Các dấu hiệu mang thai sớm nhất (Sau 1 tuần, tháng…)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai sẽ giúp chị em có kế hoạch chăm sóc bản thân mình tốt hơn để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những biểu hiện có thai sau 1 tuần, 1 tháng và trong suốt thai kỳ phụ nữ đang có kế hoạch sinh con nên nắm rõ.

25 dấu hiệu mang thai chị em cần biết 

Bạn đang mong muốn có con nhưng không biết làm thế nào để nhanh chóng nhận biết bản thân đã thụ thai thành công. Hãy dựa vào 25 dấu hiệu dưới đây để sớm nhận biết được sự hiện diện của một mầm sống trong bụng:

1. Ra máu âm đạo – dấu hiệu mang thai tuần đầu

Hiện tượng này còn được gọi là rau máu báo thai – một trong những dấu hiệu cảnh báo có bầu đến sớm nhất. 

Dấu hiệu mang thai tuần đầu ở một vài người có thể là đau quặn bụng hay ra máu âm đạo. Tinh trùng gặp trứng sẽ tạo thành phôi nang có cấu tạo là nhiều tế bào chứa đầy dịch. Sau đó khoảng 10 – 14 ngày, phôi nang di chuyển từ từ vào trong tử cung và bám vào lớp lót bên trong của cơ quan này. 

dấu hiệu mang thai
Rau máu âm đạo là một trong những dấu hiệu mang thai sớm

Quá trình phôi thai làm tổ có thể dẫn đến xuất huyết ngoài âm đạo. Khi thấy hiện tượng này, một số chị em lầm tưởng mình có kinh. 

Bà bầu có thể dựa vào một số đặc điểm của máu báo thai để phân biệt cho đúng:

  • Máu báo thai thường có màu hồng, màu đỏ. Một số trường hợp lại có màu nâu
  • Số lượng máu không nhiều. Nếu để ý đến giấy lau chùi vệ sinh hay đáy quần lót, chị em có thể thấy một ít máu đọng lại.
  • Thời gian ra máu âm đạo khi mới có thai có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày

Tuy nhiên, dấu hiệu có em bé này không xuất hiện trong mọi trường hợp mang thai. Chị em cần theo dõi sức khỏe của bản thân để chắc chắn không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mình đã có bầu.

2. Đau bụng

Đi kèm với triệu chứng ra máu báo thai, một số phụ nữ còn bị đau bụng. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện âm ỉ thoáng qua hoặc đau tức giống như sắp đến ngày hành kinh. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 4.539 bà bầu cho thấy có đến 28% các trường hợp bị đau bụng kèm theo hiện tượng rỉ máu khi mới mang thai tháng đầu.

Nếu có hiện tượng trên, trước tiên chị em có thể dùng que thử thai để thử mẫu nước tiểu đầu lấy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Dụng cụ này cho kết quả tương đối chính xác. Nếu que thử thai hiện rõ 2 vạch thì khả năng cao bạn đã có thai.

3. Bị trễ kinh

Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm chị em không nên bỏ qua. Trong những tháng đầu của thai kỳ, quá trình hành kinh thường không xảy ra. Nguyên nhân là do nhau thai tiết ra nhiều hormone hCG. Loại hormone này có khả năng ức chế quá trình rụng trứng.

Hormone hCG có thể được phát hiện trong nước tiểu sau khoảng 7 ngày kể từ khi bị trễ kinh. Sở dĩ que thử thai có thể hoạt động là nhờ sự hiện diện của loại hormone này. Vì vậy, trước khi tới bệnh viện khám, chị em có thể dùng dụng cụ này để thử thai tại nhà khi bị chậm kinh.

4. Ra nhiều khí hư

Hiện tượng tăng tiết khí hư ở âm đạo thường xảy ra vào thời điểm trứng rụng hoặc cũng có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu. Khí hư ở phụ nữ mới mang thai thường có màu trắng hoặc hơi đục. Chị em có thể cảm thấy khó chịu vì khí hư tiết ra nhiều khiến cho đáy quần lót thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt.

Hầu hết phụ nữ đều gặp biểu hiện có thai này. Cần chú ý thay quần lót thường xuyên và giữ gìn vệ sinh vùng kín trong những ngày khí hư ra nhiều để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ.

5. Buồn nôn, nôn ói – dấu hiệu có em bé

Buồn nôn, ói mửa là dấu hiệu thai nghén có thể bắt gặp ở nhiều bà bầu trong tháng đầu của thai kỳ và thường kéo dài cho đến tháng thứ 3. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau.

dấu hiệu có thai sau 1 tuần
Một số phụ nữ có thai bị buồn nôn, nôn ói nhiều

Lý giải cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng buồn nôn khi mang thai có liên quan đến hormone progesterone. Loại hormone này được sản xuất với lượng lớn hơn trong thai kỳ khiến cho các cơ co thắt ở thực quản dưới bị giãn ra. Từ đó thức ăn cùng dịch vị ở dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược lên trên thực quản khiến cho bà bầu xuất hiện cảm giác buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, nó có thể khiến bà bầu bị nôn ói nhiều suốt cả ngày. 

Để hạn chế cảm giá buồn nôn, nôn ói khi mới có thai, bà bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Tránh ăn quá no hoặc đi nằm ngay sau khi ăn.

6. Mệt mỏi

Hiện tượng có thai thường kèm theo cảm giác mệt mỏi do sự gia tăng của nồng độ progesterone trong máu. Ngoài ra, tình trạng huyết áp thấp, tụt đường trong máu hoặc quá trình tăng cường sản xuất máu trong cơ thể cũng khiến bà bầu mệt mỏi, thiếu sức sống.

Cảm giác này có thể xuất hiện ngay từ tuần đầu mang thai và kéo dài đến hết thai kỳ. Chị em cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc nặng để cơ thể không bị mệt mỏi quá độ.

7. Chuột rút – dấu hiệu mang thai thường gặp

Thêm một dấu hiệu có thai sau 1 tuần chị em cần chú ý nếu gặp phải đó chính là hiện tượng chuột rút ở chân. Tình trạng này thường bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến ngày thứ 12 kể từ khi tinh trùng kết hợp với trứng.

Để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút bắp chân khi mang thai tháng đầu, chị em có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như:

  • Thường xuyên mát xa chân và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là khi bị nôn ói
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kali và magie
  • Kiểm soát tốt tình trạng tăng cân khi mang thai, không để trong lượng cơ thể tăng quá nhanh.

8. Buồn ngủ nhiều

Ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, dấu hiệu có bầu còn được nhận biết thông qua tình trạng buồn ngủ và ngủ nhiều bất thường. Hiện tượng này còn được gọi là nghén ngủ. 

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có nhu cầu ngủ nhiều hơn khi mới có thai tháng đầu do hormone progesterone được sản xuất nhiều. Cơn buồn ngủ có thể bất thình lình kéo đến bất cứ lúc nào, ngay cả vào ban ngày.

Tuy nhiên, một số bà bầu lại có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm khiến cho tình trạng buồn ngủ vào ban ngày lại càng gia tăng. Hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, đồng thời tranh thủ ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa để bớt mệt mỏi vá có thể tập trung hơn khi làm việc.

9. Những thay đổi ở vùng ngực

Quan sát những sự thay đổi ở vùng ngực chính là cách nhận biết có thai tuần đầu được nhiều chị em áp dụng. Trong vòng 1 – 2 tuần đầu kể từ khi thụ thai thành công, kích thước vòng một sẽ bắt đầu có sự gia tăng đáng kể.

Hiện tượng này xảy ra do có sự gia tăng lưu lượng máu đến vùng ngực khi hormone thay đổi. Lúc này bà bầu sẽ có cảm giác tương tự như ngực sưng lên và căng đầy. Cùng với đó là các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Căng tức bầu vú
  • Đau ngực
  • Nặng ngực
  • Quầng vú sậm màu

Đừng quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu mang thai bất cứ phụ nữ nào cũng trải qua. Nó cho thấy cơ thể của chị em đang thích nghi dần với sự xuất hiện của thai nhi. Mẹ bầu cần thay đổi áo ngực khác có kích thước vừa vặn hơn, đồng thời mát xa nhẹ nhàng để giảm cảm giác đau tức, khó chịu ở bầu ngực.

10. Tâm trạng thay đổi thất thường – dấu hiệu mang thai sớm

Khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, các loại hormone estrogen và progesterone được sản xuất nhiều hơn. Chúng tác động đến thần kinh trung ương mang đến nhiều cảm xúc thất thường cho bà bầu.

dấu hiệu mang thai tháng đầu
Khi mang thai, phụ nữ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và rất dễ bị căng thẳng

Một số người cảm thấy thần kinh bị căng thẳng, lo lắng buồn chồn không yên nhưng cũng có trường hợp bị hưng phấn thái quá, tính tình trở nên nóng nảy và dễ cáu giận hơn.

