Vảy nến thể mảng: Dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Vảy nến thể mảng là một trong những thể bệnh thường gặp nhất. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả với thảo dược thiên nhiên hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Vảy nến thể mảng và dấu hiệu nhận biết

Vảy nến thể mảng và dấu hiệu nhận biết
Vảy nến thể mảng (Psoriasis en plaques) là một trong những thể bệnh thường gặp nhất

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến rối loạn miễn dịch. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các đám đỏ, nổi cộm, bề mặt xuất hiện các vảy trắng như nến. Vảy nến có nhiều thể bệnh và được phân chia theo biểu hiện lâm sàng.

Vảy nến thể mảng (Psoriasis en plaques) là một trong những thể bệnh thường gặp nhất. Thể bệnh này xảy ra khi vảy nến đã tiến triển trong nhiều năm. Biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của mảng da đỏ có kích thước lớn từ 5 – 10cm và khu trú ở vùng da thường xuyên tiếp xúc như khuỷu tay, đầu gối, ngực, lưng, xương cùng,… 

Vảy nến thể mảng và dấu hiệu nhận biết
Tổn thương da do vảy nến thể mảng thường tập trung ở khuỷu tay, mặt ngoài tay, đầu gối,…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến thể mảng, bao gồm:

  • Da xuất hiện các đám đỏ có kích thước lớn, bề mặt nổi cộm hơn các thể khác và có giới hạn rõ so với vùng da thông thường.
  • Trên vùng da tổn thương có lớp vảy trắng như bạc.
  • Da khô, có dấu hiệu nứt nẻ và chảy máu.
  • Tổn thương da thường gây ngứa ngáy, khó chịu,…
  • Nếu gãi nhiều, da có thể bị viêm và đau nhức.

Xem thêm: Vảy nến móng tay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng vẫn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể số 6 và có nguy cơ di truyền cao. Khi có yếu tố kích thích, tế bào lympho T sẽ hoạt hóa các chất trung gian và gây ra tình trạng tăng sinh tế bào sừng.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mảng
Căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố kích thích triệu chứng của vảy nến bùng phát

Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến như:

  • Căng thẳng thần kinh (lo lắng, thần kinh bị kích thích,…).
  • Chấn thương cơ học vật lý (có khoảng 14% bệnh nhân bùng phát triệu chứng vảy nến do nguyên nhân này).
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Viêm amidan, viêm mũi, viêm họng,… có thể kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng tế bào lympho T và làm phát sinh các triệu chứng vảy nến.
  • Rối loạn chuyển hóa (đường, đạm,…).
  • Rối loạn nội tiết: Triệu chứng do vảy nến thường giảm trong thời gian mang thai nhưng có xu hướng bùng phát mạnh sau khi sinh.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Chỉ số oxy hóa da của bệnh nhân vảy nến thường cao hơn người bình thường. Trung bình quá trình chu chuyển tế bào thượng bì kéo dài khoảng 21 – 26 ngày, tuy nhiên ở bệnh nhân vảy nến, thời gian chỉ còn khoảng 2 – 4 ngày. Hệ quả là tế bào thượng bì tăng sinh quá mức và dẫn đến tình trạng dày sừng.

Bệnh vảy nến thể mảng có nguy hiểm không?

Mặc dù vảy nến có tiến triển mãn tính và chưa thể chữa trị dứt điểm, tuy nhiên phần lớn các trường hợp đều ở thể lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Ảnh hưởng chủ yếu của bệnh là gây mất thẩm mỹ da, ảnh hưởng đến tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh vảy nến thể mảng có nguy hiểm không?
Vảy nến thể mảng có thể lây lan rộng, gây đau nhức và biến dạng khớp

Tuy nhiên nếu vảy nến thể mảng lan rộng toàn thân, bạn có thể gặp phải các biến chứng như vảy nến thể khớp và thể đỏ da toàn thân.

Khi vảy nến thể khớp phát sinh, bệnh cần được phải điều trị và kiểm soát chặt chẽ. Trong trường hợp không can thiệp kịp thời, vảy nến thể khớp có thể dẫn đến những hệ lụy như khớp biến dạng, khó khăn khi cử động, tàn phế, biến dạng nội tạng và tử vong.

Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng

Đặc điểm lâm sàng của vảy nến thể mảng khá đặc trưng. Vì vậy bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua tổn thương da, vị trí xuất hiện và thời gian bệnh bùng phát (vảy nến thể mảng chỉ xảy ra với bệnh nhân đã bùng phát triệu chứng khoảng vài năm).

Nếu biểu hiện thực thể không đặc trưng, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với á sừng liên cầu, á vảy nến và bệnh chàm khô.

Tham khảo thêm:Vảy nến thể giọt: Dấu hiệu và cách điều trị 

Cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng

Quá trình điều trị vảy nến còn gặp nhiều nan giải do nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn chặn tổn thương và phòng ngừa bệnh tái phát. Một số phương pháp phổ biến điều trị vảy nến thể mang bao gồm:

Điều trị vảy nến thể mảng bằng Tây y

Điều trị bệnh vảy nến bằng Tây y chủ yếu là sử dụng thuốc dạng bôi và uống. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào phạm vi tổn thương, thể bệnh và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi được lựa chọn ưu tiên trong điều trị vảy nến thể mảng. Nếu phạm vi tổn thương da nhỏ, loại thuốc này có thể được sử dụng đơn độc. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương có xu hướng lây lan rộng, bác sĩ có thể đề nghị phối hợp với thuốc uống để kiểm soát tiến triển của bệnh.

Điều trị vảy nến thể mảng bằng Tây y
Thuốc bôi được dùng để trị vảy nến bao gồm thuốc bạt sừng và bong vảy, thuốc mỡ chứa corticoid,…

Các loại thuốc bôi được dùng cho bệnh nhân vảy nến thể mảng, bao gồm:

  • Thuốc bạt sừng và bong vảy: Loại thuốc này được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng bong vảy và dày sừng ở các mảng da tổn thương. Loại thuốc bạt sừng, bong vảy thường được sử dụng là thuốc mỡ salicylic 2 – 5%.
  • Thuốc mỡ chứa corticoid: Thuốc mỡ corticoid được sử dụng trong khoảng 20 – 30 ngày trong giai đoạn triệu chứng bùng phát nhằm giảm ngứa, chống gián phân và phù nề. Tuy nhiên tránh bôi loại thuốc này dài hạn và hạn chế dùng trên diện rộng. Chỉ dùng thuốc mỡ chứa corticoid theo từng đợt và thoa xen kẽ với những loại thuốc khác.
  • Thuốc mỡ chứa Calcipotriol (Daivonex): Calcipotriol là đồng đẳng của vitamin D3, tác động đến tế bào lympho T nhằm biệt hóa tế bào sừng. Loại thuốc này có thể làm giảm dày sừng ở bệnh nhân vảy nến thể mảng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ và cần rửa tay sau khi dùng để hạn chế tình trạng tăng canxi huyết.
  • Thuốc mỡ phối hợp Calcipotrol và Betamethasone (Daivobet): Loại thuốc này có khả năng giảm sừng hóa da, chống viêm và giảm ngứa.

Khi dùng thuốc bôi điều trị bệnh vảy nến thể mảng, cần chú ý dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian chỉ định. Hầu hết những loại thuốc này đều có khả năng hấp thu vào cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn. Nếu cơ thể phát sinh những biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc khác.

2. Liệu pháp quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu (photochemotherapy) là liệu pháp tận dụng tia UVA hoặc UVB để chống phân bào và ức chế hoạt hóa lympho T. Từ đó làm giảm quá trình tăng sinh tế bào sừng ở bệnh nhân vảy nến.

Liệu pháp này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng trước khi chiếu tia UVA khoảng 2 giờ
  • Sau đó chiếu tia UVA với bước sóng 320 – 400nm

Liệu pháp này có hiệu lực trong cả giai đoạn bùng phát và tái phát bệnh.

  • Giai đoạn bùng phát mạnh: Chiếu 3 lần/ tuần, thực hiện trong vòng 1 tháng.
  • Giai đoạn duy trì: Chiếu 1 lần/ tuần, thực hiện trong 2 tháng để ngăn ngừa tái phát.

Liệu pháp quang hóa trị liệu được áp dụng khá phổ biến vì có mức độ an toàn tương đối, dễ thực hiện và ít độc hại. Liệu pháp này thích hợp với bệnh nhân không thể dùng thuốc bôi hoặc bị dị ứng với những loại thuốc này.

Tác dụng phụ thường gặp của quang hóa trị liệu, bao gồm: Ngứa da, xuất hiện mụn nước nhỏ, hơi ngứa, buồn nôn,…

3. Thuốc uống toàn thân

Với những trường hợp tổn thương da lan rộng hoặc đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc uống toàn thân để kiểm soát tiến triển và triệu chứng của bệnh.

Điều trị vảy nến thể mảng bằng Tây y
Thuốc uống toàn thân được chỉ định khi vảy nến thể mảng có xu hướng lây lan trên diện rộng

Các loại thuốc uống toàn thân được sử dụng cho bệnh nhân vảy nến thể mảng bao gồm:

  • Retinoid: Được sử dụng với trường hợp vảy nến thể mảng lây lan trên diện rộng. Retinoid là một dẫn xuất tổng hợp của vitamin A có khả năng làm chậm tăng sản biểu bì, điều hòa khả năng biệt hóa và tăng trưởng tế bào, chống thâm nhiễm và điều biến miễn dịch. Loại thuốc này được dùng từ vài tháng – 12 tháng nhằm hạn chế tái phát.
  • Cyclosporin A: Cyclosporin A ức chế miễn dịch bằng cách làm giãn mạch, giảm hoạt tính của tế bào lympho T và hoạt tính của tế bào gây viêm. Loại thuốc này chỉ được dùng cho các thể vảy nến nặng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân vảy nến thể mảng không có đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể xem xét và yêu cầu sử dụng thuốc Cyclosporin A.
  • Methotrexate: Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch có độc tính cao. Vì vậy thuốc chỉ được dùng trong trường hợp vảy nến lan rộng hơn 50% diện tích da của cơ thể. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chỉ được khuyến cáo dùng cho người khỏe mạnh từ 50 tuổi trở lên. Loại thuốc này đối kháng với axit folic nhằm ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng.
  • Thuốc kháng histamine: Được sử dụng nếu vảy nến có liên quan đến hoạt động giải phóng histamine của cơ thể.
  • Thuốc an thần (Bromua): Thuốc an thần được sử dụng với những người bị vảy nến do căng thẳng thần kinh kéo dài. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có khả năng giảm ngứa với những trường hợp vảy nến không có đáp ứng với thuốc giảm ngứa thông thường.

Bên cạnh những loại thuốc trên, bạn cũng có thể dùng viên uống bổ sung chứa vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho da. So với thuốc điều trị tại chỗ, thuốc uống toàn thân có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Gợi ý: Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách điều trị hiệu quả 

Cách chữa bệnh vảy nến thể mảng bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều cách chữa vảy nến bằng những nguyên liệu tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là nguồn nguyên liệu dễ kiếm và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Tuy nhiên các cách làm này chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng ngứa, khô da và bong vảy cho bệnh nhân chứ không có hiệu quả cao trong việc điều trị. Do đó, chỉ nên coi là phương pháp hỗ trợ tại nhà, người bệnh vẫn cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị hiệu quả nhất.

  • Chữa vảy nến thể mảng bằng lô hội: Dùng dao rạch nhẹ phần vỏ ngoài của lá lô hội, tách lấy lớp gel trong rồi bôi lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp giữ ẩm và giảm ngứa da.
  • Chữa vảy nến thể mảng bằng giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước sạch rồi dùng bông gòn thấm dung dịch bôi lên vùng da bị vảy nến. Giấm táo sẽ giúp sát khuẩn vùng da này và giảm bớt tình trạng đau rát ở da. Tuy nhiên, không sử dụng giấm táo trên các vùng da có vết thương hở.
  • Lá trầu không, rau răm, muối hạt: Cho lá trầu không, rau răm và vài hạt muối vào cối rồi giã nát. Lấy hỗn hợp lá chà xát lên vùng da bị vảy nến thể mảng.

Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân vảy nến thể mảng

Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân vảy nến thể mảng
Hạn chế căng thẳng là biện pháp giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh vảy nến tái phát

Các biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân vảy nến thể mảng:

  • Nên tắm với nước ấm để hỗ trợ làm bong vảy và dịu dây thần kinh. Ngoài ra, nhiệt độ ấm từ nước còn giúp bạn bớt căng thẳng và hạn chế ngứa ngáy.
  • Nên tắm nắng 10 phút/ ngày trong khung giờ 6 – 8:00 sáng để giúp cơ thể hấp thu vitamin D và làm giảm tăng sinh tế bào thượng bì.
  • Nên duy trì chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tránh gãi và cào lên vùng da tổn thương.
  • Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và liệu pháp ánh sáng luân phiên nhằm hạn chế tác dụng phụ và tình trạng phụ thuộc vào một phương pháp nhất định.
  • Tăng cường vận động (bơi lội và yoga) để ổn định hoạt động của hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và thành phần chống oxy hóa với các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, trứng, cá,… Hạn chế đồ ăn dầu mỡ và thực phẩm chứa đường, gia vị cay nóng,…
  • Tránh các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia và cà phê.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Vệ sinh da và cơ thể hằng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Với những trường hợp vảy nến thể mảng điều trị và kiểm soát tốt, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không có khả năng lây lan. Ngoài ra nếu áp dụng đều đặn các biện pháp phòng ngừa hợp lý, tổn thương da sẽ ít có cơ hội tái phát.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 15:51 - 09/01/2023 - Cập nhật lúc: 15:56 - 09/01/2024
Chia sẻ:
Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2

Ông Tiết Quang Tuấn (Long Biên - Hà Nội) nhiều năm sống chung với căn bệnh vảy nến quái ác.…

Các loại thuốc bôi vảy nến (dạng kem, gel, thuốc mỡ, dưỡng thể)

Thuốc bôi vảy nến là giải pháp không thể thiếu trong lộ trình điều trị. Vậy, bị vảy nến bôi…

Bị vảy nến có tắm biển được không, tại sao?

Bị vảy nến có tắm biển được không? Đây là vấn đề không ít người thắc mắc. Những thông tin…

Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới 5 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Nhất Của Thế Giới 2024

Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới đem lại hiệu quả điều trị cao, đặc biệt với…

Bình luận (1)

  1. Thu Liên
    Thu Liên says: Trả lời

    chia sẻ với b t cũng từng bị bệnh này cách đây 6 năm nên rất hiểu nỗi khổ của bệnh này. Mình ngứa mình đau đã đành còn nhiều ng chỉ chỏ nói ra nói vào rất bực mình. T cũng chữa tây y mấy lần ko hiệu quả, sau đó quyết định thử chữa đông y xem có ăn thua ko. t tìm hiểu kỹ trên mạng thấy nhiều ng khen trung tâm này nên đến khám thử thì đc bác sĩ quyên kê cho thuốc uống, bôi với ngâm rửa về chữa. mấy tuần đầu bị công thuốc vảy nến lên rất ghê t sợ suýt thì bỏ thuốc, sau bác sĩ động viên nên lại cố dùng. đến tháng thứ 2 thì bắt đầu đỡ hẳn luôn. t dùng thuốc đến tận 5 tháng cho hết hẳn. Giờ cũng hết bệnh đc hơn 2 năm nay rồi chưa bị lại.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua