Đau Răng Sưng Má Là Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm

Đau răng sưng má khiến nhiều người gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng này thường là hệ quả của các bệnh nha khoa, chấn thương, mọc răng khôn,… Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát sẽ áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. 

Đau răng sưng má là do đâu?

Đau răng sưng má thường là dấu hiệu của nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, chấn thương, viêm nướu răng, viêm nha chu, áp xe răng, mọc răng khôn, sau nhổ răng,… Tình trạng đau răng có thể xảy ra ở răng hoặc những cơ quan nâng đỡ răng như mô nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu,… Khi đau nhức răng có thể kích thích gây sưng má. 

Đau răng sưng má
Đau răng sưng má thường xảy ra do chấn thương, viêm nhiễm hoặc mọc răng

Nguyên do sưng má khi đau răng là vì các tế bào bạch cầu tập trung tại cơ quan bị tổn thương. Đây là phản ứng tự nhiên, khi tình trạng được kiểm soát thì hiện tượng sưng má cũng sẽ khỏi hoàn toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau răng sưng má:

1. Chấn thương 

Đau răng sưng má có thể xảy ra do chấn thương như té ngã, va đập ở răng, hàm, mặt. Tình trạng này gây đau nhức răng hoặc xung quanh răng, có thể chảy máu và kích thích sưng ở vùng mặt. Thông thường, trường hợp chấn thương ở mức độ nhẹ có thể thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp cần can thiệp y tế kịp thời vì có thể dẫn đến mất răng, nhiễm trùng.

2. Sâu răng 

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn gây sâu răng tiết axit làm phá hủy men răng, tăng quá trình hủy khoáng. Lúc này quá trình hủy khoáng diễn tiến nhanh hơn so với quá trình tái khoáng men răng nên hình thành những lỗ sâu trên răng.

Sâu răng ở giai đoạn đầu chỉ tấn công ở lớp men răng ở ngoài cùng nên thường không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, giai đoạn sâu ngày và khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng sẽ gây đau nhức dữ dội, ê buốt, sốt từ nhẹ đến cao, thậm chí là sưng má.

3. Mọc răng khôn 

Răng khôn là răng mọc ở cuối hàm và chỉ mọc khi trưởng thành. Ở người trưởng thành có 4 chiếc răng khôn. Và bạn không cần nhổ răng khôn nếu chúng không gây ra bất kỳ bất lợi cho cơ thể. Tuy nhiên do mọc chậm hơn hơn so với những răng khác trên cung hàm nên vị trí để răng khôn mọc khá hẹp và dễ gặp phải tình trạng đau nhức, sưng đỏ.

Mọc răng khôn
Tình trạng đau nhức răng sưng má có thể xảy ra do mọc răng khôn

Tình trạng đau nhức răng sưng má có thể xảy ra ngay khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngang. Bên cạnh cảm giác đau nhức, sưng đỏ, khó chịu, tình trạng này còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tích tụ mủ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trường hợp đau nhức răng, sưng má do mọc răng khôn có thể được kiểm soát sau khi răng khôn được nhổ bỏ.

4. Viêm nướu răng 

Viêm nướu răng là một trường hợp của bệnh nướu răng có thể gặp ở nhiều người. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là mảng bám tích tụ ở mô nướu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và gây viêm. Căn nguyên dẫn đến tình trạng này là vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống kém khoa học.

Một số biểu hiện thường gặp do viêm nướu răng gây ra:

  • Mô nướu bị sưng 
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Thường xuyên chảy máu răng
  • Đau nhức răng, sưng má
  • Răng dễ ê buốt và có xu hướng tụt nướu, lung lay

5. Viêm nha chu 

Viêm nha chu thường là hệ quả của bệnh viêm nướu răng không được kiểm soát sớm. Lúc đầu tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở mô nướu, lâu dần sẽ lan rộng đến các mô nha chu như dây chằng nha chu, xương ổ răng,… dẫn đến đau nhức dữ dội, sưng má, khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Viêm nha chu nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể khiến răng lung lay, gãy rụng và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng xa như đái tháo đường, tim mạch, biến chứng thai kỳ,…

6. Áp xe răng 

Áp xe răng có thể nhận biết thông qua một hoặc nhiều túi mủ ở mô nướu và quanh chóp răng đi kèm với tình trạng sưng má. Người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức nghiêm trọng, dịch mủ trong các túi áp xe tiết ra khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu, gặp khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Áp xe răng
Áp xe răng có thể nhận biết thông qua một hoặc nhiều túi mủ ở mô nướu và quanh chóp răng đi kèm với tình trạng sưng má

Áp xe răng được đánh giá là bệnh nhiễm trùng có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh nếu không được kiểm soát sớm có thể gây ra các biến chứng nặng nề như mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, vi khuẩn di chuyển đến máu dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

7. Viêm tủy răng 

Nguyên nhân phổ biến gây viêm tủy răng là do sâu răng không được kiểm soát hoặc chấn thương răng làm lộ tủy. Tủy răng bao gồm các mô tủy, dây thần kinh, mạch máu,… Đóng nhiều vai trò quan trọng như nuôi dưỡng răng, dẫn truyền cảm giác đến não bộ.

Bệnh lý được chia thành các giai đoạn như viêm tủy răng có hồi phục, viêm tủy răng không hồi phục và viêm tủy răng cấp/ mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng và tổn thương thực thể do viêm tủy răng gây ra có sự khác nhau. Thông thường, ở giai đoạn cấp tính, bệnh thường gây đau nhức răng và sưng má, ê buốt trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.

8. Một số nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, tình trạng đau răng sưng má còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

  • Sau khi nhổ răng
  • Chấn thương/ viêm khớp thái dương hàm
  • Virus gây viêm loét niêm mạc miệng

Có thể nhận thấy, tình trạng đau răng sưng má là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng khác nhau. Nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định căn nguyên vì các biểu hiện khá mờ nhạt, không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Biện pháp khắc phục đau răng sưng má 

Các biểu hiện đau nhức răng, mô nướu và sưng má không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, giao tiếp, vệ sinh răng miệng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nếu không được thăm khám và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.

Đa số các trường hợp bị đau răng dẫn đến sưng một hoặc hai bên má là dấu hiệu của các bệnh nha khoa, cần được can thiệp điều trị sớm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này xảy ra do chấn thương nhẹ hoặc sau khi nhổ răng có thể tự cải thiện sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát và mức độ các triệu chứng sẽ áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp. Cụ thể:

1. Một số mẹo giảm đau tại nhà 

Các biện pháp giúp giảm đau răng và sưng má tại nhà có thể áp dụng trong trường hợp khởi phát do các nguyên nhân thông thường. Bên cạnh đó, cách này còn làm giảm cảm giác khó chịu, nhức nhói, sưng đau ở răng, mặt khi chưa thể đến bệnh viện để được thăm khám. 

Chườm lạnh giảm đau răng
Để làm giảm tình trạng đau răng sưng má, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh

Các mẹo giảm đau nhức răng tại nhà thường tận dụng các nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Để làm giảm các triệu chứng lâm sàng của tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách chữa sau:

Liệu pháp chườm lạnh:

  • Chuẩn bị một túi vải sạch rồi cho vài viên đá vào
  • Dùng túi chườm áp lên vùng má bị sưng
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 10 – 15 phút
  • Thực hiện nhiều lần để giảm sưng má, đau nhức răng

Nhờ vào nhiệt độ lạnh của túi chườm có thể hạn chế lưu thông máu đến cơ quan bị tổn thương, đồng thời làm tê liệt dây thần kinh tạm thời. Từ đó giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Mẹo chườm lạnh phù hợp với những trường hợp bị đau răng sưng má do chấn thương, sau khi nhổ răng.

Súc miệng với nước muối ấm:

  • Cho 1 muỗng muối vào 250ml nước ấm và khuấy đến khi tan đều
  • Sau khi chải răng khi thì dùng nước muối ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Giảm đau răng với rượu tỏi:

  • Chuẩn bị 200g tỏi và 400ml rượu trắng 40 độ
  • Tỏi sau khi bóc vỏ, rửa sạch thì thái mỏng rồi cho vào bình thủy tinh
  • Sau đó đổ rượu vào, đậy kín nắp và ngâm khoảng vài ngày
  • Mỗi lần dùng 10ml, ngày sử dụng 3 lần để làm giảm các triệu chứng 

Nụ đinh hương:

  • Chuẩn bị vài nụ đinh hương, sau khi rửa sạch thì để ráo
  • Nhai nụ đinh hương để các thành phần hoạt chất trong dược liệu thẩm thấu vào mô nướu, răng bị đau nhức và phát huy công dụng
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần và áp dụng liên tục trong nhiều ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Lá ổi chữa đau răng sưng má:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ổi non, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Cho lá ổi vào cối rồi giã nát, vắt lấy nước cốt 
  • Dùng nước lá ổi thoa đều lên vùng mô nướu, răng bị đau nhức
  • Hoặc bạn có thể nấu nước lá ổi để súc miệng mỗi ngày 2 lần

Dùng tỏi:

  • Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đi giã nát
  • Sau khi vệ sinh răng miệng thì dùng tỏi đắp lên vùng răng bị ảnh hưởng
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để làm giảm tình trạng đau nhức răng cũng như sưng má.

Lưu ý: Tỏi có mùi khá nồng nên sau khi áp dụng mẹo chữa từ tỏi, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ để tránh hơi thở có mùi hôi.

2. Dùng thuốc điều trị 

Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên chữa đau răng sưng má mặc dù có độ an toàn cao nhưng phát huy tác dụng chậm và hiệu quả chữa trị thường không đồng nhất. Vì vậy, trong trường hợp các triệu chứng tiến triển ở mức độ nặng, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol, Dorogyne, Alexan
  • Kháng sinh (Penicillin, Amoxicillin, Clindamycin,…)

3. Các phương pháp điều trị chuyên sâu 

Như đã đề cập, biểu hiện đau răng sưng má thường là biểu hiện của các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,… Đối với những trường hợp này, việc áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà và sử dụng thuốc không để kiểm soát hoàn toàn.

Nhổ răng khôn
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để cải thiện tình trạng

Việc chủ quan, chậm trễ trong điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề, thậm chí là mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán để xác định nguyên nhân, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Đau răng sưng má do viêm tủy:

Trường hợp triệu chứng xảy ra do viêm tủy răng, bác sĩ sẽ xem xét mức độ tổn thương, viêm tủy để xác định giai đoạn bệnh cũng như tủy răng có hồi phục hay không hồi phục. Đối với trường hợp bị viêm tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ phần tủy bị viêm, vệ sinh sạch trước khi thực hiện các kỹ thuật phục hình như che tủy bằng Hydroxit canxi, bọc răng sứ,…

Viêm nướu răng, viêm nha chu:

Nguyên nhân chính gây viêm nướu răng, viêm nha chu là do sự tích tụ của mảng bám, lâu dần sẽ hình thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây tổn thương, viêm nhiễm các cơ quan nâng đỡ răng.

Để kiểm soát bệnh lý cũng như khắc phục tình trạng đau răng, sưng má, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng kết hợp với xử lý gốc răng. Trường hợp viêm nha chu, có thể cân nhắc chỉ định sử dụng kháng sinh và một số thủ thuật chuyên sâu như cố định răng, phẫu thuật,…

Mọc răng khôn:

Nếu đau răng sưng má do mọc răng khôn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhổ bỏ răng khôn. Thông thường, sau khi nhổ răng có thể bị đau nhức, sưng má vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm hoàn toàn sau đó.

Kiểm soát và phòng ngừa đau răng sưng má hiệu quả 

Đau răng sưng má thường là biểu hiện của nhiều tình trạng sức khỏe răng miệng. Các triệu chứng này có thể được khắc phục hoàn toàn khi nguyên nhân khởi phát được kiểm soát. Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn cần chủ động trong việc thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài.

Chải răng đều đặn
Thực hiện tốt những biện pháp làm sạch răng miệng như chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng

Một số biện pháp giúp kiểm soát, ngăn ngừa đau răng sưng má tái phát, bao gồm: 

  • Trong thời gian điều trị, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, nuốt và hạn chế nhai, tác động vùng răng bị đau nhức. Điều này giúp làm giảm kích thích, tổn thương ở khu vực này.
  • Hạn chế bia rượu, hút thuốc lá và các món ăn chứa nhiều gia vị vì có thể khiến tình trạng tiến triển nặng nề hơn.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, hỗ trợ phục hồi mô nướu bị tổn thương như rau xanh, sữa chua, các loại hạt, cá,…
  • Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn sau khi đánh răng để tăng tác dụng làm sạch răng miệng. Biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa đau răng mà còn ngăn ngừa nhiều vấn đề nha khoa khác. 
  • Lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng từ 1 – 2 lần/ năm để ngăn ngừa mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu răng. Đồng thời sớm phát hiện các bệnh lý nha khoa và can thiệp điều trị phù hợp.
  • Để làm giảm nguy cơ chấn thương gây đau nhức răng, sưng má, bạn cần thận trọng trong chơi thể thao, vận động mạnh, tham gia giao thông,…

Đau răng sưng má không chỉ gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh răng miệng mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh nha khoa cần được thăm khám và điều trị sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám – chẩn đoán để xác định nguyên nhân, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Đau răng bấm huyệt nào? Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?
Chữa đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp cổ truyền theo Đông y. Các động tác ấn, bấm với lực đạo vừa phải tại một số huyệt đạo nhất…
các cách giảm đau răng tại nhà 10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà là biện pháp "cứu cánh" dành cho những ai đang chịu…

Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Các Mẹo Hay Nhất

Lá trầu không là cây thuốc quý, đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

Gừng tươi thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng 6 Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hay, Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Gừng không chỉ là nguyên liệu gia vị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt mà còn…

Đau răng Đau Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau răng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý răng miệng hầu như ai cũng…

Dorogyne là thuốc kê đơn được sản xuất bởi công ty Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Giá Bán, Lưu Ý Khi Sử Dụng

Dorogyne là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như nhiễm trùng răng miệng cấp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua