Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Cách Điều Trị, Khắc phục

Răng hay bị đau nhức, đau nghiêm trọng hơn khi nằm xuống hoặc tựa lưng là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều người. Đây không phải là một vấn đề bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó, cần được sớm thăm khám và điều trị. Nếu bạn không biết đau răng khi nằm xuống là bị gì thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. 

Nguyên nhân gây đau răng khi nằm xuống 

Đau răng khi nằm xuống có nhiều dạng, có khi đau âm ỉ, nhức nhối kéo dài, có khi đau nhói bất chợt, cơn đau có thể không khu trú ở răng, đau nghiêm trọng, dữ dội khi người bệnh tựa lưng hoặc nằm xuống. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu tuần hoàn lên phần trên của cơ thể bao gồm đầu, mô nướu, răng tăng lên đáng kể. Lam gia tăng áp lực cho vị trí răng tổn thương, dẫn đến sự bùng phát của cơn đau.

Đau răng khi nằm xuống là tình trạng mà nhiều người gặp phải
Đau răng khi nằm xuống là tình trạng mà nhiều người gặp phải

Đau răng có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà mức độ đau ở mỗi người là không giống nhau. Đau răng khi nằm xuống có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, thường gặp vào ban đêm. Đôi khi cơn đau nhức cũng dữ dội hơn khi vị trí đau răng bị các thực phẩm kích thích trong quá trình ăn uống. 

Đa phần tình trạng đau răng khi nằm xuống chủ yếu có liên quan đến một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Có thể kể đến như:

1. Sâu răng ăn vào tủy 

Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị mất do vi khuẩn ở mảng bám xâm nhập, gây ra các lỗ nhỏ hoặc lỗ hổng lớn trên răng. Sâu răng do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan đến lối sống và thói quen chăm sóc răng miệng. Sâu răng không thể tự khỏi, nếu ở mức độ nhẹ chỉ gây ra các cơn đau thoáng qua. Tuy nhiên, nếu không sớm thăm khám và điều trị, khi sâu răng ăn vào tủy sẽ khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên, ngày một dữ dội hơn. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau nhức răng thường xuyên, cơn đau có cường độ ngày càng nặng hơn
  • Răng bị ê buốt, đau nhức liên tục, đau răng về đêm, đặc biệt là khi nằm xuống
  • Người mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng 
  • Nếu sâu răng đến tủy nghiêm trọng có thể gây hoại tử tủy, lồi thịt ở vị trí sâu răng… 

2. Viêm tủy răng 

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây viêm tủy răng thường gặp. Viêm tủy răng là bệnh lý xảy ra khi tổ chức liên kết gồm dây thần kinh và mạch máu trong răng bị viêm do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, khiến tủy sưng lên. Viêm tủy răng được chia làm 3 cấp độ gồm viêm tủy răng hồi phục, viêm tủy không phục hồi được và viêm tủy hoại tử. Trong đó, tình trạng đau răng khi nằm xuống thường là dấu hiệu của viêm tủy răng không hồi phục và viêm tủy hoại tử. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Tủy răng dễ bị kích ứng khi ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá ngọt gây các cơn đau ê buốt khó chịu, có thể kéo dài vài giây hoặc vài giờ
  • Nếu không sớm thăm khám và điều trị, cơn đau sẽ xuất hiện ngày một thường xuyên hơn, gây đau buốt nghiêm trọng, đau nhiều về đêm nhất là khi nằm xuống hoặc khi tựa lưng 
  • Cơn đau ảnh hưởng đến dây chằng quanh răng, màu sắc răng thay đổi rõ ràng, nướu sưng, đau lan sang các vùng khác… 

3. Viêm lợi 

Viêm lợi còn được gọi là viêm nướu răng, là tình trạng vùng lợi bị viêm nhiễm do vi khuẩn trong cao răng hoặc mảng bám trong răng phát triển, gây bệnh. Viêm lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan đến thói quen chăm sóc răng miệng không phù hợp, chế độ ăn uống không đúng cách hoặc do bệnh lý trong cơ thể ảnh hưởng…

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Lợi có cảm giác sưng, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm
  • Trên răng có nhiều mảng bám hoặc cao răng
  • Lợi dễ chảy máu, nhất là khi ăn thức ăn cứng hoặc chải răng
  • Hôi miệng, tổ chức chân răng lỏng lẻo
  • Hay bị đau răng, nhất là khi tựa lưng hoặc nằm xuống, đau nhiều về đêm… 

4. Đau răng khi nằm xuống do viêm xoang hàm 

Xoang hàm là các gốc xoang quanh vùng mắt và hai bên má, bề mặt xoang được bao phủ bởi một lớp niêm mạc. Viêm xoang hàm là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc bao phủ trên xoang. Thường liên quan đến các yếu tố như bệnh lý về răng miệng, viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, chấn thương, vi khuẩn xâm nhập hoặc do vách ngăn mũi bị lệch…

Viêm xoang hàm cũng có thể gây ra tình trạng đau răng khi nằm xuống
Viêm xoang hàm cũng có thể gây ra tình trạng đau răng khi nằm xuống

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Hay bị đau nhức, ê buốt răng, nhất là răng hàm trên 
  • Đau hay xảy ra khi bị thực phẩm kích thích hoặc khi tựa lưng, khi nằm ngủ vào ban đêm
  • Đau nhức đau dai dẳng khi bị đau răng khiến người bệnh mệt mỏi, khó tập trung
  • Hắt hơi liên tục, ho có đờm, nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch mũi đặc có màu vàng hoặc xanh
  • Đau lan tỏa ở vùng gò má, vùng mắt, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng như khó thở, khó ngủ, hôi miệng, đau sau gáy, sốt, ăn không ngon miệng… 

5. Nguyên nhân khác 

Bên cạnh những bệnh lý đã đề cập, tình trạng đau răng nhiều khi nằm xuống đôi khi còn xảy ra do một số nguyên nhân như: 

  • Đau sau khi nhổ răng: Răng cũng dễ bị đau nhức nghiêm trọng sau khi nhổ. Nhức răng, đau nhói, đau buốt khó chịu có thể xảy ra ở người mới nhổ răng, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày. Lý do là do chúng ta vệ sinh răng miệng không cẩn thận hoặc do khi nằm lưu lượng máu đến răng tăng, gây áp lực cho vùng răng vừa nhổ. 
  • Đau sau thủ thuật nha khoa: Sau các thủ thuật nha khoa như mài răng để bọc sứ, trồng răng… thì răng cũng rất dễ bị đau nhức khi nằm xuống. Tình trạng này chỉ được cải thiện sau khi răng đã ổn định. 
  • Đau răng do mọc răng khôn: Mọc răng khôn khiến nướu răng bị phù nề nghiêm trọng, khi chúng ta tựa lưng hoặc nằm xuống, máu dồn về nướu, răng, gây áp lực và làm xuất hiện cơn đau nhức nghiêm trọng ở phía hàm mọc răng khôn. 

Bị đau răng khi nằm xuống có nguy hiểm không? 

Đau răng khi nằm xuống có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, khi bị đau răng thường xuyên, đau nhức răng khi bị thực phẩm kích thích hoặc đau nghiêm trọng vào ban đêm, khi nằm xuống tức là tình trạng bệnh của bạn đã ở mức độ nguy hiểm. Ngay khi có các vấn đề về răng miệng, chúng ta nên sớm thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh chủ quan để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ mất răng. 

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị đau răng khi nằm xuống như:

  • Đối với tình trạng sâu răng ăn vào tủy: Nếu không sớm điều trị sẽ gây viêm nhiễm ở vùng chóp, lan sang các răng lân cận, có nguy cơ phải nhổ gây mất nhiều răng. Ổ nhiễm trùng lan đến xương hàm làm phá hủy xương hàm, gây chết tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý khác trong cơ thể. 
  • Đối với bệnh viêm tủy răng: Viêm tủy răng có thể gây áp xe quanh chóp răng, viêm quanh chóp răng, rụng răng, viêm hạch, viêm xương, viêm quanh cuống răng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 
  • Đối với bệnh viêm nướu răng: Viêm nướu răng nếu không sớm điều trị sẽ gây ra tình trạng tụt nướu, viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến hệ thống xương nâng đỡ răng, làm tiêu thất xương ổ răng, gây nguy cơ mất răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai của răng. 
  • Đối với bệnh viêm xoang hàm: Viêm xoang hàm là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như viêm dây thần kinh thị giác, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến não, gây biến chứng về mắt như viêm mí, viêm túi lệ, gây bệnh về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm đa xoang… Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh tiến triển nặng còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh… 

Các biện pháp điều trị, khắc phục khi bị đau răng khi nằm xuống 

Đau răng khi nằm xuống không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn đe dọa đến sức khỏe, gây nguy cơ mất răng nếu không được sớm thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn bị đau răng khi nằm xuống mà chưa biết xử lý thế nào thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Áp dụng biện pháp cải thiện tạm thời 

Các biện pháp giảm đau tạm thời sẽ giúp bạn cải thiện phần nào cảm giác đau nhức khó chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không phải mất ngủ vì đau nhức răng. Những mẹo giảm đau răng tạm thời có thể kể đến như:

1. Chườm lạnh 

Khi bị đau răng, bạn cần chườm lạnh quanh vị trí răng đau nhằm giúp các mạch máu co lại, làm giảm áp lực cho răng để giảm đau răng. Chườm lạnh cũng giúp làm giảm sưng đau khi tác động lên dây thần kinh trên răng.

Chườm lạnh là giải pháp tạm thời giúp cải thiện tình trạng đau răng
Chườm lạnh là giải pháp tạm thời giúp cải thiện tình trạng đau răng

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 – 2 viên đá, cho vào chiếc khăn hoặc miếng vải sạch
  • Chườm lên vùng má xung quanh vị trí răng đau
  • Sau vài phút thì bỏ ra, nghỉ ngơi 20 – 30 phút rồi chườm tiếp. 

2. Dùng đinh hương 

Đinh hương từ lâu đã được dân gian sử dụng để làm giảm đau răng cấp tốc. Trong đinh hương có chứa eugenol, đây là chất gây tê tự nhiên, thường được sử dụng trong nha khoa, có hiệu quả trong việc giảm đau, giảm viêm, ngừa nhiễm trùng. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy vài nụ đinh hương rửa sạch, cho vào miệng nha cho đến khi các tinh chất trong đinh hương tiết ra hết thì nhổ bỏ, không nuốt. 
  • Cách 2: Lấy tăm bông sạch thấm vài giọt tinh dầu đinh hương, chấm lên vị trí nướu răng bị đau trong 20 phút. Súc lại miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. 

Lưu ý: Khi sử dụng tinh dầu đinh hương hoặc nụ đinh hương, bạn hạn chế nuốt dầu đinh hương, nếu có thể không nuốt là tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

3. Sử dụng các loại trà để giảm đau 

Giảm đau răng tạm thời bằng các loại trà cũng là một trong những phương pháp mà bạn có thể thử áp dụng. Trà chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng làm dịu đau nhức, giảm viêm, kháng khuẩn nhẹ. Các loại trà thích hợp mà bạn có thể dùng khi đau răng như:

  • Trà bạc hà
  • Trà xanh
  • Trà hoa cúc
  • Trà cam thảo… 

4. Thuốc giảm đau không kê toa

Các thuốc giảm đau không kê toa chỉ thích hợp với những trường hợp đau nhức răng ở mức độ nhẹ. Hơn nữa, các thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol/Acetaminophen, aspirin… 
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Có thể kể đến như prilocaine, benzocaine, tetracain, lidocain… 
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng chống viêm, có thể kể đến như Ibuprofen, Etoricoxib, Celecoxib, Diclofenac, Meloxicam…  

Thực tế, các thuốc giảm đau đã đề cập chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau tạm thời, giúp bạn dễ chịu hơn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Các phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn, do đó, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Thăm khám bác sĩ 

Thăm khám bác sĩ là điều cần thiết mà bạn không nên bỏ qua khi bị đau răng khi nằm xuống. Đau răng thường xuyên, nhất là khi tựa lưng hoặc nằm là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý về răng miệng nào đó như viêm tủy răng, viêm nướu răng, sâu răng… Các bệnh lý này không thể tự hồi phục nếu không có biện pháp điều trị, cải thiện đúng cách, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai, gây nguy cơ mất răng.

Bạn cần thăm khám bác sĩ khi tình trạng đau răng hay xảy ra
Bạn cần thăm khám bác sĩ khi tình trạng đau răng hay xảy ra

Để chẩn đoán vấn đề mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, quan sát răng miệng, chụp x-quang, CT nếu cần thiết. Tùy vào tình trạng bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp, thường là:

  • Điều trị bằng thuốc: Với các tình trạng như viêm xoang hàm, viêm nướu răng, mọc răng khôn…
  • Điều trị can thiệp: Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì phải tiến hành các thủ thuật nha khoa để điều trị, chẳng hạn như che tủy, tạo hình răng, lấy cao răng, ghép nướu răng (nếu tụt nướu nghiêm trọng)… 

Biện pháp phòng ngừa, cải thiện đau răng khi nằm xuống 

Khi bị đau răng khi nằm xuống, bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, bạn cũng cần phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bằng các phương pháp như:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách 

Để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng thì thói quen chăm sóc răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu chưa biết cách chăm sóc răng miệng phù hợp, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Chải răng đều đặn mỗi ngày, tốt nhất 2 – 3 lần/ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn, chỉ chải răng sau khi ăn 30 phút
  • Chọn bàn chải mềm, chải kỹ các mặt nhai của răng và các kẽ răng, đặt bàn chải một góc nghiêng 45 độ, xoay bàn chải theo hình tròn
  • Để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám, nên kết hợp chải răng với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. 

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ngoài thói quen chăm sóc răng miệng, người bệnh cũng cần chú ý hơn đến chế độ, thói quen ăn uống của mình. Tốt nhất nên:

  • Xây dựng chế độ ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất xơ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit, các thức ăn quá khô cứng, quá cay, quá chua, quá mặn, quá nóng, quá lạnh để tránh ảnh hưởng men răng
  • Khi bị đau nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh sử dụng các thực phẩm dai, dễ mắc kẽ răng như thịt gà, thịt vịt… 

3. Điều chỉnh lối sống 

Một số thói quen không tốt trong lối sống có thể là nguy cơ gây bệnh lý về răng miệng. Do đó, để phòng ngừa đau răng khi nằm xuống bạn nên:

  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc, nước trái cây ít đường đều được
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt… 
  • Loại bỏ các thói quen không tốt như cắn móng tay, nghiến răng, dùng răng để cắn vật cứng
  • Xây dựng lối sống lành mạnh khoa học, tránh căng thẳng quá mức, nên tăng cường vận động, rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. 

Như vậy, với thắc mắc đau răng khi nằm xuống là bị gì thì câu trả lời là tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý về răng miệng hoặc do thủ thuật nha khoa không đúng cách. Bạn cần thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ răng hàm mặt uy tín, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” do điều trị ở những cơ sở “rởm, kém chất lượng”. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Đau răng Đau Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau răng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng…

Đau răng khi nhai thức ăn Đau Răng Khi Nhai Thức Ăn Nên Làm Gì? Cách Xử Trí, Điều Trị

Đau răng khi nhai thức ăn thường xảy ra do dùng thức ăn có kết cấu khô, cứng, dai, chấn…

Bọc răng sứ có đau không? Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Quy Trình Thế Nào? Chi Phí Sao?

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa rất được ưa chuộng trong xã hội hiện đại vì đem lại…

Nghe có vẻ lạ nhưng mật ong quả thật là nguyên liệu có thể hỗ trợ điều trị đau răng Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Ít Người Biết Đến

Chữa đau răng bằng mật ong nghe có vẻ lạ nhưng lại là một trong những phương pháp được áp…

Đau răng khôn Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?

Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua