Bệnh vẩy nến da đầu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh vẩy nến da đầu được đặc trưng bởi các triệu chứng như da đầu có nhiều mảng đỏ, vảy trắng bong tróc, khô ngứa, tóc rụng nhiều… Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường hoặc là kết quả của việc hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

Bệnh vẩy nến da đầu là gì?

Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm da mãn tính, xảy ra khi những tế bào da tích tụ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sự tích tụ này tạo thành những mảng da khô, có vảy bong tróc kèm theo chảy máu và ngứa ngáy.

Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến da đầu là một bệnh tự miễn kéo dài, xảy ra khi các tế bào da sản sinh quá nhanh

Bệnh vẩy nến da đầu xảy ra ở khoảng 80% bệnh nhân bị vẩy nến. Đây là một bệnh tự miễn kéo dài (mãn tính), xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khiến các tế bào da sản sinh quá nhanh và tích tụ trên vùng da đầu.

Những trường hợp này sẽ có các mảng da dày, đổi màu, bong tróc trên da đầu và những vùng da khác xung quanh da đầu như:

  • Trán
  • Phía sau gáy
  • Đường chân tóc
  • Vùng da quanh tai

Một số người cũng có các triệu chứng xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể như lưng dưới, khuỷu tay và đầu gối.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu có triệu chứng rất đa dạng, biểu hiện có thể nhiều hoặc ít tùy theo mức độ nặng nhẹ.

+ Trường hợp nhẹ

  • Da đầu có các vảy nhỏ, mỏng và bong tróc như gàu.

+ Trường hợp trung bình đến nặng

  • Nổi mảng bám trên hầu hết hoặc toàn bộ da đầu, mảng bám đổi màu, có thể là màu đỏ, nâu, tím hoặc xám, nhưng thường là màu đỏ, dày và rõ nét trên da đầu, có vảy màu trắng bạc phủ lên trên
  • Tế bào da chết có màu trắng hoặc bạc, có thể bong ra và gây ra gàu
  • Vảy có thể tích tụ và tạo ra hình dạng giống như ngói lợp chồng lên nhau
  • Mảng bám dọc theo chân tóc, trán, trên vùng da quanh tai hoặc/ và sau gáy
  • Da đầu khô
  • Ngứa hoặc rất ngứa
  • Xuất hiện các vết nứt trên da đầu
  • Chảy máu
  • Đau hoặc kích ứng da đầu
  • Rụng tóc cục bộ tạm thời (rụng tóc từng mảng).

Hình ảnh vẩy nến da đầu:

Hình ảnh mảng bám màu đỏ, dày, có vảy màu trắng bạc phủ lên trên
Hình ảnh mảng bám màu đỏ, dày, có vảy màu trắng bạc phủ lên trên
Bệnh vẩy nến da đầu ảnh hưởng đến hầu hết vùng da đầu
Bệnh vẩy nến da đầu ảnh hưởng đến hầu hết vùng da đầu
Hình ảnh vảy trắng tích tụ, cứng, dày đang bong tróc
Hình ảnh vảy trắng tích tụ, cứng, dày đang bong tróc
Bệnh vẩy da đầu nến ảnh hưởng đến vùng quanh tai và sau gáy
Bệnh vẩy da đầu nến ảnh hưởng đến vùng quanh tai và sau gáy

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu

Nguyên nhân gây bệnh lý này liên quan đến hệ thống miễn dịch. Trong bệnh vẩy nến da đầu (hoặc vẩy nến nói chung), hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến viêm và khiến các tế bào da mới tăng sinh quá mức (hình thành quá nhanh) trong vòng một vài ngày thay vì một vài tuần. Từ đó gây ra những mảng bám và vảy bong tróc.

Bệnh vẩy nến thường bùng phát khi có sự kết hợp của nhiều yếu tố từ hệ miễn dịch, di truyền, môi trường và nội tiết tố. Cụ thể:

  • Sinh ra trong gia đình có người thân bị vẩy nến hoặc có bệnh lý tự miễn khác
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn
  • HIV/ AIDS
  • Thay đổi nội tiết tố. Bệnh vẩy nến da đầu thường bùng phát hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn vào thời kỳ hậu sản, mãn kinh và thời kỳ dậy thì, thường cải thiện trong thời kỳ mang thai
  • Tiếp xúc ánh sáng mặt trời/ tia cực tím 
  • Tiếp xúc với hóa chất hoặc dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh
  • Căng thẳng, stress
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu
  • Dùng một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến
  • Béo phì
  • Chấn thương hoặc tổn thương da.

ĐỌC NGAY: Bệnh Vảy Nến Da Đầu Có Lây Không? Nên Làm Gì?

Bệnh vẩy nến da đầu có nguy hiểm không?

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh vẩy nến da đầu nghiêm trọng có thể gây ra một số biến chứng dưới đây:

  • Da đầu khô và ngứa
  • Chảy máu và nhiễm trùng da đầu do gãi nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ do ngứa
  • Rụng tóc từng mảng có thể hồi phục. Một số trường hợp bị rụng tóc có sẹo do bệnh vẩy nến da đầu mãn tính, tái phát
  • Cảm giác mặc cảm, tự ti, căng thằng và trầm cảm
  • Viêm khớp vẩy nến
Bệnh vẩy nến có thể gây rụng tóc từng mảng
Bệnh vẩy nến có thể gây rụng tóc từng mảng

Phương pháp chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu

Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra những vùng da bị ảnh hưởng để tìm dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Ngoài ra người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng, thời điểm bùng phát bệnh, thuốc hoặc những sản phẩm chăm sóc tóc có thể làm bùng phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng.

Ngoài ra một số xét nghiệm cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán phân biệt với các tình trạng khác:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra những nguyên nhân không liên quan đến bệnh vẩy nến da đầu
  • Xét nghiệm dị ứng
  • Sinh thiết da để xác nhận chẩn đoán.

Bệnh vẩy nến da đầu thường được phân biệt với cac tình trạng sau:

  • Nhiễm nấm da đầu
  • Viêm da tiết bã nhờn (gàu)
  • Bệnh chàm

Bệnh vẩy nến da đầu được điều trị như thế nào?

Cần kết hợp nhiều phương pháp để điều trị bệnh vẩy nến. Hầu hết bệnh nhân sẽ được yêu cầu dùng thuốc và dưỡng ẩm phù hợp. Những trường hợp nặng hơn có thể cân nhắc các phương pháp khác.

1. Dùng thuốc

Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị vẩy nến da đầu:

  • Corticosteroid tại chỗ như thuốc bôi da đầu, dầu gội clobetasol propionate 0,05%, bọt steroid…
  • Các chất tương tự như vitamin D được dùng tại chỗ, chẳng hạn như Calcipotriol
  • Liệu pháp kết hợp corticosteroid và vitamin D, thường gồm Betamethasone dipropionate 0,05% và gel calcipotriol 0,005% 
  • Thuốc xịt keratolytic tại chỗ
  • Dầu gội có chứa axit salicylic
  • Dầu gội hắc ín than đá (2–10%)
  • Thuốc mỡ hỗn hợp dầu dừa
  • Pyrithione, Ketoconazole và các loại dầu gội chống nấm khác

Đối với những trường hợp bệnh vẩy nến da đầu lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

  • Thuốc tiêm: Những loại thường dùng gồm Adalimumab, Ustekinumab hoặc Etanercept.
  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa hoặc Methotrexate, Acitretin, Cyclosporine.

XEM THÊM: TOP 5 Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất Hiện Nay

2. Quang trị liệu

Quang trị liệu được áp dụng cho những trường hợp có bệnh vẩy nến da đầu nghiêm trọng. Phương pháp này sử dụng ánh sáng cực tím, thường là tia cực tím B (UVB) để làm giảm các triệu chứng.

3. Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số cách chữa vẩy nến da đầu tại nhà có thể giúp đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh, hoặc dùng để thay thế cho thuốc đối với trường hợp có các triệu chứng nhẹ.

Bôi gel lô hội mỗi ngày để cấp ẩm cho làn da, giảm kích ứng và ngứa ngáy
Bôi gel lô hội mỗi ngày để cấp ẩm cho làn da, giảm kích ứng và ngứa ngáy
  • Lô hội: Thoa gel lô hội lên vùng da bệnh mỗi ngày 2 – 3 lần để làm dịu các triệu chứng. Ngoài công dụng làm mát da và chữa bỏng, lô hội còn giúp giữ cho làn da ngậm nước, chăm sóc vết thương, giảm ngứa và kích ứng.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, giảm kích ứng, đồng thời giúp làm mềm và loại bỏ vảy trắng dễ dàng hơn. Ngoài ra dầu dừa còn có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn da đầu.
  • Dầu ô liu: Dùng dầu ô liu có thể giúp giảm thiểu tình trạng kích ứng và ngứa da, đồng thời giúp dưỡng ẩm, giảm tình trạng khô da.
  • Baking soda: Dùng Baking soda giúp giảm ngứa và kích ứng, tẩy tế bào chết và làm mềm mảng bám. Khi dùng, trộn 2 thìa Baking soda với một ít nước ấm, khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp sệt. Sau đó nhẹ nhàng chà xát hỗn hợp lên vùng bị ảnh hưởng.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh vẩy nến da đầu bùng phát

Để kiểm soát các triệu chứng và hạn chế sự bùng phát của bệnh vẩy nến da đầu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tắm và gội đầu bằng nước ấm, không tắm lâu quá 15 phút.
  • Dùng dầu xả sau khi gội đầu để giữ ẩm cho da đầu và tóc.
  • Sau khi tắm xong, lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn và thoa kem dưỡng ẩm.
  • Chải tóc nhẹ nhàng. Tránh chải tóc quá mạnh để không gây kích ứng da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ để dưỡng ẩm cho da đầu và vùng da bệnh nhiễu lần mỗi ngày.
  • Tránh đội mũ trừ khi cần thiết, nên để tóc và da đầu được thông thoáng.
  • Kiểm tra các sản phẩm dưỡng tóc. Không dùng loại có khả năng gây kích ứng.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tránh căng thẳng vì điều này có thể làm bùng phát bệnh vẩy nến da đầu và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những câu hỏi thường gặp khi bị vẩy nến da đầu

Dưới đây là một số câu hỏi và lời giải đáp chi tiết liên quan đến bệnh vẩy nến:

Bị vẩy nến da đầu nên ăn và không nên ăn gì?

Để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế những đợt bùng phát của bệnh, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm có đặc tính chống viêm như:

  • Dầu ô liu
  • Các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi
  • Rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina.

Nên kiêng ăn và uống những loại thực phẩm sau:

  • Rượu bia
  • Những sản phẩm từ sữa  và trứng
  • Gluten, có nhiều trong lúa mì
  • Trái cây thuộc họ cam quýt, như cam và chanh
  • Ớt chuông
  • Khoai tây
  • Cà chua.
Tránh uống rượu bia để không làm bùng phát bệnh vẩy nến
Tránh uống rượu bia để không làm bùng phát bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến da đầu có lây không?

Bệnh vẩy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm, không lây lan cho người khác thông qua tiếp xúc da kề da.

Bệnh vẩy nến da đầu có chữa khỏi được không?

Bệnh vẩy nến da đầu là bênh viêm da mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn và rất dễ bùng phát. Tuy nhiên việc điều trị và chăm sóc da tốt có thể giúp các triệu chứng nhanh chóng biến mất, thường sau khoảng  8 tuần. Điều quan trọng là người bệnh cần dùng thuốc và điều trị đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, ngay khi các triệu chứng đã giảm.

Bài viết là những thông tin cơ bản về bệnh vẩy nến da đầu. Nhìn chung bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng khó điều trị, dễ bùng phát, nên chăm sóc và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Thuốc Humira: Công dụng, cách dùng, giá bán

Thuốc Humira có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp…

Hướng dẫn chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng đúng cách

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng theo y học cổ truyền giúp kháng viêm, chống khuẩn,... rất hữu ích…

Dầu gội trị vẩy nến da đầu 5 dầu gội trị vẩy nến da đầu tốt nhất hiện nay & cách dùng

Dầu gội trị vảy nến da đầu là một trong những cách khắc phục bệnh hiệu quả. Phương pháp này …

10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hay từ dân gian

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hay, có thể…

Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

Chia sẻ
Bỏ qua