Vảy Nến Sinh Dục (Vùng Kín): Cách Trị và Sống Chung

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vảy nến sinh dục là một trong những thể vảy nến thường gặp có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống tình dục của người bệnh.

Vảy nến sinh dục (vùng kín) là bệnh gì? 

Vảy nến sinh dục hay còn gọi là vảy nến vùng kín có tên tiếng Anh là Genital Psoriasis. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những tổn thương da ở cơ quan sinh dục do sự rối loạn của hệ miễn dịch. 

Vảy nến sinh dục (vùng kín) là bệnh gì? 
Vảy nến sinh dục là một trong những dạng viêm da mãn tính thường gặp ở cả hai giới nam và nữ

Các đốm vảy nến sinh dục không chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục mà còn nhanh chóng lan sang các khu vực lân cận như vùng nếp gấp giữa đùi, háng, mông,…

Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và các dấu hiệu về cơ bản là giống nhau. Hầu hết các trường hợp bị vảy nến sinh dục đều thuộc nhóm lành tính. Tuy nhiên, vì vị trí vùng kín thường khó điều trị, lâu lành hơn. 

Phân loạn các thể bệnh vảy nến sinh dục

Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, bệnh vảy nến sinh dục được phân chia thành nhiều thể khác nhau. Cụ thể như sau:

Vảy nến sinh dục
Vảy nến sinh dục được chia làm 2 thể phổ biến là vảy nến thể đảo ngược và vảy nến thể mảng

Gợi ý: Vảy nến hồng: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến sinh dục

  • Đối với nữ giới: Nốt sần đỏ, có vảy và sáng bóng. Mọc xung quanh vùng da bên ngoại âm hộ như vùng xương mu, lỗ hậu môn và hai bờ mông. 
  • Đối với nam giới: Vảy nến sinh dục khiến vùng đầu và thân dương vật, hậu môn, mông, vùng xương mu và bìu xuất hiện các nốt vảy đỏ, sáng, không gây ngứa. 

Một số triệu chứng khác sau đây cũng phổ biến không kém: 

Các chuyên gia còn cho biết, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà triệu chứng sẽ khác nhau

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến sinh dục
Vảy nến ở vùng mông, hậu môn với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy tại các nếp gấp, thậm chí gây đau rát, chảy máu
  • Vảy nến ở vùng xương mu: Dễ bị tác động gây đau rát, ửng đỏ và vảy trắng. 
  • Vảy nến tại bộ phận sinh dục: Đặc điểm thường gặp là không gây bong tróc vảy, khiến da đổi màu thành đỏ mịn, sáng bóng và có thể gây ra nhiễm trùng, khô và ngứa ngáy nhiều. 
  • Vảy nến tại phần đùi trên: Xuất hiện các mảng nhỏ hình tròn, đỏ tươi và có vảy.
  • Vảy nến tại phần giữa đùi và háng: Có màu đỏ và không có vảy. Lúc này, da rất khô có thể gây nứt nẻ, đau rát.
  • Vảy nến ở mông: Thường có màu đỏ kèm theo bong tróc vảy ở các nếp gấp, nổi mẩn ngứa ở mông
  • Vảy nến ở hậu môn và vùng da xung quanh: Thường nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng, nấm mem, nhiễm giun kim hoặc ngứa do bệnh trĩ. Vảy nến hậu môn còn gây chảy máu, đau rát khi đi đại tiện. 

Nguyên nhân gây vảy nến sinh dục

Rối loạn gen và hệ thống miễn dịch

  • Bất thường về gen: Hầu hết các kết quả xét nghiệm phân tích gen cho thấy người người mắc bệnh vảy nến sinh dục đều có gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, hoạt động sai chức năng khiến cho các tế bào da tự động tăng sinh không kiểm soát. 

Yếu tố di truyền

Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh vảy nến do gen thì tỷ lệ con chào đời cũng mang gen bệnh này là rất cao. 

Một số yếu tố tác động từ bên ngoài

Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến sinh dục nói riêng đều có thể là hậu quả của những thói quen không lành mạnh:

Một số yếu tố tác động từ bên ngoài
Mặc quần lót quá chật trong thời gian dài là một trong những yếu tố làm phát sinh các mảng vảy nến sinh dục
  • Thừa cân – béo phì.
  • Chấn thương da.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Lạm dụng một số loại thuốc (thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid…).
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Căng thẳng thần kinh gây rối loạn nội tiết tố.
  • Do ma sát.

Tham khảo thêm: Bị vảy nến có tắm biển được không? Giải đáp thắc mắc

Bệnh vảy nến vùng kín có nguy hiểm không? Có lây không?

Vì bản chất của vảy nến sinh dục là bệnh ngoài da do nội tiết tố, rối loạn gen gây ra nên người bệnh vẫn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường mà không sợ lây truyền.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh vảy nến đều thuộc nhóm lành tính, hiếm gây biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. 

Việc chần chừ không thăm khám sớm và điều trị có thể gây ra một số ảnh hưởng sau đây:

  • Đối với nữ giới: Vùng da trở nên sẫm màu, bội nhiễm, nhiễm nấm Candida và liên cầu khuẩn gây ra một số bệnh phụ khoa
  • Đối với nam giới: Các nốt vảy nến đỏ, sưng viêm mọc trên đầu dương vật.

Vảy nến sinh dục ảnh hưởng như thế nào đến chuyện chăn gối? Liệu có gây vô sinh?

Theo thống kê thì hầu hết người bệnh vảy nến sinh dục đều không có hứng thú trong chuyện chăn gối.

Vảy nến sinh dục
Vảy nến sinh dục không làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam và nữ

Tình trạng này xuất phát từ góc độ tâm lý, bệnh khiến người bệnh mặc cảm, tự ti. Đây chính là nguyên nhân người bệnh bị vảy nến sinh dục thường né tránh chuyện chăn gối. 

Dù không ảnh hưởng đến khả năng tình dục nhưng vẫn khuyến cáo người bệnh nên hạn chế các hoạt động tình dục. Chú ý vệ sinh sạch sẽ, bôi thuốc cẩn thận sau khi quan hệ để ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Đọc ngay: Vảy Nến Ở Tay, Chân: Nguyên nhân và cách điều trị 

Cách điều trị vảy nến sinh dục hiệu quả

1. Dùng thuốc Tây trị vảy nến vùng kín 

Thuốc bôi tại chỗ

  • Thuốc bôi Axit salicylic

Loại thuốc bôi vảy nến này có nhiều nồng độ khác nhau. Đây là một loại dẫn xuất của BHA (beta hydroxyn axit) có tác dụng loại bỏ các tế bào sừng, giảm bong tróc vảy, làm mềm vùng da khô ráp.

Có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: da mỏng và nhạy cảm với ánh sáng hoặc gây rụng tóc tạm thời. 

  • Thuốc bôi corticoid liều thấp

Do vùng da ở vùng kín rất mỏng và nhạy cảm nên bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc bôi corticoid liều thấp để giảm khả năng hấp thu, hạn chế rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Thuốc bôi tại chỗ
Các loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng làm bong sừng, bạt vảy giúp cải thiện triệu chứng vảy nến mức độ nhẹ và trung bình

Một số loại thuốc bôi Corticoid trị vảy nến phổ biến như Betnovate, Synalar, Eumovate… Các dẫn xuất của corticoid có tác dụng chống viêm, kháng lại các tác nhân dị ứng và ức chế miễn dịch. 

  • Thuốc bôi trị vảy nến Calcipotriol

Calcipotriol là chất đồng đẳng của vitamin D3 có khả năng chống viêm, ức chế tình trạng tăng sinh các tế bào thượng bì và giảm các tổn thương do vảy nến gây ra.

Liều dùng khuyến cáo của thuốc bôi Calcipotriol là 2 lần/ ngày. Thuốc thường phát huy tác dụng chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng, giảm tổn thương da, ít gây tác dụng phụ. 

  • Thuốc bôi Dapsone

Dapsone là loại thuốc bôi chứa chất kháng sinh, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng loại thuốc này để điều trị bệnh vảy nến sinh dục nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Thuốc uống hoặc thuốc tiêm

  • Thuốc Retinols (vitamin A) dạng uống

Thuốc có khả năng kiểm soát các giai đoạn tăng trưởng của tế bào thượng bì, giảm nhẹ mức độ viêm nhiễm, tổn thương da và phòng ngừa tái phát. 

Thuốc thường được chỉ định sử dụng với liều khởi đầu là 10mg/ ngày, sau đó tăng dần lên tối đa là 20 – 25mg/ ngày. 

Thuốc uống hoặc thuốc tiêm
Những trường hợp bị vảy nến sinh dục nặng sẽ được kê đơn sử dụng các loại thuốc đặc trị vảy nến sinh dục dạng uống
  • Thuốc kháng histamine H1

Đây là hoạt chất có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở bộ phận dục của người bị vảy nến. 

  • Thuốc ức chế miễn dịch

Loại thường dùng nhất là Methotrexate và Cyclosporin nhờ khả năng ức chế tổng hợp axit nucleic, chống viêm và ức chế khả năng tăng sinh tế bào thượng bì.

  • Một số loại thuốc khác: Thuốc giảm miễn dịch Cyclosporin A, thuốc sinh học, một số viên uống bổ sung như vitamin H3, vitamin A, C, B12…

2. Kết hợp dùng quang hóa trị liệu chữa vảy nến sinh dục 

Người bệnh sẽ được uống thuốc cảm ứng ánh sáng, đợi khoảng 2 tiếng sẽ bắt đầu chiếu tia cực tím có bước sóng khoảng 320 – 400mm vào vùng da bị vảy nến. 

3. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng tại nhà

Bôi kem dưỡng ẩm

Một số loại kem thuần dưỡng ẩm, không chứa các thành phần dễ gây kích ứng đem lại tác dụng làm mềm da, giảm ngứa ngáy, giảm tình trạng sưng viêm, ửng đỏ.

Lưu ý nên chọn lựa sản phẩm dưỡng ẩm 100% chiết xuất thiên nhiên, không chứa chất kích ứng, không mùi, không màu để đảm bảo an toàn. 

Mẹo chữa vảy nến sinh dục bằng mẹo dân gian

Mẹo chữa vảy nến sinh dục bằng mẹo dân gian
Xông hơi nước nóng muối hạt giúp diệt khuẩn, chống viêm và làm bong các mảng vảy nến trên da
  • Muối hạt: Xông hơi vùng kín bằng nước sôi pha muối hạt sẽ giúp cải thiện giảm kích ứng nhờ khả năng tiêu viêm, chống khuẩn.
  • Dầu dừa: Chỉ cần dùng 3 – 4 giọt dầu dừa nguyên chất massage nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa và rửa lại. 
  • Lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước, chờ nguội bớt và rửa bộ phận sinh dục mỗi ngày. 

Giữ vệ sinh vùng kín, tắm nước mát

Nên ưu tiên tắm nước mát từ 1 – 2 lần/ ngày để làm sạch cơ thể, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, nóng đỏ. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế các loại thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, thức ăn dầu mỡ, chế biến sẵn, thức ăn nhiều gia vị… 

Biện pháp phòng ngừa vảy nến sinh dục 

Biện pháp phòng ngừa vảy nến sinh dục 
Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên kể cả khi da không có tổn thương giúp cấp ẩm, làm mềm mịn và phòng ngừa tái phát vảy nến sinh dục
  • Nếu được chỉ định sử dụng thuốc duy trì cần liều dùng trong thời gian quy định. 
  • Vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng hằng ngày.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Không cào gãi, chà xát mạnh lên da. Tránh mặc quần quá chật, đồ bó sát.
  • Thay quần lót thường xuyên. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học.
  • Sử dụng kem dưỡng hàng ngày. 
  • Chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, an toàn.
  • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế stress căng thẳng.

Bệnh vảy nến sinh dục không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đời sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng sớm của bệnh, hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, tìm ra cách chữa phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 14:32 - 06/01/2024 - Cập nhật lúc: 14:32 - 06/01/2024
Chia sẻ:
Vảy nến ở tay, chân Vảy Nến Ở Tay, Chân: Cách Chăm Sóc và Điều Trị
Vảy nến ở tay, chân là một bệnh này khá lành tính, ít biến chứng nhưng rất dai dẳng, tái đi tái lại không thể chữa khỏi hoàn toàn.  Dấu…
Chữa vảy nến, á sừng da đầu bằng thảo dược cứu cánh của mọi bệnh nhân

Vảy nến da đầu và á sừng da đầu gây triệu chứng ngứa rát, bong tróc, tổn thương da đầu,…

Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

Hình ảnh bệnh vảy nến các thể từ nhẹ tới nặng và cách chữa

Hình ảnh bệnh vảy nến có thể giúp bạn nhận biết mức độ triệu chứng, thể vảy nến gặp phải.…

TOP 5 thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay 2024

Thuốc trị bệnh vảy nến da đầu chủ yếu chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa, làm bong vảy và…

Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác Vảy nến hồng là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Vảy nến hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng ảnh hưởng đến 3% dân số thế giới. Vậy, triệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua