Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách Chăm Sóc và Điều Trị
Vảy nến ở tay, chân là một bệnh này khá lành tính, ít biến chứng nhưng rất dai dẳng, tái đi tái lại không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở tay, chân
Vảy nến ở tay, chân hay còn được gọi là bệnh vảy nến các chi. Đây là tình trạng rối loạn quá trình tăng sinh các tế bào sừng tại chân và tay.
Dấu hiệu vảy nến ở tay
- Vảy nến thể mảng: Da sưng viêm, ửng đỏ và bong tróc vảy trắng.
- Vảy nến mụn mủ: Đốm mụn chứa dịch mủ màu trắng. Nếu không chăm sóc và điều trị kỹ có thể khiến chúng vỡ ra, gây nhiễm trùng.
- Vảy nến móng tay: Trường hợp bệnh nặng có thể khiến móng tách ra khỏi phần thịt bên dưới gây đau nhức dữ dội, có thể gây hoại tử.
Đọc thêm: Vảy Nến Ở Trẻ Em: Dấu hiệu là gì? Cách điều trị
Dấu hiệu vảy nến ở chân
Bệnh lý này không chỉ gây tổn thương da, móng mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động, thậm chí bị liệt.
- Vảy nến thể mảng: Da tổn thương, dày sừng, da khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc vảy trắng…
- Vảy nến thể mủ: Đốm mụn mủ ở lòng bàn chân gây đau nhức, khi vỡ ra gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.
- Vảy nến thể móng: Màu móng thay đổi, từ hồng hào chuyển sang vàng đục hoặc nâu đen, sần sùi, biến dạng hoặc tách ra khỏi móng.
- Vảy nến thể đảo ngược: Bệnh này đặc trưng với những mảng da màu đỏ tươi, không có vảy và chủ yếu xuất hiện phía sau gối.
- Viêm khớp vảy nến: Có thể gây khó khăn khi di chuyển, dễ dẫn đến tàn tật, bại liệt.
Dấu hiệu bệnh vảy nến tay, chân ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
- Mảng vảy nến màu trắng, ửng đỏ.
- Da tay, da chân khô ráp, gây nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu, nứt nẻ và chảy máu.
- Móng tay, móng chân dày lên bất thường kèm theo những lằn sâu.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay, chân
Bên cạnh đó, vảy nến ở tay, chân còn xuất phát từ một số yếu tố khác như:
- Di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh vảy nến thì tỷ lệ con chào đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Các tổn thương ngoài da: Chấn thương hoặc bị côn trùng cắn gây viêm nhiễm.
- Căng thẳng kéo dài: Mệt mỏi, stress kéo dài khiến thần kinh căng thẳng.
- Lạm dụng thuốc tân dược: Việc lạm dụng một số loại thuốc Tây trong thời gian dài gây tác dụng phụ.
- Da bị cháy nắng: Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gây kích thích sự phát triển của các mầm mống gây vảy nến.
- Ăn uống không khoa học: Những người nghiện rượu, bia, dùng chất kích thích, ăn uống không khoa học khiến thiếu hụt dưỡng chất cho làn da.
Tham khảo thêm: Vảy nến móng tay – Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh vảy nến ở tay chân có gây nguy hiểm không? Có lây không?
Căn bệnh vảy nến chỉ tác động ở vùng da bên ngoài chứ không gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể nếu được điều trị kịp thời, đúng cách.
Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện sớm sẽ tiến triển nặng, khiến các mảng da vảy nến viêm nhiễm nghiêm trọng, bong tróc, chảy máu, gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Bệnh vảy nến không có khả năng lây nhiễm. Việc các thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh sống cùng nhau là do yếu tố di truyền.
Biện pháp chẩn đoán vảy nến ở tay chân
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi một số vấn đề xoay quanh về tình trạng sức khỏe hiện tại, các triệu chứng, tiền sử bệnh của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Cận lâm sàng
Người bệnh sẽ được lấy mẫu mô tế bào nhỏ tại vùng da bị tổn thương trên chân, tay, sau đó mang đi tiến hành kiểm tra phân tích dưới kính hiển vi.
Cách điều trị vảy nến ở tay, chân hiệu quả
1. Điều trị theo Tây y
Dùng thuốc Tây
- Thuốc corticoid: Có khả năng chống viêm hiệu quả.
- Thuốc Retinoid: Tác dụng làm tiêu viêm, giảm thiểu sự tăng sinh và loại bỏ các tế bào chết trên da.
- Viên uống bổ sung vitamin D: Giúp ngăn chặn sự phát triển, tăng sinh quá mức của các tế bào da.
- Kem dưỡng ẩm: Ưu tiên chọn loại kem bôi lành tính, không mùi, không màu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da, không gây kích ứng.
- Thuốc sinh học: Thuốc có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm thiểu rối loạn. Thường dùng dưới dạng tiêm tối đa 1 lần/ tuần.
Gợi ý: Vảy Nến Sinh Dục: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Quang trị liệu
Sử dụng nguồn tia cực tím UVS và UVB có bước sóng vừa phải chiếu trực tiếp lên vùng da tay, chân bị tổn thương vảy nến. Giúp ức chế sự tăng sinh của các tế bào chết, kích thích sản sinh vitamin B phục hồi các tế bào mới.
2. Chữa vảy nến tay, chân theo Đông y
Vảy nến thể phong nhiệt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: thạch cao, hòe hoa sống, thổ phục linh và sinh địa mỗi loại 40g, tử thảo, thăng ma và địa phu tử mỗi loại 12g, 20g ké đầu ngựa và 4g chích cam thảo.
- Sắc mỗi ngày một thang, chia nước thuốc làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Vảy nến thể phong hàn
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: hy thiêm, thổ phục linh, cam thảo đất và ké đầu ngựa mỗi loại 16g, sinh địa, hoa hòe và thạch cao mỗi loại 20g cùng 12g cây hoa cứt lợn.
- Rửa sạch và đun sôi lên.
- Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Vảy nến thể phong huyết táo
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: sinh địa, hà thủ ô, kim ngân hoa, huyền sâm, ké đầu ngựa và vừng đen mỗi vị 12g.
- Rửa sạch và đun sôi cùng 500ml nước trên lửa nhỏ.
- Cạn bớt xuống 1 nửa thì tắt bếp, chia làm 2 – 3 phần uống sau khi ăn no 30 phút.
Vảy nến thể huyết nhiệt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị sinh địa, quy vĩ và xích thược mỗi vị 12g, tử bắc, đại thanh diệp, đan bì và bắc đậu can mỗi loại 10g, ngăn hoa và hổ trượng mỗi loại 15g.
- Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước thuốc uống.
3. Chữa vảy nến ở tay chân bằng mẹo hay tại nhà
Ngâm nước ấm
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên ngâm nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày, nhất là trước khi đi ngủ để giảm triệu chứng, ngủ ngon hơn.
Dưỡng ẩm da
Khuyến khích sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần Niacinamide, Panthenol, vitamin E… có tác dụng làm mềm da, kích thích sự phục hồi và tái tạo các tế bào da bị hư tổn.
Tận dụng các loại dược liệu tự nhiên
Có thể tận dụng một số loại dược liệu tự nhiên có khả năng làm mềm da, bong vảy và hỗ trợ chống viêm, sát khuẩn điều trị bệnh hiệu quả.
- Trị vảy nến bằng dầu dừa
- Lá trầu không
- Cây lược vàng
- Nha đam
- Giấm táo
- Bột yến mạch
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát vảy nến ở tay, chân
- Giữ vệ sinh toàn bộ da. Thường xuyên ngâm rửa tay chân bằng nước ấm.
- Duy trì độ ẩm cho làn da.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tránh sử dụng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Tránh các yếu tố khởi động gen bệnh như chấn thương cơ học.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tắm nắng hằng ngày từ 5 – 10 phút trong khung giờ từ 7 – 9h sáng hàng ngày.
Vảy nến ở tay, chân không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại rất dai dẳng, dễ tái phát và khó trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Vẩy nến thể mủ – Bệnh nguy hiểm như thế nào?
- Vảy nến hồng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!