11. Thay đổi khẩu vị, thèm ăn đồ chua/ngọt

Một số phụ nữ khi có thai thì thay đổi khẩu vị. Bình thường họ có thể không thích ăn đồ ngọt, đồ chua hay một món ăn nào đó nhưng khi có thai lại thèm ăn một cách lạ thường.

Đây có thể lại dấu hiệu có thai tuần đầu. Chị em cần tiếp tục theo dõi xem có thêm các dấu hiệu khác không trước khi đưa ra kết luận chính thức mình mang thai.

12. Nhiệt độ cơ thể tăng, hay bốc hỏa

Bình thường, thân nhiệt sẽ tăng trong những ngày thời tiết nóng nực hoặc khi vận động thể chất nặng nhọc. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu mang thai tháng đầu không phải chị em nào cũng nhận ra.

Khi mang thai, nhiều phụ nữ cảm thấy cơ thể mình nóng hơn bình thường. Sở dĩ có hiện tượng này bởi để đáp ứng cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn, từ đó kéo theo sự gia tăng của nhiệt lượng trong cơ thể. Thậm chí hiện tượng này còn khiến cho nhiều bà bầu bị bốc hỏa.

Chị em được khuyến cáo nên uống nhiều nước hơn, tránh đi ra ngoài trời nắng và thận trọng khi tham gia các hoạt động thể chất mạnh để cơ thể dễ chịu hơn.

13. Âm đạo sậm màu hơn

Ở phụ nữ có thai, âm đạo có khuynh hướng trở nên đậm màu hơn bình thường. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở nhũ hoa. 

Theo giải thích của các bác sĩ chuyên khoa sản, sở dĩ âm đạo của phụ nữ trở nên sậm màu hơn trong thai kỳ là do sự gia tăng của lưu lượng máu trong cơ thể của người mẹ để cung cấp cho thai nhi. Dấu hiệu mang thai này có thể biến mất sau một vài tháng nhưng cũng có những trường hợp phải đợi đến sau khi em bé trào đời thì màu sắc âm đạo mới trở lại bình thường.

14. Khướu giác trở nên nhạy cảm hơn với mùi

Phụ nữ mang thai có khướu giác nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì vậy mà khi ngửi thấy một số mùi nhất định, chẳng hạn như mùi tỏi, mùi dầu mỡ hay mùi xăng dầu, họ có thể cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn ói ngay lập tức.

Tình trạng này thường diễn ra nghiêm trọng nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến cho bà bầu không thể ăn một số thực phẩm nhất định. Hậu quả là chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng gây thiếu hụt dưỡng chất và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

15. Chóng mặt 

Tình trạng gia tăng thân nhiệt khi mang thai khiến cho các mạch máu trong cơ thể bị giãn nở, từ đó khiến cho một số chị em có cảm giác chóng mặt. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do bị thiếu máu trong thời gian đầu mang thai.

dấu hiệu có thai tuần đầu

Đôi khi, triệu chứng chóng mặt cũng có thể bắt nguồn từ các vấn đề y tế khác chứ không chỉ là dấu hiệu mang thai. Nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên hoặc có tính chất nghiệm trọng, chị em nên thận trọng đi khám để xác định xem bản thân là đang mang thai hay mắc bệnh lý nào khác.

16. Nhanh đói bụng

Sự xuất hiện của thai nhi đòi hỏi cơ thể mẹ phải được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để duy trì sức khỏe và tạo nền tảng cho em bé trong bụng phát triển bình thường. 

Cùng với đó, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng kích thích sự thèm ăn ở bầu bầu. Chính vì vậy mà chị em có cảm giác nhanh đói bụng hơn và có thể tiêu thụ được một lượng thức ăn nhiều hơn khi có bầu.

17. Đau lưng

Đau lưng cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ mang thai. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau thường gia tăng theo thời gian mang thai. 

Sự phát triển của bào thai cùng khiến cho tử cung ngày càng nới rộng. Nó có thể gây chèn ép vào các cơ và dây thần kinh ở lưng, đồng thời làm tăng áp lực cho cột sống. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi không ít bà bầu than phiền về chứng đau lưng khi mới mang thai.

Trong trường hợp không làm việc nặng nhọc hoặc có bất kỳ hoạt động nào ảnh hưởng đến cột sống mà vẫn bị đau lưng thì chị em có thể nghĩ đến sự xuất hiện của em bé trong bụng.

18. Tăng nhịp tim, đánh trống ngực

Trong giai đoạn từ tuần thứ 8 của thai kỳ trở đi, nhịp tim của bầu có thể đập nhanh và mạnh hơn dẫn đến hiện tượng rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực. Đây là những dấu hiệu có thai phổ biến gặp ở mọi đối tượng.

19. Táo bón, đầy hơi – Dấu hiệu mang thai tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, bà bầu có thể bị đầy hơi, táo bón. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khiến cho nhu động ruột hoạt động chậm lại. Thức ăn di chuyển chậm trong ruột sinh ra nhiều khí và khiến chị em bị táo bón.

Để hạn chế tình nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ, chị em cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục mỗi ngày, đồng thời nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để quá trình tiêu hóa trong đường ruột diễn ra nhanh hơn.

20. Ợ nóng

Một số phụ nữ có thai thường hay bị ợ nóng do axit trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Tuy nhiên, đây không chỉ là dấu hiệu có bầu mà còn xuất hiện trong nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa. 

cách nhận biết có thai
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa và có thể khiến bà bầu thường xuyên bị ợ nóng

Nếu sau khi thay đổi chế độ ăn uống, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày mà tình trạng ợ nóng vẫn kéo dài thì chị em nên thận trọng đi khám để xác định sớm các vấn đề về sức khỏe.

21. Da bóng dầu, nổi mụn trứng cá

Nồng độ hormone trong máu tăng cao trong thời gian mang thai sẽ khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh. Nó tiết ra nhiều dầu và khiến da dễ bị nhiễm khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn trứng cá viêm.

Tình trạng nổi mụn ở một số bà bầu khá nghiêm trọng. Thậm chí có những trường hợp da để lại nhiều sẹo rỗ mất thẩm mỹ. 

22. Tăng cân

Một dấu hiệu mang thai rất dễ nhận biết đó chính là tăng cân. Ngoại trừ các trường hợp bị ốm nghén không ăn uống được nhiều thì hầu hết bà bầu đều có khuynh hướng tân cân khi mang thai. 

Cân nặng của bà bầu sẽ có sự gia tăng mạnh từ tuần thứ 11 của thai kỳ. Chị em nên có kế hoạch ăn uống khoa học làm sao để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt mà cân nặng không bị tăng quá nhiều.

23. Rạn da

Hơn 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Những vết rạn da thường không xuất hiện ngay từ tháng đầu mà chúng hình thành một cách âm thầm và trở nên rõ nét hơn trong những tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai là do sự tăng gia tăng cân nặng khiến cho da căng ra. Các sợi đàn hồi dưới da bị dứt gãy tạo thành những vết nứt ngoằn nghèo có màu trắng hay màu hồng. Chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, ngực, mông hay đùi khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ.

24. Nổi rôm sảy, ra nhiều mồ hôi

Thân nhiệt tăng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Một số trường hợp còn bị nổi rôm sảy, nhất là ở những vùng da có nếp gấp và ma sát nhiều.

25. Hay quên

Hiện tượng mang thai còn có một dấu hiệu đặc trưng khác là hội chứng hay quên. Khi có bầu, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3, tình trạng căng thẳng, mất ngủ vào ban đêm cùng với sự sụt giảm của khối lượng tế bào não ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ của bà bầu. Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng, tình trạng “não cá vàng” sẽ chấm dứt sau sinh khoảng vào tháng. 

Trên đây là những dấu hiệu mang thai thường gặp trong những tuần đầu cho đến hết thai kỳ. Nếu nghi ngờ có thai, chị em nên tới bệnh viện kiểm tra để có kế hoạch chăm sóc và vận động hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
đặt vòng vẫn mang thai Đặt vòng vẫn mang thai – Dấu hiệu và điều cần biết

Đặt vòng tránh thai là lựa chọn của nhiều nữ giới bởi tính đơn giản và hiệu quả tương đối…

dấu hiệu thai đã vào tử cung Dấu hiệu thai đã vào tử cung giúp mẹ an tâm

Các chuyên gia cho biết, sau khoảng 10 - 12 giờ thụ tinh xong thì trứng đã được thụ tinh…

10+ thực phẩm giàu axit folic - Tốt cho phụ nữ mang thai 11 Thực Phẩm Giàu Axit Folic Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai

Axit folic được đánh giá là một trong những nhóm dưỡng chất quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng…

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Chi tiết A-Z Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Chi tiết A-Z

3 tháng giữa là thời gian bổ sung dinh dưỡng quan trọng để cơ thể người mẹ phục hồi lại…

x loại thực phẩm dễ gây sảy thai - Mẹ cần cảnh giác! 16 loại thực phẩm dễ gây sảy thai – Mẹ cần cảnh giác!

Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do gene,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua