Đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Muốn xác định đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm. Bởi đau tức bụng dưới có thể do nhiều vấn đề nguyên nhân gây ra. Xác định rõ nguyên nhân là rất cần thiết để có cách can thiệp đúng đắn.

đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Đau tức bụng dưới có phải mang thai không còn tùy thuộc vào nhiều dấu hiệu đi kèm khác

Đau tức bụng dưới liệu có phải mang thai không?

Đau tức vùng bụng dưới là dấu hiệu thường gặp ở nhiều nữ giới. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố tác động gây nên. Trường hợp trước đó từng quan hệ không an toàn và không có biện pháp tránh thai thì nhiều chị em lo lắng rằng đây là dấu hiệu của thai kỳ.

Sở dĩ mang thai thường khiến cho bụng dưới có cảm giác đau tức là do thai làm tổ trong buồng tử cung. Cảm giác đau bụng thường kéo dài âm ỉ khoảng 1 vài ngày rồi biến mất. 

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tình trạng đau tức bụng dưới có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong số đó là các vấn đề bệnh lý.

Vậy đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Để nhận định rõ vấn đề này thì chị em cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm khác. Khả năng cao là do thai kỳ nếu có các dấu hiệu mất kinh, buồn nôn, ốm nghén, chảy máu báo thai… đi kèm.

Trong một số ít trường hợp, đau tức bụng dưới kéo dài có thể do thai phát triển bên ngoài tử cung. Đây là tình trạng nguy hiểm cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất khi có dấu hiệu đau tức bụng dưới nghi ngờ có liên quan đến thai kỳ thì chị em có thể mua que thử thai về để xác nhận lại. Sau đó chủ động thăm khám bác sĩ để được kiểm tra sớm.

Đau tức bụng dưới khi nào là dấu hiệu thai kỳ?

Như đã đề cập, đau tức bụng dưới là một dấu hiệu giúp chị em nhận biết mang thai sớm. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

Chính vì vậy, để xác định đau tức bụng dưới có phải mang thai không thì nữ giới cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo thai kỳ khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm thai kỳ bên cạnh triệu chứng đau tức bụng dưới:

1. Chảy máu báo thai

Cùng với tình trạng đau tức bụng dưới thì chảy máu báo thai cũng là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 20% phụ nữ biết mình mang thai dựa vào biểu hiện này.

Máu báo thai xuất hiện sớm nhất vào khoảng từ 6 – 7 ngày sau khi thụ thai thành công. Đặc điểm của máu báo thai sẽ khác hoàn toàn so với máu của chu kỳ kinh nguyệt. Thường chảy ít trong 1 vài ngày, có thể màu đỏ nhạt, hồng hoặc nâu đậm. Trong nhiều trường hợp chỉ để lại 1 vệt nhỏ dính vào đáy quần chíp.

dấu hiệu thai kỳ
Chảy máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ

2. Bị mất chu kỳ kinh nguyệt

Chậm kinh/ mất chu kỳ kinh nguyệt cũng là dấu hiệu giúp nhận biết mang thai sớm. Tình trạng này thường xảy ra sau khi thụ thai thành công khoảng 2 – 3 tuần. Nếu bị đau tức bụng dưới kèm theo chậm/ mất chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể bạn đang mang thai.

Tuy nhiên, tình trạng chậm/ mấy chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể liên quan tới một số nguyên nhân khác. Ví dụ như:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Vấn đề bất thường ở tuyến giáp
  • Tăng/ giảm cân quá mức
  • Ăn uống và sinh hoạt không điều độ
  • Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang
  • Làm việc/ hoạt động thể chất quá sức

3. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Để nhận biết đau tức bụng dưới có phải mang thai không thì nữ giới nên chú ý thêm đến thể trạng của bản thân. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi chính là một trong những dấu hiệu điển hình của thai kỳ.

Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi được lý giải là do nồng độ progesterone sẽ đột ngột tăng cao khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tiêu thụ năng lượng tích cực hơn để giúp thai nhi phát triển tốt. Vì vậy, nhiều mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi giống như khi hoạt động gắng sức.

4. Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn, nôn ói là những dấu hiệu phổ biến ở những tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng này có xu hướng xuất hiện dày đặc vào khoảng tuần thai thứ 9. Nguyên nhân chính được lý giải là do các hormone trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi đột ngột.

Cảm giác buồn nôn, nôn ói thường xuất hiện vào buổi sáng. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể gặp nó ở cá thời điểm khác trong ngày. Cảm giác buồn nôn thường tăng lên khi mẹ ngửi thấy các mùi lạ hay mùi quá nặng.

đau tức bụng dưới có phải mang thai không
Đau tức bụng dưới kèm theo buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang mang thai

5. Khó thở, hụt hơi

Ngoài đau tức bụng dưới thì mẹ bầu còn bị khó thở, hụt hơi. Đây là biểu hiện rất dễ gặp ở lần đầu mang thai. Tình trạng này thường diễn ra ở tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên một số mẹ bầu có thể bị khó thở, hụt hơi kéo dài suốt thai kỳ.

Nguyên nhân chính là do khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ cần nhiều oxy hơn để đảm bảo cho sự phát triển tốt của phôi thai. Ngoài ra, sự tăng cao đột ngột của nồng độ hormone progesterone cũng được cho là yếu tố liên quan.

6. Tăng cảm giác thèm ăn

Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất của mẹ tăng lên. Điều này giúp đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai kỳ. Và đây cũng được cho là nguyên nhân khiến các mẹ thường xuyên có cảm giác đói bụng, thèm ăn.

Một điều đặc biệt là mẹ bầu thường thèm ăn những món lạ miệng. Có thể là những loại đồ ăn trước đó họ không thích hay chưa khi nào ăn. Nếu bị đau tức bụng dưới kèm theo dấu hiệu này thì nữ giới có thể đang mang thai.

7. Những thay đổi ở vòng 1

Thay đổi ở vòng 1 là dấu hiệu sớm của thai kỳ thường gặp ở hầu hết chị em phụ nữ. Lúc này, vùng ngực của nữ giới thường mềm hơn và dễ bị kích thích.

Ngoài ra, kích thước vòng 1 cũng có xu hướng to ra và nặng hơn. Nhiều chị em còn bị đau tức ngực. Phần quầng vú và nhũ hoa cũng có biểu hiện sẫm màu hơn bình thường.

8. Đi tiểu nhiều lần

Khi bước vào thai kỳ, tử cung của phái nữ thường có xu hướng giãn ra và phát triển lớn. Điều này giúp đảm bảo không gian để thai nhi phát triển. Tuy nhiên sự giãn nở của tử cung lại vô tình chèn ép vào bàng quang.

dấu hiệu mang thai sớm
Đi tiểu nhiều lần cũng là một dấu hiệu mang thai mà nữ giới nên chú ý

Hơn nữa, khi mang thai sự thay đổi nồng độ các hormone cũng khiến lượng máu qua thận và bàng quang tăng lên. Từ đó khiến các cơ quan này trở nên đầy hơn. Và đây là những lý do khiến phụ nữ đi tiểu nhiều lần khi mang thai.

9. Một số dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm nêu trên thì một số chị em có thể gặp phải nhiều biểu hiện khác. Nên cẩn trọng khi đau tức bụng dưới kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên
  • Thường xuyên buồn ngủ
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Dễ bị táo bón
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng
  • Dễ đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục
  • Chướng bụng, chuột rút

Đau tức bụng dưới cũng có thể do nguyên nhân khác

Các chuyên gia cho biết, nhiều trường hợp đau tức bụng dưới hoàn toàn không phải là dấu hiệu mang thai. Triệu chứng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt một số trường hợp có thể là do vấn đề bệnh lý.

Cần chú ý đến một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

1. Tới kỳ hành kinh

Đau tức bụng dưới là một trong những dấu hiệu cảnh báo chu kỳ kinh nguyệt đang cận kề. Trong đó, nhiều chị em còn bị đau ngay cả trong kỳ hành kinh. Nhiều chị em bị làm phiền bởi những cơn đau nhẹ nhưng ở một số người cơn đau có thể rất dữ dội.

Nguyên nhân có thể do nữ giới tiết ra quá nhiều prostaglandin hay quá nhạy cảm với cơn đau. Điều này khiến cho tử cung co bóp mạnh và làm giảm lượng máu cung cấp tới tử cung nên làm đau nhiều hơn.

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bị đau tức bụng dưới do chu kỳ kinh nguyệt sẽ biến mất khi kỳ kinh kết thúc. Nữ giới không cần phải điều trị y tế. Với những trường hợp bị đau quá nhiều vẫn có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.

2. Viêm ruột thừa

Trường hợp bị đau nhói ở phần bụng dưới nghiêng về bên phải kèm theo dấu hiệu nôn sốt thì bạn nên đến bệnh viện ngay. Bởi đây là các dấu hiệu của viêm ruột thừa – một trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật kịp thời để cắt bỏ ruột thừa bị viêm thì sẽ rất nguy hiểm. Nhiễm trùng có thể lây lan trong ổ bụng, thậm chí dẫn đến tử vong.

đau tức bụng dưới do đâu
Đau tức bụng dưới nghiêng về bên phải với mức độ dữ dội có thể do viêm ruột thừa

3. Đau tức bụng dưới do rụng trứng

Trường hợp bạn bị đau tức bụng dưới với cơn đau nhói và âm ỉ trong thời kỳ rụng trứng của nữ giới thì điều này là rất bình thường. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em.

Bởi khi rụng trứng, buồng trứng thường sẽ rụng 1 quả trứng đi kèm với 1 số chất dịch và máu. Điều này có thể khiến niêm mạc bụng bị kích ứng và gây ra các cơn đau tức bụng dưới.

4. U nang buồng trứng

Một u nang buồng trứng có thể là vô hại. Tuy nhiên trường hợp u nang phát triển lớn có thể khiến vùng bụng dưới đau tức. Hơn nữa nữ giới còn có thể bị tăng cần và đi tiểu thường xuyên. Tình trạng này thường được phát hiện bằng việc khám phụ khoa hay siêu âm.

5. U xơ tử cung

U xơ tử cung đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện khối u bất thường ở thành tử cung. Tuy nhiên đây là khối u lành tính, không phải ung thư. Nó thường xảy ra ở nữ giới khoảng 30 – 40 tuổi và hầu hết không gây ra vấn đề gì.

Tuy nhiên một số nữ giới có thể gặp phải các triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục… Trường hợp khối u ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe thì bác sĩ sẽ can thiệp loại bỏ.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng vi trùng xâm nhập và tấn công vào đường tiết niệu (gồm tất các các vị trí, từ niệu đạo đến bàng quang, niệu quản). Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau tức bụng dưới, tiểu đau, buốt, lúc nào cũng mót tiểu…

Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên bệnh kéo dài, nhiễm trùng có thể lây lan đến thận và gây ra tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận là sốt, buồn nôn, đau ở một bên vùng lưng dưới…

nguyên nhân gây đau tức bụng dưới
Nhiều trường hợp, đau tức bụng dưới có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra

7. Đau vùng chậu mãn tính

Đau vùng chậu xảy ra ở bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thì sẽ được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mãn tính. Tình trạng này ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng giấc ngủ. Tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách.

8. Các bệnh lây qua đường tình dục

Đau tức vùng bụng dưới và vùng chậu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó phổ biến nhất là bệnh lậu và nhiễm Chlamydia.

Đây là 2 tình trạng nhiễm khuẩn có thể gây đau vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, đi tiểu đau, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu nhận thấy các triệu chứng này thì nữ giới nên sớm thăm khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

9. Nguyên nhân khác

Ngoài các vấn đề bệnh lý nêu trên thì triệu chứng đau tức bụng dưới cũng có thể liên quan tới nhiều yếu tố nguyên nhân khác. Có thể bao gồm:

  • Viêm bàng quang kẽ
  • Đau tức bụng dưới do sa tạng
  • Sỏi thận
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Hội chứng ruột kích thích

Bài viết đã làm rõ vấn đề đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Đồng thời phân tích các nguyên nhân khác ngoài thai kỳ có thể liên quan. Tốt nhất khi tình trạng đau tức bụng dưới kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, nữ giới nên thăm khám sớm để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đâu là những dấu hiệu thụ thai thành công? Dấu hiệu thụ thai thành công sớm nhất sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ, rất nhiều cặp đôi "mong ngóng" tin con thông qua những dấu hiệu thụ thai thành…

x loại thực phẩm dễ gây sảy thai - Mẹ cần cảnh giác! 16 loại thực phẩm dễ gây sảy thai – Mẹ cần cảnh giác!

Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do gene,…

tác dụng của quả cherry đối với bà bầu Tác dụng của quả cherry đối với bà bầu và lưu ý

Quả cherry là loại trái cây chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa nó còn…

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa? Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa?

Phụ nữ sau sinh thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, phòng…

Các món ăn tốt cho bà bầu – Con thêm khỏe, thông minh

Cá hồi áp chảo, vịt hầm hạt sen, cháo cá chép, canh rong biển... là các món ăn tốt cho…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua