điểm em bé bắt đầu phát triển xương và tạo khung xương cơ bản. Do đó thai phụ cần đáp ứng các dưỡng chất quan trọng để bé có thể phát triển khung xương hoàn thiện trong giai đoạn này. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn mà các mô mềm của bé bắt đầu được hình thành, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm.
Trong đó nhóm thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi và kẽm nhất gồm có rau bó xôi, gan lợ, gan bò, các loại hạt, cá hồi, khoai tây, quả bơ…. Nếu như không đáp ứng đủ lượng vi chất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung những dưỡng chất này thông qua sử dụng các loại thuốc bổ.
Các loại trứng
Trứng gà hay trứng vịt luôn được đánh giá là một trong những nhóm đạm quan trọng cần thiết cho sức khỏe. Đồng thời đây cũng nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên hỗ trợ thai nhi phát triển xương, răng và tóc, móng. Trong trứng gà có nguồn sinh tố dồi dào, đặc biệt ở lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
Mặc dù có thông tin cho rằng chỉ khi ăn trứng ngỗng thì thai nhi mới có thể phát triển thông minh. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trứng ngỗng có hàm lượng cholesteron cao hơn trứng gà nhưng lượng đạm tương đương. Vì thế sau khi dùng trứng ngỗng bạn sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu hơn khi dùng trứng gà, ngoài ra trứng ngỗng cũng có mùi tanh rất khó ăn. Trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tuần mẹ chỉ nên dùng khoảng 3-4 quả trứng gà là đủ.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
Ngoài nhóm các thực phẩm mà mẹ bầu nên tăng cường bổ sung, một số loại thực phẩm khác được đánh giá không tốt và có thể khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi bị ảnh hưởng. Khi mang thai 3 tháng giữa bà bầu nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây:
Đồ ngọt
Các loại bánh kẹo ngọt có chứa lượng đường nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ cho bà bầu. Đồng thời đường cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị hao tốn một lượng canxi lớn, từ sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương và răng của thai nhi.
Thai phụ cần kiêng tuyệt đối các loại kẹo ngọt có chứa lượng đường hóa học lớn. Tương tự đối với nướng ngọt có ga, nước ngọt đóng chai cũng mang lại những hậu quả xấu tương tự. Mặc dù socola có thể cung cấp cho mẹ nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi ăn quá nhiều sôcôla cũng không tốt, chúng có thể gây ra cảm giác no bụng và ảnh hưởng đến các nhu cầu dinh dưỡng khác. Nhìn chung đồ ngọt chỉ khiến bà bầu nhanh béo lên nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu bổ sung cho thai nhi.
Mì chính
Mì chính hay còn gọi là bột ngọt, đây là loại gia vị rất phổ biến hàng ngày, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng mì chính, hoặc hạn chế càng tốt. Trong mì chính có một lượng đánh kể sodium glutamate, sau khi kết hợp với chất kẽm trong máu, chúng sẽ bị thải ra theo đường nước tiểu. Do đó khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều lượng mì chính có thể làm tiêu hao lượng kẽm và gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh của thai nhi.
Nhân sâm
Nhân sâm được biết đến như một thực phẩm bổ dưỡng và có giá trị trong y học. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, nhân sâm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai đa số âm huyết hư nhược, khi sử dụng nhân sâm dễ dẫn đến hao tổn âm khí và làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, từ đó dẫn đến hiện tượng sưng phù và cao huyết áp. Đối với các thực phẩm bồi bổ khác như đông trùng hạ thảo, long nhãn cũng không nên sử dụng vì khả năng gây ra động thai, táo bón…
Các thực phẩm có chứa chất phụ gia
Trong 3 tháng giữa thai kỳ bà bầu không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa thành phần chất phụ gia. Chất phụ gia và chất bảo quản là những nguyên nhân gây ra dị tật thai hoặc sảy thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa – thời điểm mà thai nhi đang hoàn thiện cơ thể, thai phụ cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này. Ngoài ra các loại gia vị nêm nếm, chất làm chua, chất lên men cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi giai đoạn này.
Gia vị mang tính nóng và cay
Thực phẩm cay nóng có thể kích thích khẩu vị của mẹ bầu, giúp ăn uống ngon miệng hơn nhưng đây cũng ảnh hưởng đến thai kỳ của người mẹ. Trong đó những loại gia vị có hương cay nồng như ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn gây cản trở hoạt động bài tiết, dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng cũng sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày… Cần thận trọng trước nguy cơ táo bón, điều này có thể khiến bà bầu rặn nhiều, vùng bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị chèn ép. Ăn thức ăn cay nóng khi mang thai cũng sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến trĩ sau sinh.
Đồ uống có chứa chất kích thích
Nếu như bà bầu dùng phải một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê hay trà, những biểu hiện thường thấy là tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Thành phần chính của các chất kích thích là caffeine, chất này có thể đi qua cuống rốn và xâm nhập vào thai nhi. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch của bé.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa rất quan trọng, vì thiếu hụt hoặc dư thừa chất sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này người mẹ cần lưu ý những nguyên tắc ăn uống sau đây:
- Trong giai đoạn tháng thứ 4, mẹ bầu và thai nhi rất dễ thiếu máu nên việc bổ sung sắt trong giai đoạn này rất quan trọng. Có thể bổ sung qua đường ăn uống hoặc bổ sung sắt dạng viên uống nếu cần thiết.
- Bổ sung đủ lượng acid folic, omega – 3 và DHA từ thực phẩm để chống dị tật thai nhi
- Để phòng tránh tình trạng ợ nóng, đầy hơi, táo bón thì bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn để hấp thu dinh dưỡng tối đa
- Uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước ối và tránh bị táo bón, có thể kết hợp nước trái cây và nước dừa để bổ sung vitamin và chất điện giải.
- Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
- Thăm khám thai định kỳ để được kiểm tra mức độ tăng trưởng của thai nhi và khám dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể mẹ không thiếu những dưỡng chất quan trọng.
Thời gian 3 tháng giữa thai kỳ, người mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn nên cần ăn đủ để đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Nếu như mẹ bầu cảm thấy chưa yên tâm về cách xây dựng bữa ăn hàng ngày và muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!