Mẹ bầu ăn gì để con thông minh? 10 thực phẩm hàng đầu
Việc sinh ra đời những đứa con khỏe mạnh, có khả năng tư duy và nhận thức tốt là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn. Chính vì vậy, vấn đề mẹ bầu ăn gì để con thông minh được rất nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là top 10 thực phẩm hàng đầu giúp phát triển trí não cho thai nhi nên có trong thực đơn của bà bầu.
Mẹ bầu ăn gì để con thông minh?
Ngoài gen di truyền, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ trong thời gian mang thai cũng có ảnh hưởng rất lớn quyết định đến trí thông minh của trẻ sau khi trào đời. Để bé có khả năng tư duy tốt, mẹ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất như sắt, DHA, omega 3, vitamin D hay axit folic… Ngoài ra, hãy thường xuyên sử dụng các thực phẩm dưới đây trong thực đơn để tạo nền tảng tốt nhất cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
1. Rau cải bó xôi
Cải bó xôi là một trong những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng quý cho thai nhi. Thực phẩm này đặc biệt chứa nhiều chất sắt giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ, đảm bảo cung cấp đủ máu và oxy đến não bộ của thai nhi, giúp các tế bào thần kinh của bé phát triển. Nhờ vậy, sau khi trào đời, con bạn sẽ thông minh hơn.
Bên cạnh đó, cải bó xôi còn bổ sung cho mẹ nhiều vitamin K, A, C, B1, canxi, mangan, magie và protein giúp hình thành nên các mô trong cơ thể bé và giúp bào thai phát triển hoàn thiện khung xương. Thường xuyên sử dụng loại rau này trong các bữa ăn cũng cung cấp cho mẹ nhiều nước, chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức đề kháng cho mẹ.
Khi chế biến cải bó xôi các mẹ chú ý chỉ nên nấu rau vừa chín tới. Tránh đun nấu quá lâu khiến rau bị mềm và thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn dễ chế biến từ cải bó xôi tốt cho bà bầu và thai nhi.
Canh cải bó xôi nấu thịt bằm:
- Chuẩn bị: 1 bó rau cải bó xôi, 200g thịt nạc lợn bằm
- Cải bó xôi sau khi rửa sạch đem thái nhỏ.
- Thịt ướp với chút gia vị và hành tím bằm 15 phút cho ngấm.
- Sau đó xào thịt cho chín rồi đổ lượng nước vừa ăn vào, nấu sôi, nêm nếm gia vị.
- Thêm rau vào đun cho nước sôi đều trở lại khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Cải bó xôi xào dầu hào
- Cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc ngắn
- Phi thơm tỏi, bỏ cải bó xôi vào đảo đều tay trên lửa nhỏ
- Nêm nếm một chút dầu hào, hạt nêm vào sao cho vừa miệng
- Xào vài phút cho rau chín là được.
2. Cá hồi
Cá hồi giàu omega 3 – một loại axit béo lành mạnh rất cần thiết cho sự phát triển trí não, tim mạch và thị lực của thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng DHA dồi dào được tìm thấy trong cá hồi cũng tham gia vào quá trình phát triển các tế bào trong não bộ của thai nhi.
Để trẻ chào đời được thông minh hơn, bà bầu nên thêm cá hồi vào thực đơn 2 – 3 lần mỗi tuần. Không nên ăn hàng ngày có thể gây tích lũy thủy ngân trong cơ thể làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Có nhiều cách để chế biến cá hồi như hấp, luộc, áp chảo, kho tộ hay nướng. Hãy đảm bảo cá hồi đã được làm chín trước khi ăn. Tránh ăn cá hồi còn sống, đặc biệt là món sushi bởi khi chưa được làm chín, cá hồi có thể chứa vi khuẩn khiến cả mẹ và thai nhi bị nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Một số món ăn ngon từ cá hồi dưới đây sẽ là những gợi ý thú vị cho thực đơn của mẹ:
Cá hồi áp chảo sốt măng tây
- Chuẩn bị: 200g cá hồi, 200g măng tây, 1 quả chanh
- Cá hồi rửa sạch, ướp với một chút muối tiêu trong 15 phút rồi bỏ vào áp chảo cho chín vàng đều hai mặt.
- Măng tây loại bỏ phần rễ già, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành những khúc cỡ 2 đốt ngón tay. Đem xào tỏi cho chín
- Tiếp theo tiến hành làm nước sốt: Phi thơm tỏi với bơ rồi cho nước cốt chanh, một ít hạt nêm, 1 thìa mật ong. Dùng đũa quấy cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Thêm một ít nước bột năng vào cho hơi sền sệt.
- Bỏ cá và măng tây vào đĩa, rưới nước sốt lên trên là có thể thưởng thức.
Cá hồi kho tộ
- Chuẩn bị: 2 lát cá hồi, hành tím bằm và các loại gia vị
- Cá hồi ướp với hành và một chút muối trong 30 phút
- Bắc nồi đất lên bếp, thêm vào một chút dầu ăn rồi thắng đường cho đến khi chuyển qua màu cánh gián.
- Bỏ cá vào nồi, thêm vào một ít nước mắm, tiêu
- Đậy nắp lại, nấu lửa nhỏ liu riu đến khi cá chín và nước kho sền sệt lại
- Dọn ra đĩa ăn nóng cùng với cơm.
3. Các loại rau có lá màu xanh
Nếu đang thắc mắc mẹ bầu ăn gì để con thông minh thì không nên bỏ qua các loại rau có lá màu xanh đậm. Chẳng hạn như măng tây, súp lơ xanh, cải bó xôi hay rau mầm. Chúng là nguồn bổ sung chất chống oxy hóa và axit folic giúp bảo vệ các mô ở não bộ và ống thần kinh của trẻ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, các khuyến tật bẩm sinh ở tim thai và giúp trẻ thông minh hơn sau khi trào đời.
Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ axit folic cho cơ thể còn giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị tiền sản giật trong những tháng cuối của thai kỳ.
Lưu ý bà bầu cần nhớ khi chế biến rau xanh:
- Các loại rau đều cần phải được rửa kỹ, ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn và loại bỏ sạch ký sinh trùng cũng như các chất bảo vệ thực vật độc hại.
- Xào nấu rau vừa chín tới, không nấu quá lâu khiến các chất dinh dưỡng bị hòa tan
- Rau sau khi chế biến xong nên ăn ngay
- Khi luộc rau nên đợi cho nước sôi rồi mới thả rau vào và tiếp tục nấu trên lửa lớn để rau giữ nguyên được màu sắc tươi xanh cũng như các chất dinh dưỡng vốn có.
4. Muốn con thông minh bà bầu nên ăn hàu
Thiếu hụt iod có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi. Hàu chứa hàm lượng cao iod có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu iod hàng ngày của bà bầu.
Đặc biệt, hàu còn bổ sung nhiều sắt, kẽm và omega-3. Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho quá trình phát triển trí não của bé, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy của bé sau này. Do vậy, ngay từ khi có thai, bà bầu nên cân nhắc bổ sung hàu vào thực đơn.
Do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bà bầu được khuyến cáo chỉ nên ăn hàu 1 – 2 lần mỗi tuần. Do sống dưới nước, hàu có thể chứa ký sinh trùng. Vì vậy, các mẹ chỉ nên ăn hàu sau khi đã được nấu chín. Dưới đây là cách chế biến món hàu hấp gừng ngon miệng, dễ thực hiện cho mẹ bầu:
- Chuẩn bị: 3 – 5 con hàu tươi cỡ lớn, 1 củ gừng, dầu hào, hạt nêm, hành lá
- Hàu rửa sạch, tách bỏ phần vỏ không chứa thịt
- Gừng gọt vỏ, thái chỉ
- Trộn gừng chung với hành lá, tiêu, dầu hào và một ít hạt nêm. Sau đó rưới hỗn hợp này lên trên thịt hàu.
- Đem hấp chín, ăn khi còn nóng. Dùng chung với muối tiêu chanh.
5. Đậu lăng
Đậu lăng cũng là một trong những nhóm thực phẩm giúp trẻ thông minh từ trong bụng mẹ. Thực phẩm này bổ sung hàm lượng vitamin D vô cùng dồi dào cho cơ thể. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại đã chỉ ra, việc thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể khiến não bộ của bé kém phát triển.
Không dừng lại ở đó, đậu lăng còn cung cấp nhiều chất xơ, folic, canxi và vô số các khoáng tố thiết yếu đảm bảo cho sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ và giúp em bé trong bụng phát triển hoàn thiện.
Bà bầu có thể sử dụng hạt đậu nành rang giống như một món ăn vặt mỗi khi có cảm giác đói bụng. Ngày nay, đậu nành còn được xay thành bột và bổ sung trong các sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu nành như:
- Chè đậu lăng
- Đậu lăng xào thịt
- Súp đậu lăng
- Cháo gạo lứt nấu đậu năng
6. Quả việt quất
Quả việt quất chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc mẹ bầu ăn gì để con thông minh. Thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, phát triển nhận thức của trẻ ngay từ trong bụng mẹ, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của cả hai mẹ con.
Thêm vào đó, việt quất còn bổ sung nhiều vitamin A, B, C, D, E, K, chất xơ, chất béo, protein, nước, sắt, magie, kali, photpho, kẽm. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu như:
- Cải thiện thị lực
- Giảm cholestorol trong máu
- Bảo vệ tim mạch
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón khi mang thai
- Kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhiều trong thai kỳ
Ngoài việc ăn quả việt quất trực tiếp, bà bầu có thể trộn việt quất chung với sữa chua hoặc xay sinh tố việt quất chung với các loại trái cây khác để thay đổi khẩu vị.
Cách làm sinh tố việt quất như sau:
- Chuẩn bị 1/2 chén việt quất tươi, 1 quả dâu tây, lá húng, 10ml sữa đặc, vài cái lá húng, đá xay lượng vừa đủ
- Bỏ tất cả vào trong máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp ra ly và thưởng thức ngay
Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn tối đa 50g quả việt quất. Chú ý lựa chọn những trái còn tươi ngon, không bị thối. Trước khi ăn nên rửa kỹ và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn.
7. Trứng gà
Trứng gà bổ sung nhiều protein và đặc biệt là choline – một chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não , cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy của trẻ sau khi bé chào đời.
Nghiên cứu cũng cho thấy, khả năng hoạt động của não bộ có liên quan mật thiết đến nồng độ chất acetylcholine được tìm thấy trong não của trẻ. Chất lecithin có trong lòng đỏ trứng khi vào cơ thể sẽ được phân giải và giải phóng nhiều acetylcholine đi vào trong não bộ của thai nhi thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của bé ngay từ trong bụng mẹ.
Cứ ăn 1- 2 quả trứng gà, mẹ đã cung cấp đủ nhu cầu choline trong ngày cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng cũng không tốt, mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng.
Có thể chế biến trứng gà dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Trứng luộc
- Nấu canh cà chua
- Xào rau mướp đắng
- Trứng chiên…
Tốt nhất vẫn là ăn trứng luộc bởi hình thức chế biến này sẽ giúp giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của trứng. Tránh ăn trứng sống, trứng ốp la hoặc trứng chưa được nấu chín sẽ gây nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao.
8. Các sản phẩm từ sữa
Phụ nữ mang thai bị thiếu sắt và vitamin D sẽ khiến thai nhi chậm phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Uống sữa tươi chính là cách tốt nhất để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này cho cơ thể, tạo nền tảng để phát triển nhận thức cũng như trí tuệ của trẻ trước khi trào đời. Mẹ có thể sử dụng sữa bò, sữa bột công thức dành cho bà bầu hoặc các loại sữa từ thực vật như sữa gạo, sữa hạt óc chó…
Ngoài sữa, mẹ cũng không nên bỏ qua các sản phẩm từ sữa trong thời gian mang thai nếu muốn con sinh ra đời được thông minh hơn. Bao gồm:
- Sữa chua:
Sữa chua chứa nhiều protein, canxi, vitamin D. Các chất này tham gia vào quá trình xây dựng nên các tế bào thần kinh của trẻ, giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ về khả năng nhận thức sau này.
Ngoài ra, thường xuyên ăn sữa chua còn giúp bà bầu ngăn ngừa được táo bón, giúp xương khớp của thai nhi phát triển cứng cáp và có khả năng miễn dịch tốt hơn. Lời khuyên cho các mẹ đang mang thai là nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại.
- Pho mát:
Cũng như các sản phẩm từ sữa khác, pho mát chứa hàm lượng vitamin D vô cùng dồi dào, giúp làm tăng chỉ số IQ của trẻ. Nếu chị em đang phân vân không biết mẹ bầu ăn gì để con thông minh thì hãy cân nhắc bổ sung thêm pho mát vào trong thực đơn ăn hàng ngày.
9. Hạt hạnh nhân
Sở hữu hàm lượng omega 3 dồi dào, hạt hạnh nhân có tác dụng tăng cường trí não, giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về não bộ. Cùng với đó, các thành phần như magie, chất đạm, vitamin E được tìm thấy trong hạt hạnh nhân cũng tham gia vào quá trình xây dựng nên các mô trong cơ thể của bé, giúp các mẹ sinh ra đời những đứa con khỏe mạnh.
Một số cách ăn hạt hạnh nhân tốt nhất cho mẹ bầu:
- Rang hạt hạnh nhân cho chín dùng làm đồ ăn vặt mỗi khi mẹ cảm thấy đói hoặc khó chịu trong bụng
- Nghiền hạt hạnh nhân thành bột rồi pha chung với sữa hay các thức uống khác
- Xay sữa hạnh nhân uống
- Hạnh nhân rang bơ
- Hạnh nhân tẩm mật ong
Hạt hạnh nhân dù tốt nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều. Sử dụng quá 50g hạnh nhân mỗi ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Ngộ độc phổi, rối loạn hệ thần kinh, tăng huyết áp, khó tiêu, đau đầu, đầy hơi, tăng cân mất kiểm soát.
10. Cá chép
Lâu nay, nhiều mẹ bầu vẫn truyền tai nhau bí quyết ăn cá chép trong thời gian mang thai để con thông minh và có làn da hồng hào, trắng mịn hơn. Thực phẩm này cung cấp nhiều omega 3 giúp hỗ trợ xây dựng các tế bào não bộ của thai nhi, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho bé.
Phân tích các thành phần của cá chép, các nhà nghiên cứu cũng thu được vô số các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng như vitamin A, vitamin nhóm B, E, K, H, lysine, Zn, canxi, kẽm, kali, lysine. Đặc biệt, hàm lượng protein trong cá chép cao hơn hẳn so với một số thực phẩm khác. Ngoài việc tăng cường sức khỏe cho mẹ thì các dưỡng chất trên cũng tham gia đẩy nhanh quá trình hoàn thiện não bộ, thần kinh và các cơ quan của thai nhi.
Các món ngon từ cá chép bà bầu có thể dùng:
Cháo cá chép
- Chuẩn bị: Một con cá chép nặng khoảng 700g, gạo ngon 200g, gừng, hành khô, hành lá, thì là và các gia vị cần thiết.
- Cá sau khi cạo vảy, mổ bỏ nội tạng thì đem rửa sạch
- Bỏ cá vào nồi luộc với lượng nước vừa đủ cho đến khi cá chín thì vớt ra
- Bỏ gạo vào nồi nước luộc cá tiếp tục đun cho đến khi gạo chín nhừ thành cháo.
- Cá đã luộc chín tách lấy thịt, bỏ xương. Phi hành với dầu ăn rồi bỏ thịt cá vào xào chung với một ít gia vị cho thịt dai và đậm đà.
- Bỏ thịt cá vào nồi cháo, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là được
- Múc cháo ra chén, rắc chút hành lá và thì là lên trên cháo cá sẽ bớt tanh và có mùi thơm rất hấp dẫn.
Cá chép om dưa cải chua
- Chuẩn bị: 1/2 con cá chép lớn, 100g thịt lợn, 200g dưa cải chua, 2 quả cà chua
- Cá chép bóp muối, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt khúc vừa ăn. Ướp cá với một ít nước mắm, tiêu, hạt nêm, hành khô bằm nhuyễn
- Thịt lợn thái miếng mỏng
- Cà chua thái múi cau
- Trước tiên, phi thơm hành rồi bỏ thịt lợn vào xào cho đến khi chín tái
- Tiếp tục cho cá chép, dưa cải, cà chua vào. Đổ nước cho xâm xấp mặt, đậy vung lại om trên lửa nhỏ đến khi nước gần cạn hết thì ngưng.
- Dùng món này trong bữa ăn sẽ rất đưa cơm, giúp mẹ có cảm giác ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Cùng với việc tìm hiểu mẹ bầu ăn gì để con thông minh các mẹ cũng cần chú ý ăn uống điều độ, đúng bữa. Duy trì lối sống lành mạnh, siêng năng tập thể dục để cải thiện chức năng tuần hoàn máu, đồng thời tránh sử dụng các thức uống có cồn trong thời gian mang thai làm ảnh hưởng đến thần kinh và trí não của trẻ.
Bạn nên tham khảo thêm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!