Bị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì cách cải thiện nhanh, an toàn

Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là một tình trạng phổ biến, thường liên quan đến việc vệ sinh cá nhân không đúng cách và viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên nhiều cách có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì

Ngứa vùng kín (ngứa phụ khoa) là thuật ngữ chỉ tình trạng ngứa ngáy xảy ra ở âm hộ hoặc âm đạo. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy râm ran ở âm đạo, mép âm hộ, môi bé, môi lớn. Ngứa khác nhau về thời gian, có thể kéo dài hoặc theo từng cơn. Ngứa vùng kín có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì
Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì xảy ra do nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

1. Vệ sinh cá nhân không đúng cách

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ, vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, ít thay quần lót… khiến vùng kín ẩm ướt, dễ viêm nhiễm dẫn đến ngứa ngáy.

Ngoài ra thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh không phù hợp có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây mất cân bằng độ pH vùng. Sau cùng dẫn đến viêm âm đạo và ngứa ngáy.

2. Ra nhiều dịch tiết âm đạo

Ở tuổi dậy thì, dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn. Việc không giữ gìn vệ sinh cá nhân có thể khiến dịch tiết tích tụ, vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín.

3. Chu kỳ kinh nguyệt

Trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt một vài ngày, nữ giới có thể có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn này khiến vùng kín nhạy cảm và dễ kích ứng hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt khiến vùng kín nhạy cảm và dễ kích ứng hơn

4. Viêm nang lông

Đôi khi ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì liên quan đến viêm nang lông. Trong giai đoạn dậy thì, lông mu bắt đầu phát triển. Khi không được chăm sóc đúng cách, nữ giới có thể bị viêm nang lông vùng kín kèm theo ngứa ngáy.

5. Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì. Thường bao gồm những bệnh lý sau:

  • Viêm âm hộ, viêm âm đạo: Vùng kín ra nhiều dịch tiết âm đạo, ngứa ngáy, ẩm ướt, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi tanh hôi, màu vàng hoặc xanh, có lẫn mủ hoặc bọt; xuất hiện mảng đỏ tại cơ quan sinh dục, ngứa ngáy vùng kín, đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục, rối loạn kinh nguyệt, tiểu buốt, tiểu rát…
  • Bệnh viêm cổ tử cung: Tiết ra nhiều khí hư màu vàng, có mùi hôi tanh khó chịu, tiểu rát, tiểu buốt, đau bụng dưới…
  • U xơ tử cung: Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, bí tiểu do khối u xơ kích thước lớn chèn ép bàng quang.

ĐỌC THÊM: Các Bệnh Phụ Khoa Thường Gặp Ở Tuổi Dậy Thì – Cách Chữa Và Phòng Ngừa

Cách điều trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì

Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì thường do những nguyên nhân không quá phức tạp. Việc điều trị sẽ bao gồm vệ sinh vùng kín sạch sẽ và các biện pháp tại nhà khác. Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng.

1. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Để giữ cho vùng kín sạch sẽ và giảm ngứa ngáy, bạn gái ở tuổi dậy thì nên chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bạn:

Vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc quần lót vừa vặn, khô thoáng và thấm hút tốt mồ hôi
Vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc quần lót vừa vặn, khô thoáng và thấm hút tốt mồ hôi
  • Dùng nước sạch kết hợp dung dịch vệ sinh phù hợp để làm sạch vùng kín hàng ngày.
  • Thường xuyên thay quần lót, khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Mặc quần lót vừa vặn, được làm bằng chất liệu vải thoáng mát như cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi để tránh ẩm ướt cho vùng kín. Không nên mặc quần quá bó sát và không có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Trong những ngày hàng kinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 3 – 4 tiếng/ lần. Mỗi lần thay băng vệ sinh nên nhẹ nhàng rửa vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
  • Không dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc có chức năng khác như dầu gội, sữa tắm… để vệ sinh vùng kín. Điều này có thể gây mất cân bằng pH âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm và ngứa ngáy vùng kín.
  • Không ngâm vùng kín và mông trong cùng một thau nước. Bởi vi khuẩn từ hậu môn có thể di chuyển đến âm đạo và gây viêm nhiễm.
  • Khi dùng giấy vệ sinh, nên lau từ trước ra sau thay vì từ sau ra trước để tránh vi khuẩn từ hậu môn dính vào âm đạo.
  • Không thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Tránh tự ý dùng dao cạo lông vùng kín.
  • Nếu vùng kín bị nổi mụn mủ và ngứa ngáy dữ dội, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay, tránh gãy quá mạnh hoặc tự ý nặn mụn.

2. Bổ sung Probiotics

Đây là một trong những cách giảm ngứa vùng kín hiệu quả và an toàn cho bạn nữ tuổi dậy thì. Bổ sung Probiotics vào thực đơn ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, cân bằng môi trường vi sinh trong âm đạo. Từ đó giúp vùng kín khỏe mạnh, giảm nguy cơ phát triển nấm men và các loại vi khuẩn xấu.

3. Dùng dầu dừa trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì

Cách dùng dầu dừa thích hợp cho những bạn nữ bị ngứa vùng kín do âm đạo khô, bệnh chàm, nhiễm trùng nấm men.

Bôi dầu dừa tại chỗ có thể giúp dưỡng ẩm da, giảm tình trạng khô ráp và ngứa ngáy vùng kín. Đặc biệt những hoạt chất trong dầu dừa được chứng minh là có khả năng điều trị nhiễm trùng nấm men, với hiệu quả tương tự như thuốc kháng nấm Clotrimazole.

Dùng dầu dừa trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì
Dùng dầu dừa trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì, cải thiện âm đạo bị khô

Cách dùng:

  • Dùng khoảng 5ml dầu dừa nguyên chất
  • Sau khi vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và lau khô, bôi dầu dưa vào vùng da bị ngứa ngoài âm hộ, tiến hành massage 20 phút
  • Thực hiện 2 lần/ tuần. Tuyệt đối không thụt vào trong âm đạo.

4. Cách trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp giảm tình trạng nhiễm trùng nấm men gây ngứa vùng kín.

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và lau khô
  • Dùng một ít mật ong nguyên chất bôi vào vùng da bị ngứa, không thụt sâu vào âm đạo. Sau 5 phút, rửa sạch bằng nước ấm

5. Cách trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì bằng bột yến mạch

Bột yến mạch không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn an toàn và hiệu quả đối với bạn nữ tuổi dậy thì bị ngứa vùng kín. Với nhiều hoạt chất có lợi, dùng bột yến mạch giúp giảm tình trạng viêm da, chữa lành tổn thương và giảm ngứa vùng kín nhanh chóng.

Cách dùng bột yến mạch thích hợp với những bạn nữ bị ngứa vùng kín do những nguyên nhân đơn giản như kích ứng với hóa chất, thay đổi nội tiết tố.

Cách dùng:

  • Dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ vùng kín
  • Hòa tan 1 muỗng bột yến mạch với một ít nước để tạo thành dung dịch đặc sệt
  • Bôi hỗn hợp vào vùng kín bị ngứa, giữ trong 20 phút
  • Rửa sạch lại vùng kín với nước.

6. Chữa ngứa vùng kín bằng lô hội (nha đam)

Gel lô hội có tác dụng cấp nước, làm mát, làm dịu tình trạng bỏng rát da và ngứa ngáy vùng kín. Thảo dược này có độ lành tính cao, an toàn cho nữ giới ở tuổi dậy thì.

Giảm ngứa vùng kín an toàn và hiệu quả bằng lô hội
Giảm ngứa vùng kín an toàn và hiệu quả bằng gel lô hội

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô
  • Dùng gel lô hội bôi lên vùng da bị ngứa, ngoài âm hộ, không thụt sâu vào âm đạo
  • Sau 20 phút, dùng nước ấm rửa sạch gel
  • Thực hiện từ 1 – 3 lần/ ngày.

7. Dùng nước muối trị ngứa âm đạo ở tuổi dậy thì

Nước muối có tính kháng viêm và sát khuẩn cao, giúp giảm ngứa vùng kín, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa.

Cách dùng:

  • Dùng nước muối sinh ký nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín, mỗi tuần 2 lần.
  • Không dùng nước muối khi da nứt nẻ hoặc có vết thương hở. Không lạm dụng nước muối.

8. Cách chườm mát giảm ngứa vùng kín

Nếu bạn bị ngứa vùng kín do sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, hãy thử áp dụng biện pháp chườm mát. Cách này có thể giúp giảm ngứa vùng kín, giảm đau rát và sưng viêm âm hộ.

Cách dùng:

  • Cho vào khăn sạch một ít đá viên
  • Đặt lên âm hộ từ 3 – 5 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.

9. Cách dùng lá trầu không trị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng tiêu viêm và sát khuẩn. Dùng nguyên liệu này có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm và giảm ngứa ngáy vùng kín hiệu quả. Đặc biệt cách dùng lá trầu không chữa nấm candida có thể mang đến hiệu quả cao.

Cách dùng:

  • Ngâm trong nước muối và rửa sạch khoảng 10 lá trầu không
  • Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước sạch, thêm một ít muối
  • Sau khi nước sôi 5 phút, tắt bếp, để nguội bớt và mang đi xông vùng kín
  • Khi nước nguội, dùng để vệ sinh vệ sinh vùng kín và lau khô
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần.

ĐỌC THÊM: Cách Chữa Viêm Nhiễm Phụ Khoa Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả

10. Dùng nước lá ổi trị ngứa âm đạo ở tuổi dậy thì

Lá ổi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa. Khi dùng có thể làm giảm tình trạng dị ứng da, nhiễm trùng và ngứa ngáy vùng kín. Ngoài ra nhiều chất chống oxy hóa tannin trong lá ổi còn có tác dụng ngăn tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Dùng nước lá ổi trị ngứa âm đạo ở tuổi dậy thì
Dùng nước lá ổi giúp ngăn ngừa, điều trị viêm nhiễm và ngứa âm đạo ở tuổi dậy thì

Cách dùng:

  • Ngâm và rửa sạch 7 – 10 lá ổi, đun sôi với 1 lít nước
  • Lọc bỏ bã, lấy nước lá ổi nguội rửa vùng kín 2 lần/ ngày
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết ngứa ngáy.

Nếu các biện pháp nêu trên không giúp cải thiện tình trạng, ngứa vùng kín dữ dội hơn hoặc kéo dài, bạn cần đến chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Phòng ngừa ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì

Để ngăn ngứa vùng kín tái phát, chị em phụ nữ nên giữ vùng kín sạch sẽ, chăm sóc vùng kín đúng cách bằng những biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh phù hợp với lứa tuổi. Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vùng kín.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh trong giai đoạn hành kinh (3 – 4 giờ/ lần).
  • Không tự ý cạo lông mu, nặn mụn ở vùng kín.
  • Không ngâm mình quá lâu trong nước vì vi khuẩn từ hậu môn có thể di chuyển đến âm đạo.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Dùng nước và giấy để vệ sinh và lau khô vùng kín mỗi lần đi vệ sinh.
  • Lau vùng kín từ trước ra sau. Tránh dùng giấy vệ sinh lau từ sau ra trước.
  • Mặc quần lót vừa vặn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần quá chật hoặc bị ướt.
  • Thường xuyên thay quần lót để giữ vùng kín luôn khô ráo và khỏe mạnh.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện các bệnh lý (nếu có) và điều trị đúng cách.

Trên đây là những nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì. Nhìn chung tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường không quá phức tạp, có thể được khắc phục bằng nhiều cách. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Nước rửa phụ khoa trị ngứa 6 Loại Nước Rửa Phụ Khoa Trị Ngứa Tốt Nhất Nên Dùng
Có nhiều loại nước rửa phụ khoa trị ngứa trên thị trường hiện nay, giúp giảm ngứa và bảo vệ…
Ngứa Vùng Kín Sau Sinh Và Cách Điều Trị An Toàn
Ngứa vùng kín sau khi sinh là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình…
ngứa rát bên trong vùng kín Ngứa rát bên trong vùng kín nguyên nhân do đâu? Làm sao khỏi?
Ngứa rát bên trong vùng kín là một triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng…
Cách làm hết ngứa khi cạo lông vùng kín đơn giản tại nhà
Có nhiều cách làm hết ngứa khi cạo lông vùng kín, chẳng hạn như sử dụng sản phẩm chăm sóc…
Bị ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì cách cải thiện nhanh, an toàn

Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì là một tình trạng phổ biến, thường liên quan đến việc vệ sinh…

Đặt Thuốc Phụ Khoa Bị Ngứa, Rát: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa, rát là một vấn đề khá phổ biến, có thể gây ra nhiều bất…

Bị ngứa vùng háng ở nam do bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị

Ngứa vùng háng là tình trạng phổ biến ở nam giới, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến…

Ngứa phụ khoa là bệnh gì? Hướng dẫn cách trị tại nhà

Ngứa phụ khoa là thuật ngữ chỉ tình trạng ngứa ngáy khó chịu liên quan đến khu vực sinh dục…

ngứa cửa mình Bị ngứa cửa mình là bệnh gì? Cách chữa khỏi đơn giản

Ngứa cửa mình có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua