Vảy nến hồng (vảy phấn hồng) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Vảy nến hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng ảnh hưởng đến 3% dân số thế giới. Đây là một bệnh da liễu khá phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do nhiều người chưa hiểu rõ về nó. Vậy, triệu chứng và cách trị bệnh ra sao? Các chuyên gia, bác sĩ sẽ giúp giải đáp và gợi ý liệu pháp điều trị ở bài viết sau.
Vảy nến hồng là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến hồng là một dạng của bệnh vảy nến, gây ra các nốt phát ban hồng trên da. Ban đầu, các ban hồng chỉ là những chấm tròn nhỏ hoặc các hình bầu dục lớn. Nếu không được điều trị sớm, các nốt ban sẽ ngày càng lớn ra, kích thước ban thường từ 2 – 10 cm và xuất hiện ở những vị trí như ngực, bụng, lưng.

Bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tháng và các triệu chứng có thể tự động biến mất. Tuy nhiên, chúng có thể tái phát trở lại. Độ tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh là từ 10 – 35 tuổi và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới.
Gợi ý: Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân: Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
Triệu chứng nhận biết bệnh vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da lành tính, có những triệu chứng đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Các biểu hiện trên da phổ biến có thể kể đến như:
- Nổi các chấm hồng nhỏ, khô, bong tróc, có lớp vảy phủ phấn.
- Vảy hồng mọc thành cụm hình bầu dục.
- Có kích thước từ 5 – 10cm và lan rộng sau 1 – 2 tuần.
- Các vị trí thường gặp là ở cổ, ngực, bụng và lưng kèm theo triệu chứng.
- Vùng da bị bệnh có thể lành vòng 6 – 8 tuần nhưng dễ để lại vết thâm và tái phát nhiều lần
- Nếu không chăm sóc đúng cách có thể bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến phấn hồng. Nhiều nghiên cứu cho rằng người bị bệnh là do nhiễm phải một vài chủng herpes virus như HHV7, HHV6.
Bên cạnh đó, một số yếu tốt được cho là nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này có thể kể đến như:
- Di truyền, hệ miễn dịch suy giảm.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Căng thẳng và áp lực.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Bệnh vảy nến hồng có lây không?
Có nhiều người bệnh thắc mắc rằng bệnh vảy phấn hồng có lây không? Các chuyên gia cho biết vảy nến hồng là một bệnh không lây nhiễm dù tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Bệnh vảy phấn hồng thường khó điều trị dứt điểm và thường tái phát nhiều lần. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng, duy trì thời gian khỏi bệnh lâu dài.

Tìm hiểu thêm: Vảy Nến Sinh Dục: Cách điều trị và chăm sóc hợp lý
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hồng
Thông thường, bệnh vảy nến hồng có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau khoảng 6-8 tuần. Nhưng nếu qua khoảng thời gian này mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị phổ biến dưới đây để tăng tốc độ hồi phục cho bệnh nhân:
1. Dùng thuốc trị vảy nến phấn hồng theo chỉ định
- Các loại kem có chứa corticoid như: Hydrocortison, betamethason, desonide…
- Thuốc kháng histamin như: Chlorpheniramine, Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
- Kháng sinh như Erythromycin, Acyclovir.
- Trường hợp nặng sử dụng thuốc chứa corticoid đường uống.
Xem thêm: Top 3 thuốc bôi trị vẩy phấn hồng tốt nhất hiện nay

2. Quang trị liệu
Bên cạnh việc dùng thuốc, quang hóa trị liệu là phương pháp được đánh giá là khá an toàn trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến hồng, đặc biệt ở các trường hợp nặng.

3. Trị vảy phấn hồng tại nhà bằng thảo dược
- Chữa vảy nến hồng bằng dầu dừa: Có tính kháng nấm, kháng virus, giảm khô da, giảm ngứa, giữ ẩm.
- Trị vảy phẩn hồng bằng lô hội: Có đặc tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm da và hạn chế ngứa.
- Giảm triệu chứng bằng bột yến mạch: Giúp kháng viêm, giảm ngứa tốt.
Tham khảo thêm: Vảy nến móng tay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Vảy nến phấn hồng nên ăn gì, kiêng gì để sớm khỏi bệnh và phòng ngừa tái phát
Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến hồng. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh một chế độ ăn đặc biệt có thể chữa khỏi bệnh, nhưng việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng da và tăng cường hệ miễn dịch.
- Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm giàu protein, thức ăn nhanh, đồ ăn và gia vị cay nóng, rượu bia, chất kích thích, đồ ngọt, chứa nhiều đường…
- Thực phẩm vàng nên ăn: Thực phẩm giàu Omega-3, rau quả chứa beta-caroten, axit folic, kẽm,…
Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc da và áp dụng một vài kiêng cữ như sau:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm gây kích ứng.
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế gãi ngứa.
- Kiêng tiếp xúc với hóa chất, giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
Vảy nến hồng không phải bệnh quá nguy hiểm và cũng không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu không điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý khám chữa bệnh thường xuyên để có phác đồ điều trị hợp lý.
Bài viết có liên quan:
- Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách điều trị hiệu quả
- Vảy nến thể giọt: Dấu hiệu và cách điều trị
