Bệnh vảy nến

Đặt lịch ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh vảy nến là chứng bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Đây là bệnh lý mãn tính tái đi tái lại hoặc kéo dài khiến da tổn thương, bề mặt da kém thẩm mỹ. Nhận biết sớm các biểu hiện bất thường và điều trị kiểm soát để ngăn chặn nguy cơ phát sinh biến chứng.

Tổng quan

Bệnh vảy nến là một trong những chứng bệnh da liễu mạn tính nhiều người đang gặp phải. Bệnh hình thành khi tế bào sừng thượng bì tăng sinh quá mức, xảy ra cùng lúc với tình trạng viêm tại lớp thượng bì, trung bì.

Theo các thống kê cho thấy có đến 1%-5% dân số thế giới mắc phải bệnh lý này. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn.

So với người bình thường, tế bào da người bệnh vảy nến có tốc độ chết đi nhanh gấp 10 lần khiến tế bào cũ tích tụ, tăng sinh tế bào mới dẫn đến hình thành các mảng dày, bong tróc vảy trắng trên da.

Gợi ý: Vảy Nến Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Cách Trị và Điều Cần Biết

Bệnh vảy nến

Phân loại & triệu chứng

Bệnh vảy nến được phân thành nhiều dạng bệnh tương ứng với các thể vảy nến. Cụ thể:

  • Thể mảng: Vảy nến thể mảng là tình trạng vùng tổn thương trên da rộng, tạo thành từng mảng viêm, dày sừng và bong tróc vảy. Những khu vực thường gặp vảy nến mảng là đầu gối, khuỷu tay, da đầu.
  • Thể giọt: Bệnh nhân bị vảy nến thể giọt nhận thấy trên da có những đốm màu hồng, đặc biệt thường gặp nhất là vùng da khu vực thân, cánh tay và ở chân.
  • Thể mủ: Vảy nến thể mủ xảy ra ở người trưởng thành phổ biến hơn so với trẻ em. Thể bệnh này thường xảy ra ở các vùng da nhỏ trên tay, chân. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi vảy nến thể mủ vẫn có khả năng lan rộng ra những vùng da xung quanh.
  • Thể đảo ngược: Vảy nến thể đảo ngược khiến vùng da bị viêm chuyển thành đỏ sáng, phân biệt với các vùng da khác. Bệnh nhân thường thấy mảng đỏ xuất hiện các vùng da mỏng như nách, ngực, da háng hoặc những khu vực nếp gấp quanh bộ phận sinh dục.
  • Thể đỏ toàn thân: Da đỏ toàn thân và bong tróc những mảng lớn. Ngoài triệu chứng ngoài da, người bị vảy nến thể đỏ toàn thân còn bị sốt cao kèm theo. Đây là thể bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
  • Vảy nến móng: Vảy nến móng chỉ ảnh hưởng đến móng tay, chân với các biểu hiện lõm hoặc có các rãnh trên móng. Móng bị biến dạng, đổi màu, dày lên có thể bị lỏng lẻo, bong móng, móng giòn và dê gãy ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Vảy nến thể mảng
Vảy nến thể giọt
Vảy nến thể mủ
Thể đảo ngược
Vảy nến thể đỏ toàn thân
Vảy nến móng

Bệnh vảy nến hình thành trên da những mảng đỏ, dày sừng, sau thời gian bong tróc vảy có màu trắng, bạc. Bệnh nhân dễ dàng nhận biết dấu hiệu bằng mắt thường. Cụ thể:

Xuất hiện các mảng da dày sừng, bong tróc vảy trắng bạc hoặc trắng đục tương tự như vảy nến.
Vùng da tổn thương do vảy nến nổi cộm trên bề mặt da, phân biệt rõ ràng với các vùng da khác.
Da bị khô có thể gây nứt nẻ, chảy máu, đau, viêm nhiễm ngày càng nặng dẫn đến lở loét da.
Vảy nến khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của da.
Tình trạng vảy nến nặng nề có nguy cơ làm sưng đau cứng khớp còn gọi là viêm khớp vảy nến.
Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể từ da đầu, da móng tay, chân, da mông đùi,...

Nhận biết bệnh vảy nến thông qua những tổn thương thực thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Bạn đọc hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được khám và kiểm soát vảy nến sớm. Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường trên da người bệnh. Đồng thời thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý của bản thân bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Sau đó, chỉ định xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán, phân biệt bệnh vảy nến và các vấn đề da liễu liên quan khác.

Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ

Bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền, hoạt động rối loạn của hệ thống tự miễn. Khi gặp điều kiện bất thường, các triệu chứng bùng phát dữ dội làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những yếu tố rủi ro chính gây bệnh vảy nến:

  • Hoạt động của hệ miễn dịch: Sự rối loạn hoạt động của hệ thống tự miễn là nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào lành. Các tế bào da bị tế bào Lympho T tấn công đẫn dến tích tụ tế bào da chết, gây dày sừng, viêm đỏ da.
  • Yếu tố di truyền: Tỷ lệ vảy nến di truyền sang con cái nếu bố, mẹ có một hoặc cả hai người đều nhiễm phải bệnh lý này. Thực tế, có nhiều gia đình các thành viên nhiều thế hệ cùng mắc bệnh vảy nến ở các mức độ khác nhau nếu có cùng gen di truyền của bệnh.

Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên, hiện tượng vảy nên bùng phát có khả năng liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: Lạm dụng bia rượu, đồ ăn kích ứng khiến da bùng phát vảy nến, dùng thuốc quá liều khiến bệnh hình thành hoặc do nhiễm thùng.

Phát hiện các biểu hiện bất thường, thăm khám chẩn đoán phân biệt vảy nến để có hướng điều trị khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân
Bệnh vảy nến có khả năng bùng phát do ảnh hưởng các yếu tố trong và ngoài cơ thể

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có lây không? Có chữa được không?

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu kéo dài mãn tính, có thể tái đi tái lại thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân chủ quan, không khám chữa điều trị có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số rủi ro kể đến như:

  • Da vảy nến tích tụ nhiều mảng dày sừng gây chàm hóa, viêm nhiễm, bội nhiễm do cào gãi.
  • Đỏ da toàn thân, rủi ro bị ung thư da tuy nhiên biến chứng này không phổ biến.
  • Người bệnh còn có khả năng gặp biến chứng tại thận, bị suy tim, cao huyết áp.
  • Vảy nến thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp.
  • Vảy nến gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh lo sợ bị kỳ thị, xa lánh, rối loạn tâm lý.
  • Chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến rất thấp, gánh nặng chi phí điều trị cao.
  • Nhiều người bệnh thực sự nhận thấy vảy nến "là nỗi khốn khổ" của con người vì các triệu chứng khó chịu.
  • Ngoài ra, nỗi sợ bệnh vảy nến không có thuốc chữa ám ảnh nhiều người bệnh phải đối mặt.

Biến chứng
Tình trạng vảy nến không được kiểm soát ngày càng lan rộng và biến chứng

Do đó, khi nhận thấy trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn đọc hãy đến bệnh viện kiểm tra. Tùy mức độ tổn thương, nguyên nhân gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp, giúp bệnh nhân ngăn chặn biến chứng hại sức khỏe và đời sống.

Điều trị

Cho đến hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa dứt điểm bệnh vảy nến. Các loại thuốc thường dùng có tác dụng kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa biến chứng vảy nến cho bệnh nhân. Các hình thức điều trị vảy nến thường được dùng như:

  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ: Thuốc dạng kem bôi, thuốc mỡ dùng ngoài da, bôi tại chỗ để giảm nhẹ triệu chứng vảy nến. Chẳng hạn loại thuốc bôi chứa corticoid, retinoid, kem dưỡng ẩm,... Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các nhóm thuốc uống, viên uống bổ sung theo tình trạng của từng bệnh nhân.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng thuốc ức chế miễn dịch cho người bệnh, ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ an toàn cho các tế bào lành. Đây là giải pháp hỗ trợ ngăn chặn rối loạn khiến vảy nến càng nghiêm trọng hơn. Một số loại như thuốc Methotrexate, thuốc retinoid, thuốc Sandimmune.
  • Phương pháp quang trị liệu: Điều trị vảy nến bằng tia cực tím hoặc sử dụng ánh sáng tự nhiên. Phương pháp có tác dụng tiêu diệt các tế bào hồng cầu tăng sinh quá mức. Sử dụng tia UVA, UVB còn giúp triệu chứng vảy nến được kiểm soát hữu hiệu.
  • Điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học: Công dụng chính của thuốc sinh học là ức chế phản ứng tự miễn trong cơ thể.

Điều trị
Bác sĩ kiểm tra tình trạng da của bệnh nhân và chẩn đoán để đưa ra phát đồ trị vảy nến

Điều trị vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc hoặc tùy tiện thay đổi thuốc, kết hợp thuốc bừa bãi. Bởi bệnh nhân có khả năng gặp tác dụng phụ hoặc các biến chứng không mong muốn khác.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Giải đáp từ chuyên gia đầu ngành

Phòng ngừa

Chủ động phòng bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến tái phát nói riêng, một số lưu ý như sau:

Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi. Hạn chế ăn những món ăn có nguy cơ dị ứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước uống chứa cồn, chất kích thích.

Mỗi ngày có thể dành ra vài phút tắm ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm từ 6-7 giờ.

Chăm sóc da cẩn thận, sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, lựa chọn ưu tiên sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.

Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập thể dục, chơi thể thao cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các bất thường ngoài da nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám bác sĩ

1. Bệnh vảy nến có lây lan sang người khác không?

2. Bị vảy nến có chữa dứt điểm hoàn toàn được không?

3. Bôi thuốc trong bao lâu thì các mảng sần đỏ thuyên giảm?

4. Dùng thuốc bôi hay thuốc uống chữa vảy nến loại nào tốt hơn?

5. Nếu không điều trị thì bệnh vảy nến sẽ gây ra các hậu quả gì?

6. Da bị vảy nến có bị ngứa ngáy không?

7. Bệnh vảy nến khác với các bệnh da liễu khác như thế nào?

8. Chi phí khám chữa vảy nến bao nhiêu? Tốn kém không?

9. Khám bệnh vảy nến ở đâu thì tốt? Có bác sĩ giỏi?

Xem thêm: 5 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất Của Thế Giới 2024

Bình luận (78)

  1. Phạm Phương
    Phạm Phương says: Trả lời

    Em mới sinh con duoc 5 tháng và da đầu của bé có xuất hien những lớp vảy. Bé hay bị ngứa đầu và gãi rất nhiều, tóc bé có triệu chứng rụng (tóc thưa hơn so với lúc mới sinh). Mong bác si cho em lời khuyen.

  2. Dũng
    Dũng says: Trả lời

    Em bị vảy nến thể giọt em bị được 7 tháng nay! Em điều trị ở các bệnh viện hcm mà đỡ rồi lại tái.bác sĩ tư vấn giúp em ạ.sdt em.0948687** or cho em xin địa chỉ phòng khám em đến khám ạ cảm ơn nhà thuốc

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Dũng,
      Trung tâm đã nghi nhân thông tin bạn đã cung cấp, tình trạng bị vảy nến thể giọt như của bạn, Trung tâm có bài thuốc dân tộc hiệu quả. Bác sĩ của Trung tâm sẽ liên lạc với bạn sớm qua số điện thoại mà bạn cung cấp nhé. Thông tin về Trung tâm:
      HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: 0983 059 582
      HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: 0932 064 179
      Trân trọng./.

  3. vudinhkim
    vudinhkim says: Trả lời

    thuốc có dạng viên nén hay là cao để uống ko vậy bs cho e hoi

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn vudinhkim,
      Sản phẩm của Trung tâm đã được bào chế ở dạng cao viên tiện dụng, kèm theo đó có cả sản phẩm bôi ngoài da để cải thiện tình trạng da của bạn, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên lạc trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại số 0983059582 để bác sĩ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé.
      Trân trọng!

  4. Dương Thị Lành
    Dương Thị Lành says: Trả lời

    Mình bị ở da đầu ,tay ,chân xuất hiển máy đốm đỏ có màng khô màu trắng và hay tróc vẩy như vẩy cá trên Da đầu và tay chân luôn ,, di kham bs nói bị vảy nến, bệnh này chữa sao có thể khỏi được

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua