Các Bệnh Phụ Khoa Thường Gặp Ở Tuổi Dậy Thì [Tư Vấn]

Nhiều người cho rằng bệnh phụ khoa chỉ xảy ra ở phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng thực tế bệnh còn ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ các bạn gái trong giai đoạn dậy thì. Dưới đây thuocdantoc.org sẽ tổng hợp lại các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì và tư vấn cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả để các bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe vùng kín của mình.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy
Tuổi dậy thì của nữ giới thường diễn ra trong giai đoạn từ 9 – 13 tuổi nhưng cũng có khi bắt đầu và kết thúc sớm hơn tùy theo cơ địa của từng bạn. Ở lứa tuổi này, cơ thể có rất nhiều sự thay đổi cả về tâm sinh lý lẫn sự phát triển về thể chất khiến cho các bé không tránh khỏi sự bỡ ngỡ.

Một trong những điểm nổi cộm nhất ở nữ giới tuổi dậy thì cần được nhắc tới đó là sự thay đổi ở vùng kín và cơ quan sinh dục. Lúc này lông mu sẽ bắt đầu mọc và có sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo đó là một số vấn đề bất thường về phụ khoa mà nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của các bé gái sau này.
Mặc dù đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng các bạn gái lứa tuổi dậy thì cũng có thể mắc các căn bệnh phụ khoa. Dưới đây là cảnh báo của Ths.Bs Đỗ Thanh Hà (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, BV YHCT Trung Ương) về những bệnh phụ khoa rất nguy hiểm mà lứa tuổi dậy thì có thể gặp phải.
Ngứa vùng kín
Đứng đầu trong danh sách các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì phải kể đến bệnh ngứa phụ khoa. Những cơn ngứa ngáy ở vùng kín có thể xuất hiện cả vào ban ngày lẫn ban đêm khiến các bạn gái tuổi teen vô cùng khó chịu. Một số bạn chỉ bị ngứa nhẹ nhưng cũng có trường hợp bị ngứa ngáy dữ dội. Cùng với đó, khu vực tam giác vàng còn nổi một số mụn nước nhỏ li ti.
Nguyên nhân là do bị nhiễm giun kim hoặc do vùng kín bị nhiễm nấm, vi khuẩn hay tạp khuẩn. Ngoài ra việc vệ sinh vùng kín sai cách cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng ngứa vùng kín ở các bạn gái tuổi dậy thì.
Tham khảo thêm: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh và cách điều trị
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh phụ khoa này là kinh nguyệt không đều, ra máu kinh sớm hoặc trễ, rong kinh, máu kinh ra nhiều, tắc kinh, đau bụng trong kỳ kinh. Một số trường hợp còn bị ngứa ngáy bên ngoài “cô bé” trước, trong hay sau khi kết thúc kỳ hành kinh một vài ngày.
Viêm âm hộ, âm đạo
Đây cũng là các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì các bạn gái nên đề phòng. Âm hộ, âm đạo của nữ giới có cấu tạo mở và nằm rất gần hậu môn nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm.
Bệnh viêm âm đạo, âm hộ ở tuổi dậy thì thường có các triệu chứng như sau: Ra nhiều dịch tiết âm đạo, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu…
Các bệnh lý ở tử cung
Dù chưa quan hệ nhưng các bạn gái vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý ở tử cung, chẳng hạn như:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khi vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh khác tấn công, các tế bào tuyến trong ống tử cung có hiện tượng tăng sinh bất thường, xâm lấn hẳn ra bên ngoài cổ tử cung và bị viêm nhiễm, tổn thương. Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung ở tuổi dậy thì là: Vùng kín ra nhiều khí hư có mùi hôi, ngứa âm đạo. Một số trường hợp bệnh không có triệu chứng.
- Bệnh viêm cổ tử cung: Các bạn gái tuổi dậy thì có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như vùng kín ra nhiều khí hư màu vàng, mùi hôi tanh khó chịu, có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rát, đau ở vùng bụng dưới hoặc khu vực xương chậu.
- U xơ tử cung: Bệnh u xơ tử cung ở tuổi dậy thì thường gây rối loạn kinh nguyệt, cường kinh ( tức máu kinh ra nhiều), đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Khối u xơ kích thước lớn có thể chèn ép vào bàng quang gây bí tiểu.
Ra nhiều huyết trắng – bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì
Bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, hàng ngày vùng kín đều tiết ra một lượng huyết trắng nhất định. Bình thường dịch tiết âm đạo của người khỏe mạnh sẽ có màu trong suốt như lòng trắng trứng gà, không mùi. Nó đóng vai trò cân bằng độ ẩm và bảo vệ niêm mạc âm đạo.

Tuy nhiên nếu huyết trắng ra quá nhiều, màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi kèm theo hiện tượng ngứa vùng kín, nóng rát trong âm đạo, đau chướng bụng dưới thì được xem là bệnh cần được điều trị.
Bệnh lây qua đường tình dục
Chẳng hạn như mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, bệnh lậu, giang mai… Chúng gây kích ứng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, làm tăng tiết khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín, đau buốt khi đi tiểu.
Gợi ý: Những Câu Hỏi Khi Đi Khám Phụ Khoa – Thông Tin Cần Biết
Vì sao tuổi dậy thì lại mắc bệnh phụ khoa?
Đối với chị em phụ nữ trưởng thành, đã có gia đình thì các bệnh phụ khoa đều hết sức quen thuộc vì người nào cũng có thể bị ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên ít có ai ngờ rằng các em gái tuổi dậy thì cũng có thể mắc bệnh ở vùng kín do chưa quan hệ tình dục.
Thực tế thì hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, trong những năm gần đây, tỷ lệ bị bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì đang ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Theo BS Hằng, tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Thay đổi hormone:
Sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì, điển hình nhất là bệnh rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, hiện tượng này cũng khiến cho khả năng tự bảo vệ của các cơ quan sinh sản bị suy yếu nên rất dễ bị nhiễm trùng âm đạo, tử cung.
- Vệ sinh vùng kín chưa tốt
Nhiều bạn gái không có thói quen vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc ngược lại cũng có những trường hợp cẩn thận đến mức sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, xà bông để rửa vùng kín hàng ngày. Điều này vô tình tình tiếp tay cho nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn, ký sinh trùng hay virus có cơ hội xâm nhập vào bên trong gây ra các bệnh phụ khoa.
- Chăm sóc vùng kín không đúng cách trong những ngày hành kinh
Sự xuất hiện của chu kì kinh nguyệt gây ra không ít rắc rối cho bạn gái. Trong những ngày hành kinh, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu không rửa và thay băng thường xuyên, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển. Đây chính là mầm mống của nhiều bệnh lý phụ khoa xảy ra ở tuổi dậy thì.
- Mặc quần bó sát
Mặc quần ôm sát, có chất liệu thô cứng, đặc biệt là quần lót sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, ẩm ướt. Từ đó sinh ra nấm men, vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Thức khuya:
Thường xuyên thức khuya học bài, chơi điện thoại có thể gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở không ít các bạn gái lứa tuổi dậy thì.

- Bị xâm hại tình dục, quan hệ quá sớm:
Trường hợp các bạn gái bị bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: Bị xâm hại tình dục bởi đối tượng bị bệnh, quan hệ tình dục khi tuổi đời còn quá trẻ nhưng không biết cách bảo vệ an toàn, sử dụng chung khăn tắm, quần lót với người mang mầm bệnh…
Cách điều trị bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì bằng Tây y
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh phụ khoa, các bạn gái nên chia sẻ cùng với mẹ hay chị gái và nhờ người thân đưa tới các phòng khám phụ khoa của bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp chữa trị từ sớm.
Tương tự như ở người lớn, bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì cũng được điều trị bệnh các loại thuốc uống hay thuốc bôi rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc nhằm mục đích chống nấm, diệt khuẩn hay ức chế hoạt động của ký sinh trùng, đồng thời làm giảm các triệu chứng liên quan. Loại thuốc được chỉ định còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh ở từng cá nhân.
Hiếm khi thuốc đặt âm đạo được chỉ định trong điều trị bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì vì nó có thể gây tổn thương, rách màng trinh, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cũng như hạnh phúc của bé gái sau này.
Đọc thêm: Cách vệ sinh vùng kín đúng cách giúp cô bé luôn sạch sẽ
Chữa bệnh phụ khoa cho nữ tuổi dậy thì bằng dân gian
Ngoài dùng thuốc, những trường hợp bệnh nhẹ, nữ giới tuổi dậy thì có thể tham khảo các phương pháp dân gian đảm bảo lành tính hơn như:
Sử dụng lá trầu không:
Lá trầu không chứa thành phần tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, tiêu diệt ký sinh trùng, giảm ngứa. Khi dùng, hái một nắm lá đem rửa sạch với nước muối, giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt đem pha cùng lượng nước ấm vừa đủ để rửa bên ngoài vùng kín ngày 2 – 3 lần.
Xông hơi lá trà xanh
Với cách chữa bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì này, lá trà xanh được đem rửa sạch, đun sôi kỹ lấy nước cho bé gái xông hơi vùng kín. Khi nước nguội, lấy rửa lại âm đạo. Áp dụng cách này đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh không còn
Rửa nước muối sinh lý
Nước muối nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn cực mạnh. Nó sẽ giúp ức chế và tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn không cho tình trạng nhiễm trùng phụ khoa tiếp tục lan rộng vào bên trong.
Các bạn gái có thể mua một chai nước muối sinh lý dung tích lớn bán sẵn ngoài tiệm về sử dụng. Duy trì rửa mỗi ngày một lần để giảm ngứa.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cho các bạn tuổi dậy thì cũng cần được quan tâm đúng mực. Tránh cho các bé ăn đồ ngọt, các món cay nóng hoặc uống nước ngọt vì chúng có thể kích thích khiến bệnh viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì thêm trầm trọng.
Cách phòng ngừa bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Các bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì đều có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không có cách phòng ngừa đúng đắn. Điều này cực kỳ nguy hiểm dù mắc bệnh nào thì cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bé gái sau này. Vì vậy, các mẹ nên chia sẻ cho con một số kiến thức để giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa như:
- Rửa âm hộ hàng ngày. Có thể dùng nước sạch, nước ấm hay nước muối sinh lý để rửa.
- Không sử dụng bất cứ đồ vật nào đưa sâu vào trong âm đạo
- Không mặc quần chật, bó sát. Quần lót cần có kích thước vừa vặn, chất liệu thấm mồ hôi tốt.
- Hạn chế gãi vùng kín khi bị ngứa
- Không tò mò quan hệ tình dục quá sớm. Cha mẹ nên trang bị cho con một số kiến thức về giới tính và cách tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại.
Trên đây là các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì cùng cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả. Những bệnh lý này đều có đặc điểm chung lá rất dễ tái phát. Vì vậy, các bạn gái nên tham khảo ý kiến từ những chuyên gia phụ khoa hàng đầu về một giải pháp điều trị tận căn nguyên bệnh để có thể dứt điểm.
Bạn viết tham khảo thêm:
- Chữa bệnh phụ khoa bằng thuốc nam – Gợi ý 5 cây tốt nhất
- Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt hiện nay?
