Mụn nhọt ở mông bị chai, không thấy ngòi và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mụn nhọt ở mông bị chai không những gây đau nhức mỗi khi ngồi làm việc mà bệnh còn để lại sẹo thâm, gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Bên cạnh đó, bệnh còn gây khó khăn trong việc điều trị về sau. Vì vậy, để khắc phục những nốt mụn nhọt khó chịu này, người bệnh có thể tìm hiểu những cách xử lý sau đây.

Mụn nhọt ở mông bị chai
Mụn nhọt ở mông bị chai nguyên nhân là do thói quen sờ nặn mụn

Mụn nhọt ở mông bị chai là gì?

Mụn nhọt ở mông bị chai là hiện tượng nốt mụn nhọt ở mông bị cứng lại, chai lì, không nhô lên cũng không xẹp xuống. Nốt mụn gần như tồn tại vĩnh viễn làn da dưới mông, gây đau nhức. Nếu người bệnh không có biện pháp đẩy nhân mụn ra ngoài, lâu ngày mụn nhọt sẽ hình thành sẹo và vết thâm.

Biểu hiện và nguyên nhân mụn nhọt bị chai, không thấy ngòi

Thông thường, đến thời điểm chín, nhân mụn nhọt ở mông sẽ bị đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, trong nhiều trương hợp các nốt mụn này lại bị chai với các biểu hiện như:

  • Nhân mụn bị đông cứng dưới bề mặt da
  • Đầu mụn tròn, chai và nhẵn
  • Mụn không trồi lên và cũng không lặn xuống

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mụn nhọt ở mông bị chai và không có ngòi là do thói quen sờ hoặc nặn mụn khi nhân mụn chưa chín muồi. Điều này dẫn đến tình trạng mụn bị viêm nhiễm kéo dài, gây chai lì. Bên cạnh đó, mụn nhọt bị chai có thể là do người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài không đúng liều hoặc không đúng loại.

Biện pháp điều trị mụn nhọt ở mông bị chai

Mụn nhọt bị chai, các vết mụn sẽ bị chai cứng và thâm đen, tạo cảm giác đau rát, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nhất là khi ngồi làm việc. Do đó, bệnh nhân cần điều trị sớm, để giảm thiểu tình trạng khó chịu này. 

1. Chữa mụn nhọt bị chai bằng mẹo dân gian

+ Chườm ấm

Người bệnh có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm ấm để đắp lên nốt mụn nhọt bị chai. Nhiệt độ sẽ giúp làm mạch máu dưới da giãn nở, đồng thời làm tăng tuần hoàn bạch huyết, giúp ngòi mụn nhú lên và vỡ ra.

Mụn nhọt ở mông bị chai
Sử dụng túi chườm ấm chườm lên nốt mụn nhọt giúp mụn khô nước và xẹp dần

Bên cạnh đó, độ ẩm cũng giúp làm giảm sưng và đau. Mỗi lần đắp khoảng 20 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các nốt mụn nhọt ở mông khô nước và xẹp hẳn. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân nên sử dụng khăn hoặc túi chườm ấm đã được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đến nhiệt độ của khăn chườm, không nên quá nóng, tránh gây kích ứng da.

+ Sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây tràm trà, có tác dụng kháng sinh tự nhiên thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da. Bên cạnh đó, loại tinh dầu tự nhiên này còn giúp làm lành và điều trị mụn nhọt ở mông bị chai nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sau khi mụn vỡ.

Bệnh nhân chỉ cần dùng bông gòn thấm vài giọt tinh dầu và đắp lên vị trí nổi mụn. Thực hiện đều đặn 3 – 5 lần mỗi ngày giúp giảm làm lộ ngòi mụn ra ngoài, từ đó loại bỏ mụn dễ dàng hơn.

⇒ Lưu ý:  Tinh dầu tràm trà có thể gây dị ứng ở một số trường hợp khiến các nốt mụn bị sưng tấy, gây đau nhức nhưng không đẩy nhân và ngòi mụn ra ngoài. Do đó, sau khi sử dụng tinh dầu này cải thiện tình trạng mụn nhọt ở mông bị chia, nếu thấy vùng da xung quanh mụn bị kích ứng và sưng, người bệnh nên ngưng dùng.

+ Dùng lá sen

Các thành phần dưỡng chất có trong lá sen có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hút độc tố ra ngoài, giúp đẩy nhân mụn ra ngoài và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Bệnh nhân sử dụng cuống lá sen đã được rửa sạch nấu với nước và dùng để rửa các nốt mụn nhọt bị chai ở mông. Bên cạnh đó, để tăng tác dụng trị bệnh, người bệnh có thể giã nát lá sen tươi rồi đắp lên nốt mụn bị chai. Mỗi ngày đắp 3 lần kết hợp rửa, chỉ sau 1 tuần thực hiện đều đặn, mụn nhọt sẽ xẹp dần.

+ Sử dụng hoa nhài

Hoa nhài có tác dụng làm mát da và tiêu viêm, giảm sưng. Người bệnh sử dụng khoảng 10 bông hoa nhài sắc thuốc với 15 gram cam thảo đất, 20 bông kim ngân hoa và 20 bông bồ công anh. Uống nước thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày, uống liên tục 3 – 5 ngày, nốt mụn nhọt bị chai ở mông sẽ teo dần.

Mụn nhọt ở mông bị chai
Hoa nhài có tác dụng tiêu viêm và sưng, giúp cải thiện tình trạng chai lì của mụn nhọt ở mông

2. Chọn phương pháp chữa mụn nhọt bị chai bằng y tế

Nếu các biện pháp điều trị bằng dân gian không mang lại hiệu quả, để giảm đau và khó chịu ở mông, lựa chọn phương pháp chữa trị y tế là cần thiết. Bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ chai của mụn, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tiêu viêm, tiêu sưng để làm xẹp các nốt mụn nhọt bị chai ở mông. Tuy nhiên, ở một số trường hợp mụn nhọt gây đau nhức dữ dội, họ sẽ chỉ định chọc vỡ mụn.

Một số lưu ý khi xử lý mụn nhọt bị chai

Trong quá trình xử lý nốt mụn nhọt bị chai ở mông, người bệnh cần chú ý những điểm sau đây:

  • Giữ gìn và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là ở vùng mông bằng xà phòng hoặc các loại sữa tắm phù hợp với làn da
  • Nên kiêng các loại thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo hoặc đường
  • Quần áo, đặc biệt là quần chip nên lựa chọn loại size rộng và có chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi nhanh

Trên đây là các cách xử lý mụn nhọt ở mông bị chai và không tìm thấy ngòi. Tuy nhiên, mụn nhọt thường gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làn da, nên khi áp dụng bệnh nhân nên thận trọng. Cách tốt nhất để giảm đau và nhanh chóng làm xẹp mụn là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

→ Có thể bạn quan tâm: Thuốc bôi điều trị mụn nhọt ở mông

Chia sẻ:
Bài thuốc Đông y trứ danh đánh bay viêm da tiết bã hiệu quả chỉ sau 1 liệu trình

Viêm da tiết bã gây ra những mảng da nhờn và khô kết hợp, tróc vảy, nổi nhiều dát đỏ…

Hàng ngàn người đã đẩy lùi được bệnh nhờ Thanh bì Dưỡng can thang Hàng Ngàn Người Lành Bệnh Vảy Nến Nhờ Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Trứ Danh

Bệnh vẩy nến là một loại viêm da tự miễn với triệu chứng tiêu biểu là ngứa ngáy và xuất…

Bệnh nấm ăn chân: Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh nước ăn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Nấm ăn chân là một bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra, phổ biến nhất ở bàn chân. Bệnh…

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em và cách chữa trị lành tính hiệu quả

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường bị coi nhẹ, nhưng lại có thể dẫn tới những biến chứng…

6 cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian hiệu quả

Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà theo dân gian chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có công…

Bình luận (1)

  1. Minh
    Minh says: Trả lời

    E bị mụn nhọt trai ở mông

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua