Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh
Bị vảy nến nên ăn gì? Chế độ ăn uống sẽ quyết định rất lớn đến việc hồi phục của bệnh. Vì vậy người bệnh cần lưu ý về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong quá trình điều trị.
Bị vảy nến nên ăn gì?
1. Các loại gia vị chứa chất kháng viêm tự nhiên
Đứng đầu trong danh sách các thức ăn dành cho người bị vảy nến lý tưởng nhất phải kể đến một số loại củ gia vị như gừng, nghệ hay tỏi.
Trong tỏi còn chứa chất kháng sinh allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm.
Đọc thêm: 3 Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt – Ưu nhược điểm
2. Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là một loại axit béo đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm tuyệt vời. Sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm da, khó chịu khác do căn bệnh này mang lại.
- Dầu cá
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Cá thu
- Hạt óc chó
- Hạt lanh
- Dầu ô liu…
3. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp ức chế sản xuất các gốc tự do gây hại đến tế bào. Hoạt động như một chất chống viêm, diệt khuẩn, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
Chất chống oxy hóa trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: Các loại hạt, rau xanh, quế, bạc hà, súp lơ, ngải cứu, kinh giới…
4. Bệnh vảy nến nên ăn cà rốt
Cà rốt giàu beta carotene và vitamin C. Có tác dụng tích cực trong việc chống viêm da, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Có thể dùng cà rốt theo nhiều cách như:
- Ép nước uống
- Xay sinh tố
- Luộc
- Hầm canh
- Nấu súp…
Mỗi tuần, người bệnh chỉ nên ăn cà rốt 3 – 4 bữa, mỗi bữa khoảng 150g là đủ.
5. Rau xà lách
Rau xà lách giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải độc tố cho da. Còn cung cấp nguồn viitamin A, C, Folate phong phú có khả năng chống oxy hóa, ức chế phản ứng viêm nhiễm.
6. Người bị vảy nến nên ăn khoai lang
Khoai lang, đặc biệt là các loại khoai có ruột tím và vàng đều rất giàu vitamin C và beta carotene – giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
7. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E
- Vitamin A: Chất này có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, ức chế sự tăng sinh bất thường của các tế bào chết.
- Vitamin D: Dùng kem bôi chứa vitamin D sẽ cải thiện được đáng kể các triệu chứng bệnh vảy nến.
- Vitamin E: Thường xuyên dùng vitamin E có thể giúp làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa selenium, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tham khảo thêm: Vảy Nến Ở Trẻ Em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
1. Thức ăn nhanh
Đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản, đường tinh chế và nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiềm ẩn.
Vì vậy, nên cắt giảm các thực phẩm như:
- Xúc xích
- Thịt xông khói
- Lạp xưởng
- Rau quả và thịt cá đóng hộp…
2. Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều axit arachidonic – một dạng chất béo không bão hòa đa khi được cơ thể hấp thu sẽ được chuyển đổi thành các chất kích hoạt tình trạng viêm da.
Danh sách các loại thịt đỏ:
- Thịt bò
- Thịt dê
- Thịt trâu
- Thịt ngựa
- Thịt nạc lợn
- Thịt bê
- Thịt cừu…
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa không tốt cho người bị vảy nến
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng viêm da cũng như các triệu chứng của bệnh vảy nến thêm nghiêm trọng hơn.
4. Rau củ giàu solanine
Solanine là một chất hóa học có thể làm tăng nặng thêm tình trạng đau rát ngoài da cho bệnh nhân bị vảy nến.
Các thực phẩm chứa nhiều Solanine bao gồm:
- Ớt
- Cà chua
- Khoai tây trắng
- Cà tím
Xem thêm: Các Dùng Đông Y Làm Bài Thuốc Trị Bệnh Vảy Nến
5. Bia rượu
Thức uống có cồn nói chung đều là những thứ người bị vảy nến nên tránh xa. Chất cồn trong chúng có thể thúc đẩy bệnh vảy nến phát triển nặng hơn.
6. Các loại trái cây có múi
Các loại trái cây có múi ( cam, chanh, bưởi …) lâu này vẫn được xem là thần dược cho sức khỏe. Tuy nhiên một số bệnh nhân bị vảy nến lại bị dị ứng khi ăn các loại trái cây này.
7. Thức ăn có nhiều Gluten
Gluten là một loại protein. Hầu hết những bệnh nhân bị vảy nến có cơ địa khá nhạy cảm với glutin và tình trạng bệnh của họ có biểu hiện tăng nặng khi tiêu thụ những thực phẩm chứa chất này.
8. Bị vảy nến nên kiêng ăn các món có nhiều gia vị
Đối với một số bệnh nhân bị vảy nến, tiêu thụ quá nhiều gia vị có thể làm tăng mức độ viêm của da. Vì vậy bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm. Tránh các thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, đặc biệt là:
- Ớt bột
- Quế
- Bột cari
- Sốt cà chua…
9. Các món chiên rán
Bệnh nhân có tiền sử bị vảy nến nếu ăn các món này nhiều sẽ dễ bị tái phát bệnh. Trường hợp đang điều trị có thể gây cản trở đến hiệu quả của thuốc.
10. Thức ăn chứa đường tinh chế
Ăn quá nhiều đồ ngọt chứa đường tinh chế khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu, kéo dài thời gian điều trị.
Các món ăn tốt cho người bị vẩy nến
1. Món canh rau má
- Rau má được đem rửa sạch, xắt nhỏ.
- Nấu chung với thịt bằm thành canh.
- Dọn ra ăn cùng với cơm.
- Mỗi tuần dùng 2 – 3 lần.
2. Món canh chua cá kèo
- Nguyên liệu như cá kèo (100g), cà chua ( 2 quả ), thơm (50g), giá đậu ( 100g) và me.
- Phi thơm tỏi.
- Đổ lượng nước đủ dùng vào cùng với me và cá.
- Nấu cá chín, nêm thêm chút đường và các gia vị rồi cho rau vào.
- Nấu chín, thêm chút hành ngò.
3. Món rau diếp sốt cà chua
- Chuẩn bị: 50g thịt nạc bằm nhỏ, 2 quả cá chua chín, 200g rau diếp.
- Đem rau diếp, cà chua rửa sạch.
- Thịt ướp với hành và gia vị 15 phút.
- Xào chín thịt, bằm nhuyễn cà chua rồi cho vào, thêm vào chút nước nấu thành sốt.
Thông tin trên đây chính là những gợi ý hữu ích cho thắc mắc người bị vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hãy dựa vào đây để xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học nhất giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
Bạn không nên bỏ qua:
- 10+ cách chữa bệnh vảy nến tại nhà từ mẹo dân gian đơn giản
- 5 dầu gội trị vẩy nến da đầu được tin dùng hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!