7 Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả từ các thảo dược dễ tìm

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có nhiều cách trị rôm sảy cho bé. Tuy nhiên cách chữa bằng thảo dược được dùng phổ biến, có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do lành tính, an toàn và có thể mang đến hiệu quả cao.

Cách trị rôm sảy cho bé
Mách bạn những cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả từ các thảo dược an toàn và hiệu quả

Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Rôm sảy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, đầu có một chút nước, hình tròn hoặc lấm tấm. Thường mọc rải rác ở lưng, ngực, cổ đầu gây ra cảm giác ngứa và nóng rát. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là mùa hè nóng bức. Rôm sảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Cơ chế bệnh chủ yếu là do thượng bì bị sang chấn, tiết mồ hôi quá nhiều trong khi các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trẻ bị nóng do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, chất liệu quần áo kém, khó thấm hút mồ hôi, chăn nệm, chỗ ngủ của bé không được vệ sinh sạch sẽ…
  • Do ống dẫn mồ hôi của bé bị tắc khiến mồ hôi tiết ra không thoát được mà đọng lại, từ đó dẫn đến phát ban. Loại rôm sảy này ban đầu là rôm đỏ, chuyển sang màu nâu khi tái phát nhiều lần, khiến mồ hôi không thoát ra được và trẻ bị kiệt sức vì nóng. Bệnh xuất hiện phổ biến ở các vùng nóng ẩm.

Trị rôm sảy bằng thảo dược có hiệu quả không?

Về cơ bản, bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn đều xuất phát từ việc ống dẫn mồ hôi bị tắc hoặc viêm khiến mồ hôi không thoát ra được, thường xảy ra vào những thời điểm nóng bức. Khi thời tiết mát mẻ và da được giữ khô ráo, những triệu chứng của rôm sảy sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên nếu rôm sảy gây ra nhiều khó chịu, bạn có thể thử điều trị bằng thảo dược. Thành phần trong một số loại thảo dược tự nhiên có khẳ năng chống viêm, sát khuẩn trên da và giảm ngứa ngáy. Không chỉ vậy, các loại thảo dược lại rất lành tính và an toàn, nên có thể dùng thường xuyên cho trẻ nhỏ.

Hướng dẫn 7 cách điều trị rôm sảy bằng thảo dược hiệu quả

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), để trị rôm sảy cho bé, bố mẹ có thể dùng các loại lá có tác dụng làm mát như trà xanh, sài đất, mướp đắng… Cách dùng cụ thể như sau:

Trà xanh

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong nước trà xanh có chứa rất nhiều phenol. Đây là chất có công dụng tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu trùng gây hại cho cơ thể rất tốt.

Lá trà xanh được khuyến khích sử dụng để trị rôm sảy cho bé
Lá trà xanh được khuyến khích sử dụng để trị rôm sảy cho bé

Không chỉ vậy, nếu dùng lá trà xanh tươi đem nấu với nước cộng thêm chút muối để tắm cho bé sẽ giúp tình trạng rôm sảy giảm đi rõ rệt. Lý do là trong muối có chứa NaCl có khả năng sát trùng, thanh nhiệt giải độc tốt.

Cách dùng lá trà xanh để tắm cho bé như sau:

  • Dùng lá trà xanh đun sôi với nước hoặc có thể đem lá trà xanh hãm với nước sôi rồi cho thêm vào ít muối. Nên pha theo tỉ lệ 10:1 tức là 10g trà xanh thì pha với 1g muối. Lá trà xanh phải còn tươi, không bị sâu, không quá già cũng không quá non.
  • Sau khi nước còn hơi ấm, mẹ dùng khăn sạch tẩm với dung dịch nước để lau người cho bé hoặc tắm trực tiếp trong 10 phút. Không dùng chè khô thay thế cho lá chè tươi, không để nước lạnh khi tắm cho bé.

ĐỌC NGAY: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Danh sách 5 loại lá nên dùng

Sài đất

Sài đất là loại cây thân cỏ mọc khắp nơi trên mặt đất với thân cây mọng nước, được phủ lớp lông trắng khá cứng bên ngoài. Theo Đông y, lá sài đất tươi có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên da bé và còn kháng khuẩn rất tốt.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì
Có thể dùng nước lá sài đất để tắm trực tiếp cho bé

Mẹ có thể dùng sài đất trị rôm sảy cho bé theo cách sau:

  • Dùng 200 – 300g lá sài đất đem rửa sạch với nước muỗi pha loãng và rửa lại bằng nước. Đun sôi sài đất với nước, lưu ý là phải đảm bảo không lẫn các loại lá lạ khác để tránh gây dị ứng cho da bé.
  • Có thể dùng nước lá sài đất để lau người hoặc tắm trực tiếp cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm.

Mướp đắng

Trong Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có lợi cho sức khỏe đặc biệt là da. Mướp đắng có thể trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ bằng cách dùng quả hay dây để nấu nước tắm. Mẹ có thể dùng 1 quả mướp đắng rồi cho thêm vài lá kinh giới xay/giã nát để lọc lấy nước tắm cho bé.

Mướp đắng trị mụn nhọt, rôm sảy rất tốt
Mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc trị mụn nhọt, rôm sảy rất tốt

Lưu ý: Tuyệt đối không tắm mướp đắng khi da bé có tình trạng mưng mủ, trầy xước vì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Ngoài ra, nên chọn mướp đắng ở những cửa hàng rau sạch uy tín hoặc tốt nhất là tự trồng thì mới được sử dụng để tắm.

Lá khế

Lá khế cũng giúp giải nhiệt rất nhanh cho làn da của bé. Loại lá này có vị chát, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tán nhiệt độc. Thích hợp để chữa các chứng dị ứng, lở ngứa, rôm sảy hoặc ung nhọt do huyết nhiệt.

Lá khế vị tính mát, vị chát, thích hợp trị dị ứng, ghẻ lở
Lá khế tính mát, vị chát, thích hợp trị dị ứng, ghẻ lở

Cách dùng: Dùng khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch vò/xay nát rồi đun sôi lít nước. Để nước nguội dần chỉ còn hơi ấm, vừa tắm thì dùng khăn sạch lau người hoặc tắm trực tiếp cho bé.

Cỏ mực (Cỏ nhọ nồi)

Có nhọ nồi rất tốt cho bé nhất là các bé thường bị cảm cúm, rôm sảy, sốt phát ban. Không chỉ vậy, nước nhọ nồi còn giúp trẻ tránh được các bệnh về da và ít bị côn trùng đốt. Dùng khoảng 100g lá nhọ nồi tươi nấu với 2 lít nước. Sau khi sôi thì pha với nước mát để tắm cho trẻ.

Cỏ nhọ nồi trị rôm sảy tại nhà
Cỏ nhọ nồi còn còn có tên gọi khác là cỏ mực

Mần trầu

Cỏ mần trầu thường được dùng trong trường hợp bé bị ghẻ lở, mụn nhọt hơn là bị rôm sảy. Vì vậy mẹ không nên ưu tiên dùng cỏ mần trầu trong trường hợp này.

Cỏ mần trầu trị rôm sảy
Cỏ mần trầu là vị thuốc quý của dân gian

Mần trầu có vị đắng, tính mát, có công dụng mát gan, thanh nhiệt, thoát mồ hôi tốt. Cách trị rôm sảy, mụn nhọt, ban đỏ cho bé bằng cỏ mần trầu như sau:

  • Lấy một ít lá cỏ mần trầu rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã và chờ nước nguội dần ở nhiệt độ phù hợp rồi tắm cho bé.

Lá kinh giới

Các bộ phận thường được sử dụng của cây kinh giới là ngọn, lá và hoa. Theo y học hiện đại, trong lá kinh giới có một số thành phần chính như: hoạt chất kháng sinh tự nhiên, tinh dầu d-menthol, menthol racemic, d-limonene, carotene… Khi dùng có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa, giảm viêm, chống khuẩn và hỗ trợ trị bệnh rôm sảy.

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có tính ấm, vị cay và mùi thơm nhẹ dễ chịu. Kinh giới có tác dụng cầm huyết, giải độc, được sử dụng nhiều để trị ngoại cảm phong hàn, ho, nổi mề đay mẩn ngứa, ban sởi, xuất huyết, mụn nhọt.

trẻ bị rôm sảy bôi thuốc gì
Lá kinh giới có tính ấm, vị cay và mùi thơm nhẹ dễ chịu là loại thảo dược chữa được nhiều bệnh

Cách dùng: Mẹ dùng lá kinh giới tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Cho nước này vào khoảng 2 lít nước mang đi đun sôi. Pha với nước ấm để tắm cho bé mỗi ngày sẽ giúp làm sạch da, sát trùng, cải thiện tình trạng rôm sảy.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược điều trị rôm sảy cho trẻ

Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ tắm lá cũng như sử dụng thảo dược điều trị rôm sảy. Cách này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, rôm sảy mới chớm, không có nhiễm trùng. Tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên dùng nước tắm có nhiệt độ phù hợp với da của bé, chỉ nên tắm từ 3 – 4 lần/tuần.
  • Sau khi tắm, tráng lại bằng nước ấm, phải lau khô nước dính trên người bé và tránh dùng các loại phấn thơm, phấn rôm.
  • Có thể dùng một chút nước chanh pha loãng để tắm cho bé. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng một vài giọt nước cốt chanh, không dùng cho da bị trầy xước, có vết loét.
  • Phải đảm bảo loại lá tắm được sử dụng là an toàn, không thuốc bảo vệ thực vật, không bụi bẩn, không mọc ở những nơi ô nhiễm. Để cẩn thận, mẹ nên rửa từng lá sạch sẽ, trước khi đem nấu hãy ngâm trong thuốc tím hoặc nước muối.
  • Tắm lá thảo dược chỉ là biện pháp hỗ trợ sử dụng khi bệnh vừa khởi phát, chỉ là những chấm đỏ nhỏ và ít. Nếu trường hợp da bé bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng thì nên đưa bé đến khám da liễu nhi.

Sử dụng các loại lá tắm thiên nhiên là cách trị rôm sảy đắc lực cho bé mà mẹ không thể bỏ qua. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, hiểu rõ nguồn gốc của loại lá mình dùng và cơ địa của bé. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho mẹ.

ĐỌC THÊM

Chia sẻ:
Dùng lá tía tô trị mụn cóc như thế nào, có hết không?

Dùng lá tía tô trị mụn cóc là biện pháp chữa bệnh được áp dụng rộng rãi trong dân gian.…

Lang ben ở trẻ sơ sinh Lang ben ở trẻ sơ sinh – Cách điều trị và phòng ngừa

Lang ben ở trẻ sơ sinh thường khó điều trị và dễ gây nguy hiểm hơn khi so với người…

Chuyên gia da liễu hướng dẫn XỬ LÝ BỆNH CHÀM (Eczema) không cần corticoid, hiệu quả bền lâu

Corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm (hay eczema). Mặc dù đem lại…

Tiêu ban Giải độc thang - Giải pháp "vàng" cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam. Căn bệnh này dù…

Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu phổ biến. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau. Để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua