Thuốc Corticoid: Tác dụng, cách sử dụng ngoài da & tác hại

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Corticoid hay Corticosteroid thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý như dị ứng trầm trọng, viêm xương khớp, hen suyễn hoặc các vấn đề về da. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng theo mục đích khác nhau không được liệt kê trên nhãn bao bì.

Thuốc Corticoid
Thuốc kháng viêm Corticoid vừa giúp điều trị nhiều bệnh lý

  • Tên gốc: Corticoid (corticosteroid)
  • Phân nhóm: Thuốc kháng viêm có steroid
  • Tên biệt dược: Medrol®

Corticoid là thuốc gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem Corticoid là chất gì: Corticoid là một nhóm các chất nội tiết tố được phần vỏ của tuyến thượng thận tiết vào máu dưới sự chỉ huy của tuyến yên ở mặt dưới não. Nhóm chất này có tác dụng chuyển hóa đạm, đường và điều hòa huyết áp… Từ đó, chúng giúp cơ thể thoát khỏi trạng thái đau nhức. Đồng thời giúp giảm tình trạng viêm nhiễm do tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Chính nhờ những tác dụng này, các nghiên cứu khoa học đã bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thuốc Corticoid với các loại chính như prednisolon, hydrocortison, dexamethason,betamethason vàmethylprednisolon… Những loại thuốc này đều có tính kháng viêm, có tác dụng điều trị một số bệnh hiểm nghèo.

Các dạng của thuốc Corticoid

Thuốc kháng viêm Corticoid gồm có những dạng chính sau:

  • Dạng uống
  • Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ
  • Dạng tiêm: Tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm khớp hoặc cơ
  • Kem bôi
  • Corticoid dạng xông hít

Tác dụng của Thuốc Corticoid

Thuốc kháng viêm Corticoid thường được sử dụng điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc thường được dùng với các mục đích sau:

+ Thuốc bôi ngoài da

Thuốc Corticoid bôi ngoài da thường dùng để điều trị các bệnh như:

  • Rối loạn tăng sinh da
  • Viêm da
  • Rối loạn xâm nhiễm da

+ Thuốc uống:

Thuốc dạng uống thường được chỉ định cải thiện triệu chứng các bệnh như:

  • Hen suyễn
  • Viêm khớp
  • Dị ứng nghiêm trọng

Cách sử dụng thuốc Corticoid

+ Dùng thuốc đường uống

Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Có thể dùng thuốc này chung với thức ăn hoặc 1 ly nước đầy để ngăn ngừa tình trạng buồn nôn và đau ở dạ dày. Trong trường hợp nếu đau dạ dày vẫn tiếp tục tiếp diễn sau khi dùng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, nếu đang điều trị bằng thuốc Corticoid đường uống nên hạn chế dùng chung với đồ uống có cồn để tránh gây hại dạ dày. Còn đối với người bệnh uống viên nén budesoni phóng thích kéo dài nên uống nguyên viên nang. Không nên làm vỡ hoặc nhai, nghiền nát thuốc tránh làm chất lượng thuốc.

Cách dùng thuốc Corticoid
Thuốc được uống với nước hoặc chung với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày

+ Dùng theo đường thuốc bôi

Trước khi bôi thuốc, bệnh nhân nên vệ sinh da bị bệnh sạch sẽ. Sau đó, đợi vết thương khô hẳn và tiến hành bôi thuốc. Người bệnh lấy một lượng thuốc vừa phải vào ngón tay và thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Ở một số vùng da dày như bàn chân, bàn tay hoặc nhưng vùng da bị bệnh dày sừng, bệnh nhân có thể dùng băng để băng kín lại. Cách làm này giúp thuốc thấm sâu vào bên trong và hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, ở những vùng da mỏng, người bệnh không nên áp dụng cách này, tránh viêm nhiễm nặng.

Liều dùng thuốc Corticoid

+ Liều dùng thuốc dành cho trẻ em

Cho đến nay vẫn chưa có liều dùng chính xác ở trẻ. Để tránh những tác hại gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và bệnh tình của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng đúng trước khi dùng thuốc cho con trẻ.

+ Liều dùng thuốc dành cho người lớn

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, loại và dạng thuốc mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc phù hợp với từng đối tượng.

Betamethasone

  • Liều dùng ở dạng liều uống, bao gồm thuốc viên, siro và viên sủi bọt: 0,25 – 7,2 mg/ngày. Sử dụng dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều lần
  • Dạng liều uống lâu dài (viên nén phóng thích): 1,2 – 12 mg. Thuốc được tiêm vào khớp, cơ hoặc tĩnh mạch bị tổn thương theo chỉ đinh của bác sĩ
  • Dạng liều tiêm:2 – 6 mg/ngày

Budesonit

Viên nang phóng thích kéo dài (Dạng liều uống dài):9 mg/ngày trong vòng 8 tuần. Liều dùng có thể giảm xuống còn 6 mg sau đó. Uống vào buổi sáng trước bữa ăn

Cortisone

  • Dạng liều uống (viên nén): 25 – 300 mg/ngày. Dùng dưới dạng chia thành nhiều liều hoặc dùng một liều đều được
  • Dạng liều tiêm: 200 – 300 mg/ngày, tiêm vào cơ

Dexamethasone:

  • Dạng liều uống, bao gồm thuốc nhỏ mắt, thuốc viên và dung dịch uống: 0,5 – 10 mg. Dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ
  • Dạng liều tiêm: 20,2 – 40 mg. Thuốc được tiêm vào khớp bị tổn thương hoặc tĩnh mạch

Hydrocortisone

  • Dạng liều uống, gồm thuốc uống và thuốc viên: 20 – 800 mg/ngày hoặc 2 ngày. Có thể chia liều hoặc dùng liều đơn
  • Dạng liều tiêm: 5 – 500 mg. Tiêm vào khớp, tĩnh mạch hoặc da

Methylprednisolone

  • Dạng liều uống viên nén: 4 – 160 mg/ ngày hoặc 2 ngày
  • Dạng liều tiêm: 6 – 160 mg, tiêm vào tĩnh mạch, khớp hoặc cơ

Pednisolone

  • Dạng liều uống, gồm dung dịch uống,viên nén và siro:  5 – 200 mg
  • Dạng liều tiêm: 2 – 100 mg, tiêm vào khớp, cơ hoặc tĩnh mạch

Prednisone

Dạng liều uống, bao gồm viên nén, dung dịch uống và siro: 5 – 200 mg/ngày hoặc hai ngày

Triamcinolone

  • Dạng liều uống gồm sirô và viên nén: 2 – 60 mg/ngày
  • Dạng liều tiêm: 0,5 – 100 mg, tiêm vào cơ, dưới da hoặc khớp

Tác hại của Corticoid là gì?

Thuốc Corticoid mặc dù có tác dụng chống viêm tốt nhưng thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu người bệnh dùng kéo dài. Cụ thể nhất, nếu thuốc Corticoid dùng ngoài da có thể gây một vài phản ứng phụ nguy hiểm như:

  • Viêm nang lông
  •  Rạn da
  • Giảm sắc tố trên bề mặt da
  • Rậm lông
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Giãn mao mạch xuất huyết
  • Trứng cá trên mặt và lưng
  • Vết thương lâu lành
  • Làm tăng bệnh nhiễm khuẩn, vi rú, ký sinh trùng và nấm
  • Dị ứng thuốc
Tác hại của Corticoid là gì
Sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian có thể gây phản ứng phụ nổi mụn trứng cá nhiều trên mặt và lưng

Trong trường hợp thuốc dùng ngoài da nếu bôi trên diện rộng và không kiểm soát được lượng thuốc hấp thu vào cơ thể có thể gây nên những bất lợi giống như đường uống như:

  • Hội chứng Cushing: Hội chứng này hình thành với các biểu hiện đặc trưng như cơ thể mệt mỏi và rất nhah mệt, mặt trò, da màu hồng hoặc căng bóng, béo phần thân, yếu cơ gốc chi, mỡ sau gáy. Người bệnh có dấu hiệu trầm cảm, rất dễ cáu gắt và thường xuyên bị lo lắng, mất kiểm soát cảm xúc. Đối với lông và tóc thường mọc nhiều hơn, xuất hiện ria mép, tóc mai hoặc râu ở nữ, rậm lông mi. Mụn trứng cá mọc nhiều ở mặt và lưng, kinh nguyệt không đều, có thể có hoặc không. Ở nam giới mất cảm giác ham muốn, liệt dương hoặc bị sỏi thận
  • Gây rối loạn tâm thân: Với các biểu hiện nhận biết như trầm cảm, lo âu và thường xuyên mất ngủ. Người bệnh còn xuất hiện triệu chứng lãnh đạm thờ ơ hoặc hay cáu bẩn, ý định tự sát tăng cao, rất dễ bị kích thích. Ngoài ra, bệnh nhân còn mất trí nhớ về ngôn ngữ hoặc lời nói. Ở những đối tượng có biểu hiện bệnh nặng thường có chứng hoang tưởng và ảo giác. Còn ở trẻ em, trẻ gặp phải biểu hiện nói lắp, hiếu động quá mức hoặc có hành vi xâm hại
  • Suy tuyến giáp và thượng thận: Dùng thuốc Corticoid kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến vỏi thương thận. Nguyên nhân là vỏ thượng thận tiết Corticoid nhờ nội tiết tố ACTH (Adreno cortico trophinum hypophysarum) của tuyến yên kích thích. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài, nồng độ Corticoid trong máu cao có thể gây ức chế ngược làm tuyến yên ngưng tiết ACTH. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột, khi đó, vỏ thượng thận sẽ không điều tiết Corticoid, bởi không có ACTH kích thích. Đây chính là yếu tố gây tụt huyết áp đe dọa đến tính mạng.
  • Tác dụng phụ trên xương: Theo các chuyên gia xương khớp, việc lạm dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài với liều lượng cao có thể gây ức chế đến sức phát triển của sụn và khớp xương. Lúc đó, trẻ sẽ bị chậm phát triển về chiều cao, làm tăng nguy cơ lùn ở con trẻ. Còn ở người lớn, thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa calci và xương, từ đó đẫn đến việc mất xương. Theo một số thống kê cho thấy, có đến khoảng 30 – 50% người bệnh bị gãy xương do không chấn thương đều liên quan đến nguyên nhân sử dụng thuốc Corticoid liều cao tỏng thời gian dài. Tình trạng hoại tử xương và teo cơ không do nhiễm khuẩn là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm khi người bệnh sử dụng thuốc không đúng cách. Các xương có nguy cơ bị teo và hoại tử cao là đầu xương đùi hoặc xương cánh tay

Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, thuốc còn gây nên những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Thiên đầu thống
  • Đục thủy tinh thể

Thuốc Corticoid có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Corticoid có thể làm tăng tác dụng phụ và giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng nếu phối hợp với các loại thuốc khác. Do đó, người bệnh nên cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng hiện tại để họ kê đơn thuốc phù hợp, tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tiến triển bệnh.

Một số thuốc tương tác với Corticoid có thể kể như:

  • Acemetacin
  • Aceclofenac
  • Aldesleukin
  • Celecoxib
  • Amtolmetin guacil
  • Ceritinib
  • Clarithromycin
  • Diclofenac
  • Clonixin
  • Diflunisa
  • Doxorubicin
  • Dipyrone
  • Droxicam
  • Doxorubicin hydrochloride Lliposome
  • Enzalutamide
  • Etofenamate
  • Etoricoxib
  • Etodolac
  • Etravirine
  • Fenoprofen
  • Felbinac
  • Ibuprofen
  • Fentanyl
  • Indomethacin
  • Ketoconazole
  • Ketoprofen
  • Idelalisib
  • Indinavir
  • Itraconazole
  • Ketorolac

Tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến thuốc Corticoid

Người bệnh nên thông báo bác sĩ nếu gặp phải các vấn đề sức khỏe như sau để tránh tình trạng thuốc gây viêm nhiễm nặng khiến bệnh thêm trầm trọng.

  • HIV/AIDS
  • Nhiễm trùng herpes simplex ở mắt
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm giun lươn
  • Chấn thương nghiêm trọng hoặc vừa phẫu thuật
  • Bệnh lao
  • Nhiễm trùng tại nơi điều trị
  • Bệnh tiểu đường
  • Sởi
  • Bệnh đậu mùa
  • Viêm phân biệt

Những thông tin về thuốc Corticoid nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Dầu Gội Haicneal Trị Gàu, Nấm Da Đầu Đánh Bay Ngứa Dầu Gội Haicneal Trị Gàu, Nấm Da Đầu Đánh Bay Ngứa

Dầu gội haicneal trị gàu nấm da đầu mang lại hiệu quả trong việc giảm ngứa ngáy, loại bỏ vảy…

Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Làm Sao? Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Làm Sao?

Trị nấm da đầu bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ là một phương pháp dân gian, mang lại hiệu…

Viêm da cơ địa ở trẻ em Hành trình gian truân của ông bố đi tìm liệu pháp điều trị viêm da cơ địa cho con

Viêm da cơ địa vốn là bệnh mãn tính, khó chữa. Đối với người lớn hành trình chữa bệnh đã…

Hình ảnh rạn da khi mang thai và sau sinh – Nhìn & cảm nhận

Rạn da sau sinh là vấn đề phổ biến ở đa số chị em phụ nữ sau giai đoạn mang…

Giới chuyên môn đánh giá cao hiệu quả chữa chàm của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc dân tộc vào điều trị chàm eczema, các thầy thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua