Bà bầu bị đau răng thì phải xử trí như thế nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều sự thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu dễ mắc bệnh, trong đó có các bệnh về răng lợi. Đau răng là một trong những biểu hiện khá dễ gặp ở phụ nữ mang thai và có thể gây ra nhiều tác động cho thai nhi nếu không xử lý đúng cách, kịp thời. Để giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này và biết cách xử lý đúng đắn, mời bạn đọc tham khảo bài viết về vấn đề bà bầu bị đau răng sau đây.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng, triệu chứng

Triệu chứng đau răng khi mang thai có quan hệ mật thiết với vi khuẩn trong khoang miệng. Sự tích tụ và phát triển của các vi khuẩn khoang miệng có hại sẽ tạo nên các bệnh lý răng miệng và gây đau răng cho bà bầu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho vi khuẩn khoang miệng hoạt động mạnh gây đau răng khi mang bầu và triệu chứng của nó là gì? Dưới đây là giải đáp.

Triệu chứng đau răng khi mang thai có quan hệ mật thiết với vi khuẩn trong khoang miệng
Triệu chứng đau răng khi mang thai có quan hệ mật thiết với vi khuẩn trong khoang miệng

Nguyên nhân bà bầu bị đau răng

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng thường là do những yếu tố sau:

  • Do hiện tượng ốm nghén: Khi bị nghén thai, axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên khoang miệng mang theo nhiều vi khuẩn đường ruột, từ đó có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu gây đau răng.
  • Do rối loạn nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thường tăng giảm thất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh răng miệng dẫn đến đau răng.
  • Do Hormon tăng cao: Lượng hormon tăng mạnh trong thời gian mang bầu sẽ gây viêm lợi và viêm nha chu, gây đau răng cho mẹ bầu.
  • Do tính chất nước bọt bị biến đổi: Miệng khô hoặc dính là biểu hiện của việc nước bọt bị biến đổi trong thời gian thai kỳ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hiện tượng sâu răng, đau răng, viêm lợi nướu ở bà bầu.
  • Ăn nhiều thực phẩm có đường: Khi mang thai, một số mẹ bầu bị nghén đồ ngọt hoặc thích ăn nhiều thực phẩm có đường, từ đó làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển gây đau răng.
  • Nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao: Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ thiếu hụt một lượng lớn canxi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, mẹ bầu có thể bị khử khoáng men răng, sứt, mẻ răng, gây đau hoặc buốt răng.
  • Do mọc răng khôn: Răng khôn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống dây thần kinh trong khoang miệng đặc biệt khi mang thai hệ thống xúc cảm thường nhạy cảm hơn. Do đó, mọc răng khôn khi mang thai sẽ gây ra các cơn đau dữ dội cho các bà bầu.
  • Do đánh răng không đúng cách: Đánh răng không kỹ, đánh quá mạnh hoặc quá ít, súc miệng qua loa cũng là những nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn tích tụ và gây đau răng cho phụ nữ mang thai.

Triệu chứng

Đa số chị em phụ nữ bị đau răng trong thời kỳ mang thai là do bị viêm nướu, lợi, sâu răng hoặc thiếu canxi. Do đó, mọi người thường có các triệu chứng điển hình của các bệnh lý này là trên răng xuất hiện các đốm đen nhỏ sau đó lan rộng và ăn sâu vào tủy hoặc răng bị sứt/ vỡ từng mảng nhỏ trong khi ăn. Cơn đau răng có thể xuất hiện khi nhai, cắn thức ăn hay khi uống nước ngọt, nước nóng hoặc lạnh.

Các hiện tượng này thường rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Các cơn đau răng có thể kéo dài hoặc nhói theo từng đợt khiến bà bầu khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Đau răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị đau răng khi mang bầu là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ. Những cơn đau nhức khó chịu ở răng sẽ gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cũng như khả năng ăn uống của người mẹ. Các trường hợp đau nghiêm trọng còn có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của tình trạng đau răng ở bà bầu nếu không được xử lý kịp thời:

Bà bầu bị đau răng làm tăng nguy cơ sinh non

Mẹ bầu bị viêm lợi, sâu răng khi mang thai sẽ làm giảm lượng canxi chuyển hóa cho thai nhi, khiến bé bị nhẹ cân, thiếu khỏe mạnh. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu bị viêm nha chu thì nguy cơ sinh non sẽ cao hơn bình thường đến 70%, nguy cơ con bị nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với trường hợp thông thường. 

Bà bầu bị đau răng làm tăng nguy cơ sinh non
Bà bầu bị đau răng làm tăng nguy cơ sinh non

Do đó, khi có biểu hiện đau răng, viêm nha chu dù nhẹ, mẹ bầu vẫn nên đi khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra sức khỏe và ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Làm tăng nguy cơ lây nhiễm sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh

Theo nghiên cứu, mầm răng của thai nhi phát triển từ tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Đến tuần thai kỳ thứ 16, men răng, ngà răng và thân răng sẽ phát triển để bao bọc mầm răng. 

Do đó các trường hợp đau răng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc trong suốt thai kỳ đều có thể lây nhiễm sang mần răng của bé. Hiện tượng bé bị sâu răng sau sinh có nguy cơ sâu răng rất cao. 

Bà bầu đau răng phải làm sao?

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, giải pháp tốt nhất cho mọi người chính là điều trị dứt điểm ngay khi triệu chứng manh nha xuất hiện. Dưới đây là một số cách trị đau răng cho bà bầu hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Chữa bằng thuốc Tây

Áp dụng các biện pháp nha khoa và sử dụng các loại thuốc tây giảm đau răng là cách trị đau răng được nhiều bà bầu lựa chọn nhất vì khả năng giảm đau hiệu quả nhanh.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị đau răng hiệu quả nhưng không phải loại nào cũng dùng được với phụ nữ có thai. Các loại thuốc điều trị hoặc giảm đau có chứa thành phần Paracetamol được coi là an toàn với bà bầu. Các mẹ bầu có thể sử dụng các dạng Paracetamol để giảm đau cho mình.

Xem thêm: Đau răng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sử dụng thuốc tây giảm đau là cách trị đau răng được nhiều bà bầu lựa chọ
Sử dụng thuốc tây giảm đau là cách trị đau răng được nhiều bà bầu lựa chọ

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai phải thật cẩn thận. Một số loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai mà mẹ bầu cần chú ý như: Aspirin, Ibuprofen hay Piroxicam. 

Chữa theo Đông y 

Theo Đông y, răng là phần thừa của xương, thuộc tạng thận. Về mặt lý luận theo kinh lạc, vùng chân răng có kinh dương minh vị đi nên các chứng trạng về răng phản ánh trạng thái hư, hàn, thực, nhiệt của vị và thận. Nói cách khác, đau răng là biểu hiện bệnh lý của tạng, phủ. Do đó, điều trị chứng đau răng muốn triệt để nên điều trị cả tại chỗ và điều trị toàn thân.

Một số bài thuốc đông y hiệu quả mà bà bầu bị đau răng nên tham khảo đó là:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị các vị thuốc: Liên kiều, bạch chỉ, quy vĩ, sinh địa, đơn bì, thăng ma, hoàng liên, phòng phong, thạch cao, sinh khương, đại táo liều lượng gia giảm theo tình trạng đau. 
  • Cách dùng: Sơ chế sạch các vị thuốc và sắc uống trên lửa lớn, nước thuốc chia là 3 phần dùng trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị các thảo dược: Thạch cao, thăng ma, hoàng liên liều lượng gia giảm theo mức độ đau răng. 
  • Cách dùng: Làm sạch và sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Thạch cao, xuyên ô chế, thảo ô chế, hoa tiêu liều lượng gia giảm theo tần suất đau răng. 
  • Cách dùng: Làm sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Khi dùng, xát một ít bột thuốc trực tiếp vào chân răng. Khi miệng ra nhiều nước bọt thì nhổ bọt đi không được nuốt.

Cách bài thuốc Đông y trị đau răng cho bà bầu có thành phần thảo dược thiên nhiên nên có tính an toàn với thai nhi cao hơn sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, tác dụng của các bài thuốc sẽ chậm hơn, đòi hỏi mẹ bầu phải kiên trì thực hiện đều đặn đúng theo chỉ định thì mới đạt kết quả như mong muốn.

Mẹo dân gian hiệu quả cho bà bầu bị đau răng

Sử dụng các bài thuốc dân gian với 100% thành phần nguyên liệu tự nhiên là cách chữa đau răng hiệu quả mà an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số mẹo dân gian giảm đau răng cực kỳ hiệu nghiệm được truyền lại từ các cụ ngày xưa.

Sử dụng lá lốt

Theo nghiên cứu, trong lá của cây lá lốt có chứa thành phần Alcaloid và tinh dầu beta-caryophylen, còn rễ có chứa thành phần Benzyl Axetat. Cả 3 tinh chất này đều có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm chống lại vi khuẩn răng miệng hiệu quả.

Lá lốt có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, giảm đau răng hiệu quả
Lá lốt có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, giảm đau răng hiệu quả

Có 2 cách dùng giúp loại bỏ các cơn đau răng bằng lá lốt như sau:

  • Cách 1 – Sử dụng phần lá: Lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch, đun hoặc giã cùng với 1 lít  nước, thêm ít muối trắng. Sau khi sôi, để nguội và gạn bỏ bã lấy nước súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
  • Cách 2 – Dùng rễ cây: Dùng khoảng 20g rễ cây lá lốt, rửa sạch đất rồi đem giã nát với vài hạt muối hột. Ép lấy nước cốt và dùng bông sạch thấm nước ngậm tại vị trí răng đau khoảng 2 – 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm. Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt.

Xem thêm: 5 Cách Dùng Lá Lốt Chữa Đau Răng Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Sử dụng gừng tươi

Tecpen, Oleoresin và men Zingibain là 3 thành phần giảm đau hữu hiệu có trong gừng tươi. Mỗi ngày, các mẹ bầu chỉ cần:

  • Chuẩn bị vài lát gừng, và 1 mắt tỏi khô, rửa sạch và cạo bỏ vỏ.
  • Giã nát tỏi cùng vài hạt muối trắng và giã gừng riêng sau đó trộn đều cả 2 lại.
  • Đắp lên vùng răng đang bị đau từ 5 – 10 phút, mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả.

Sử dụng tỏi tươi

Chất kháng sinh allicin, glycogen và fitonxit trong tỏi là thành phần quan trọng giúp khoang miệng luôn sạch khuẩn. Để giảm đau răng với tỏi, mẹ bầu hãy:

  • Lấy vài tép tỏi tươi, thêm vài hạt muối trắng và giã nát.
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên chỗ răng đau, giữ khoảng 10 phút là được.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần để cải thiện tình trạng đau nhức.

Khám và điều trị bằng công nghệ nha khoa

Với những bà bầu bị đau buốt răng do sâu răng có mủ, viêm tủy, nướu lợi, áp dụng can thiệp nha khoa là cách tốt nhất để thuyên giảm các cơn đau. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng đầu, bác sĩ nha khoa sẽ hạn chế các tác động lên răng miệng của mẹ bầu vì đây là giai đoạn hình thành các cơ quan trong cơ thể của thai nhi nên rất nhạy cảm. Bất kỳ một can thiệp nha khoa nào cũng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thai nhi.

Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 đến 27, thai nhi phát triển ổn định hơn nên có thể áp dụng các công nghệ nha khoa để loại bỏ nguyên căn đau răng. Lúc này, các bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình trạng răng miệng của người mẹ để có cách khắc phục phù hợp.

  • Trường hợp bệnh chưa nặng, không ảnh hưởng đến tủy thì chỉ cần trám lại vị trí sâu răng hoặc kê thuốc chống viêm an toàn.
  • Trường hợp nặng, đã ảnh hưởng đến tủy răng thì phải điều trị tủy rồi mới xử lý các tình trạng bề mặt răng, nướu, lợi khác. 

Các can thiệp nha khoa ở bà bầu thường không được dùng thuốc tê vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. 

Cách phòng tránh đau răng khi mang bầu

Đau răng khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi đó là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh răng miệng như sau:

Chăm sóc răng miệng cho bà bầu bị đau răng

Chăm sóc răng miệng chu đáo, đúng cách sẽ giúp giảm tối đa lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp răng miệng của mẹ bầu luôn khỏe mạnh tối đa. Hằng ngày, mẹ bầu hãy:

Đánh răng đúng cách để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh
Đánh răng đúng cách để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh
  • Đánh răng đều đặn: Giữ thói quen đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đánh răng luôn sau cơn nghén để vi khuẩn đường ruột có hại và axit tiêu hóa không làm mòn men răng, gây hại cho răng.
  • Dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm: Các loại kem đánh răng chứa nhiều fluoride, Sorbitol,… dành riêng cho răng nhạy cảm sẽ giúp làm giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh chân răng từ đó giảm các cơn đau ở cả răng và nướu.
  • Dùng bàn chải mềm: Bàn chải lông cứng sẽ gây ra nhiều kích thích tại răng đau hơn, khiến chị em đau nhiều hơn, thậm chí là gây chảy máu.
  • Súc miệng với nước muối: Dùng nước muối loãng súc miệng sẽ là giải pháp an toàn mà hiệu quả để làm lành các vết thương và chống lại vi khuẩn gây bệnh cho răng. Ngoài nước muối, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng kháng khuẩn hoặc fluoride để nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây hại.

Khám răng định kỳ

Ghé thăm các địa chỉ nha khoa định kỳ theo chu kỳ mang thai là cách tốt nhất để kiểm tra và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Do đó, hãy chú ý đi khám răng ít nhất 3 đến 6 tháng một lần và điều trị ngay các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.

Chế độ ăn uống cho bà bầu bị đau răng

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau răng nên bổ sung số loại thực phẩm hữu ích như:

  • Đồ ăn mềm, các món ăn dễ nuốt như cháo, súp dinh dưỡng,..
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi, giàu vitamin C như bưởi, dưa gang, cà rốt, rau diếp,…
  • Ăn các món giàu canxi như sữa, vỏ tôm, các loại đậu,…
  • Bổ sung nhiều chất đạm bằng cách ăn nhiều cá, thịt, trứng, pho mát,…

Bị đau răng nên kiêng ăn gì? Một số thực phẩm mà mẹ bầu bị đau răng không nên ăn như:

  • Thực phẩm khó tiêu.
  • Đồ cay, nóng, quá dầu mỡ.
  • Đồ uống có chất kích thích như cà phê, nước ngọt có gas, bia, rượu,…
  • Đồ ngọt như kẹo, mứt,…

Gợi ý địa chỉ thăm khám, điều trị cho bà bầu bị đau răng

Với những mẹ bầu đang gặp vấn đề về răng miệng việc tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín là rất cần thiết. Dưới đây là một số địa chỉ khám răng uy tín mà chị em phụ nữ đang mang thai bị đau răng nên tham khảo.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh

Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh là địa chỉ chuyên khoa uy tín hàng đầu trên cả nước. Đây là bệnh viện Trung ương tuyến I với hệ thống trang bị nha khoa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ y bác sĩ CKI chuyên nghiệm, tay nghề thuộc top đầu cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh liên quan đến răng miệng cho người dân.

Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh là địa chỉ chuyên khoa uy tín hàng đầu trên cả nước
Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh là địa chỉ chuyên khoa uy tín hàng đầu trên cả nước

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 201A Nguyễn Chí Thanh, thuộc Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028 3853 5178 hoặc 028 3855 6732.

Khoa Răng – Hàm – Mặt tại Bệnh viện Đà Nẵng

Bệnh viện Đà Nẵng cùng là địa chỉ y tế hạng I trực thuộc Bộ Y tế với chuyên khoa mũi nhọn là Răng Hàm Mặt. Với hệ thống thiết bị nha khoa hiện đại, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh uy tín, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao, khoa đã trở thành địa chỉ uy tín cho hàng nghìn người dân nơi đây.  

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 124 Hải Phòng, trực thuộc quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
  • Số điện thoại: 02363821118.

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam – VIDENTAL

VIDENTAL là trung tâm chuyên nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật nha khoa tân tiến của thế giới tại Việt Nam. Ngoài cơ sở vật chất khang trang, VIDENTAL còn là địa chỉ nha khoa nổi tiếng với đội ngũ chuyên gia, y sĩ chuyên môn giỏi, có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chăm sóc răng miệng cho mọi người.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://vidental.vn/
  • Fanpage: fb.com/vidental.vn

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh vấn đề bà bầu bị đau răng. Việc chần chừ không đi khám chữa bệnh răng miệng kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau nhức và biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bé. Vì vậy, các mẹ bầu bị đau răng nên xử lý các vấn đề răng miệng thật tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Dầu đinh hương trị đau răng Dầu Đinh Hương Trị Đau Răng Có Tốt và Hiệu Quả Không?

Dùng dầu đinh hương trị đau răng là một trong những mẹo dân gian hiệu nghiệm được nhiều người áp…

Đau răng nổi hạch là hiện tượng rất bình thường Đau răng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau răng nổi hạch là một trong những triệu chứng thường gặp và nó gây ra rất nhiều hệ lụy.…

Bà bầu bị đau răng và cách xử trí hiệu quả nhất Bà bầu bị đau răng thì phải xử trí như thế nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều sự thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu dễ mắc…

Những loại thuốc giảm đau răng được bác sĩ chỉ định Top 7 loại thuốc giảm đau răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Các nhóm thuốc giảm đau răng sẽ có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm lành tổn thương nhanh chóng.…

Đau răng bấm huyệt nào? Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?

Chữa đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp cổ truyền theo Đông y. Các động tác ấn, bấm với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua