Vảy Nến Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Cách Trị và Điều Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vảy nến ở trẻ em là bệnh lý rất thường gặp. Đây chỉ là bệnh da liễu thông thường, không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và tính thẩm mỹ làn da của con trẻ.

Vảy nến ở trẻ em là bệnh gì? 

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính rất phổ biến, đặc trưng bởi các mảng bám trên da, bong tróc vảy nhưng lại không gây nhiễm trùng. 

Vảy nến ở trẻ em là bệnh gì? 
Vảy nến ở trẻ em là bệnh da liễu thông thường nhưng gây ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ

Theo một thống kê, bệnh vảy nến thường xuất hiện phổ biến trong độ tuổi từ 15 – 35, tuy nhiên không ít trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh lý này.

Một số vùng da của trẻ dễ bị vảy nến như: da đầu, thân mình, đầu gối hoặc khuỷu tay. 

Những dạng vảy nến thường gặp ở trẻ em

Những dạng vảy nến thường gặp ở trẻ em
Vảy nến ở trẻ em cũng có nhiều thể khác nhau như thể mãn tính, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược…

Các chuyên gia cho biết, trong tất cả các thể bệnh vừa kể trên thì vảy nến thể giọt, thể mảng, vảy nến đảo ngược, vảy nến vùng mặt đặc biệt xảy ra phổ biến ở trẻ em. 

Gợi ý: Bệnh vảy nến di truyền không? Phòng ngừa như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến vẫn còn là ẩn số lớn đối với ngành y học. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu đánh giá các chuyên gia cho rằng bệnh vảy nến ở trẻ em cũng tương tự như người lớn, có liên quan mật thiết đến các yếu tố di truyền và rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. 

Ngoài ra còn một số yếu tố kích hoạt gen bệnh vảy nến:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em
Bệnh vảy nến ở trẻ em liên quan đến sự bất thường về gen di truyền từ bố mẹ và rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Nhiễm vi khuẩn Streptococcus: Quá trình phản ứng lại và tiêu diệt vi khuẩn của hệ miễn dịch vô tình bị kích hoạt sai do bị rối loạn và các tế bào T tấn công đến các tế bào da khỏe mạnh.
  • Các tổn thương trên da: Khi gặp các chấn thương nghiêm trọng đều có thể gây rối loạn hệ miễn dịch và dẫn đến bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Cho trẻ nhỏ sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như thuốc trị sốt rét, thuốc đặc trị tim mạch, thuốc trị rối loạn lưỡng cực… cũng có thể gây ra bệnh vảy nến. 
  • Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng quá mức cũng là một yếu tố hình thành bệnh vảy nến. 

Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở trẻ em 

Dấu hiệu nhận biết vảy nến ở trẻ em 
Trẻ bị vảy nến có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, tăng phản xạ gãi gây nứt nẻ, chảy máu
  • Xuất hiện những mảng da dày, có vảy màu trắng bạc, các mảng da ửng đỏ có ranh giới rõ ràng. 
  • Bề mặt da khô ráp, nứt nẻ và gây chảy máu. 
  • Cảm giác nóng rát, đau nhức, ngứa ngáy.
  • Móng tay và vùng da xung quanh dày lên, có rỗ hoặc xuất hiện những đường vân sâu.
  • Tại các nếp gấp da có những vệt đỏ. 

Trẻ em bị vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nếu không được chữa trị có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương, nhiễm trùng da ở trẻ em
  • Tổn thương các khớp xương, viêm khớp vảy nến 
  • Ảnh hưởng nội tiết tố, làm tăng nồng độ insulin trong máu.
Trẻ em bị vảy nến nguy hiểm như thế nào?
Tổn thương, nhiễm trùng da nặng là biến chứng nguy hiểm nếu trẻ bị vảy nến không được điều trị đúng cách 
  • Mắc bệnh về huyết áp, tim mạch cao gấp 3 lần so với người bình thường.
  • Tổn thương kết mạc, suy giảm thị lực… 
  • Suy giảm thính giác
  • Biến chứng khối u nội tạng.
  • Dễ rơi vào tự ti, e ngại giao tiếp hoặc bị bạn bè xa lánh.

Chẩn đoán bệnh vảy nến ở trẻ em

Việc chẩn đoán và xác định mức độ nặng của bệnh thường thông qua các bước thăm khám lâm sàng.

  • Những mảng da vảy nến có xu hướng phân bố đối xứng hay không? 
  • Triệu chứng vảy nến thường xuất hiện ở những vị trí nào? 
  • Sang thương có màu đỏ tươi, có ranh giới rõ ràng và đóng vảy hay không?
  • Điều tra tiền sử bệnh lý của gia đình. 

Ngoài ra, có thể yêu cầu cho trẻ thực hiện sinh thiết bằng cách lấy mẫu da tế bào tại vị trí bị tổn thương để làm xét nghiệm phân tích. 

Cách điều trị vảy nến ở trẻ em hiệu quả, an toàn

1. Ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc

Bôi kem dưỡng ẩm 

Các dưỡng chất trong kem có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, ngăn cản sự mất nước, đồng thời phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên và lipid sinh lý của da. 

Cách sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị vảy nến như sau:

  • Bố mẹ cần chọn lựa loại kem dưỡng ẩm phù hợp với cơ địa làn da của trẻ. Nên ưu tiên những loại thuần tự nhiên. 
  • Cho trẻ sử dụng từ  2 – 3 lần/ ngày hoặc nhiều hơn nếu da khô nhiều. 
  • Nên bôi kem sau khi tắm khoảng 3 – 5 phút. 
  • Nếu trẻ đang trong đợt vảy nến cấp tính nên kết hợp dùng thuốc corticoid dạng bôi với kem dưỡng ẩm. 

Tắm hoặc ngâm rửa nước ấm

Nước ấm khi tác động lên các vùng da khô và sần của bé, nứt nẻ do bị vảy nến sẽ giúp làm bong tróc các mảng sừng da ra. 

Cách điều trị vảy nến ở trẻ em hiệu quả, an toàn
Cho trẻ tắm nước pha muối hoặc dầu khoáng, dầu oliu… giúp bong tróc vảy nến, giảm ngứa và dưỡng ẩm da hiệu quả

Đặc biệt, phụ huynh có thể pha nước tắm của trẻ với vài hạt muối để tăng cường khả năng diệt khuẩn, chống viêm.

Tham khảo thêm: Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân – Bệnh có nguy hiểm không? 

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có

  • Nha đam: Sử dụng phần gel bên trong nha đam bôi lên và massage nhẹ nhàng tại vùng da bị vảy nến.
  • Lá trầu không: Nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần. 
  • Nghệ vàng: Dùng nghệ tươi giã nát lấy nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da vảy nến.
  • Giấm táo: Dùng một ít giấm táo pha loãng và bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Lá muồng trâu: Dùng lá muồng trâu giã nát lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị vảy nến.
  • Cây lược vàng: Rửa sạch, cắt khúc và ép lấy nước cốt bôi trực tiếp lên da.
  • Bột yến mạch: Pha nước tắm với một ít bột yến mạch, tắm rửa kỳ cọ nhẹ nhàng cho trẻ.

2. Điều trị theo Tây y

Điều trị tại chỗ bằng thuốc

Điều trị theo Tây y
Trẻ bị vảy nến mức độ nhẹ thường được chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ để cải thiện triệu chứng
  • Thuốc Corticosteroid.
  • Một số chế phẩm chứa Dithranol.
  • Dẫn xuất vitamin D như Calcipotriol dạng bôi.
  • Dẫn xuất của than đá
  • Ngoài ra, một số loại dầu gội hay kem dưỡng ẩm có chứa axit salicylic hoặc hắc ín từ than.

Quang trị liệu

Chiếu đèn nhân tạo UVB phổ rộng và PUVA vào vùng da bị vảy nến của trẻ để làm giảm các triệu chứng bệnh, đặc biệt đối với trẻ trên 10 tuổi. Thực hiện mỗi tuần 3 lần và liên tục trong vòng 6 – 12 tuần.  

Tuy nhiên, chỉ những trường hợp mắc bệnh nặng mới được chỉ định thực hiện phương pháp này.

Methotrexate

Những trẻ bị vảy nến nhưng không đáp ứng với điều trị tại chỗ hoặc biện pháp quang trị liệu có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc ngoài hướng dẫn (off – label) điển hình là Methotrexate. Tuy nhiên, dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho trẻ em thường ít hơn so với người lớn. 

Tác nhân sinh học

Một số phương pháp chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học như tiêm tĩnh mạch infliximab hay tiêm dưới da etanercept thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. 

Xem thêm: Cách phòng chống bệnh vảy nến lan rộng, khó kiểm soát

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến cho trẻ nhỏ

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến cho trẻ nhỏ
Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp giúp phòng ngừa bùng phát vảy nến ở trẻ
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, các loại cá béo, các loại dầu thực vật giàu omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin khoáng chất,… 
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu gluten, thịt đỏ, sữa, thức ăn ngọt, muối và chất béo, carbohydrate… 
  • Tắm gội vệ sinh sạch sẽ cho trẻ với nhiệt độ nước vừa phải.
  • Thỉnh thoảng nên cho trẻ ngâm trong nước ấm có chứa muối Epsom, sữa, dầu khoáng hoặc dầu oliu khoảng 15 phút.
  • Sau khi tắm khoảng 5 phút nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi.
  • Không cho trẻ sử dụng nước hoa hay các sản phẩm tạo mùi.
  • Dặn trẻ không được cào gãi da mạnh. Đối với trẻ sơ sinh có thể dùng bao tay, bao chân.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. 
  • Cách ly trẻ khỏi các tác nhân dễ gây dị ứng.
  • Luôn giữ cho không gian sống của trẻ sạch sẽ. 

Bệnh vảy nến ở trẻ em không thể tự biến mất. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi và hướng dẫn con phối hợp trong quá trình điều trị để sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Vảy nến sinh dục Vảy Nến Sinh Dục (Vùng Kín): Cách Trị và Sống Chung
Vảy nến sinh dục là một trong những thể vảy nến thường gặp có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ…
Ngày Vảy nến Thế giới 29 - 10 Hưởng ứng ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Trung tâm Thuốc dân tộc tặng gói ưu đãi lớn

Nhằm chung tay giúp 2 triệu bệnh nhân vảy nến Việt Nam đẩy lùi căn bệnh ám ảnh này, Trung…

Chuyên gia da liễu và người bệnh nói gì về hiệu quả chữa vảy nến của Thanh bì dưỡng can thang?

Thanh bì dưỡng can thang được biết đến là bài thuốc nam chữa vảy nến an toàn và hiệu quả…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2

Ông Tiết Quang Tuấn (Long Biên - Hà Nội) nhiều năm sống chung với căn bệnh vảy nến quái ác.…

Tại sao Nhất Nam An Bì Thang xử lý vảy nến hiệu quả, ngăn ngừa tái phát tốt?

Nhất Nam An Bì Thang được mệnh danh là bài thuốc Đông Y điều trị hiệu quả bệnh vảy nến,…

Vẩy nến thể mủ là một bệnh có nhiều triệu chứng phức tạp Vảy nến thể mủ: Triệu chứng bệnh và giải pháp điều trị hiệu quả

Vảy nến thể mủ là thể nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua