Bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động. Để kiểm soát tốt căn bệnh này, việc lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh gút sưng chân nguyên nhân do đâu?

Bệnh gút (gout) gây ra bởi sự tích tụ quá mức của acid uric trong máu, dẫn đến việc hình thành tinh thể urat trong các khớp và khiến khớp bị sưng viêm. Tình trạng trên có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp ở chân như khớp đầu gối, khớp cổ chân hay khớp ngón chân. Trường hợp này được gọi là bệnh gút ở chân. 

bệnh gút sưng chân
Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh gút sưng chân bao gồm:

  • Tích tụ acid uric: Chế độ ăn giàu purin hoặc khả năng bài tiết acid uric kém của thận dẫn đến tích tụ và lắng đọng tinh thể urat ở khớp, gây viêm và sưng.
  • Dinh dưỡng: Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ hay hải sản tăng sản xuất acid uric có thể làm trầm trọng bệnh gút và dẫn đến sưng chân.
  • Áp lực máu cao: Tình trạng này gây cản trở chức năng thận, làm tăng nồng độ acid uric trong máu, tạo điều kiện cho tinh thể urat hình thành. Chúng khá sắc nhọn, có thể gây tổn thương cho các mô mềm dẫn đến sưng chân.
  • Tiêu thụ rượu và bia: Cồn làm giảm khả năng loại bỏ acid uric của thận, từ đó tăng nguy cơ phát triển gút.
  • Thừa cân: Áp lực cơ thể tăng lên các khớp, đồng thời thúc đẩy sự sản xuất và giảm bài tiết acid uric.
  • Yếu tố di truyền: Gen có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý acid uric, làm tăng nguy cơ phát triển gút ở chân. Sưng chân là một hậu quả tất yếu.
  • Chấn thương khớp: Các tổn thương có thể làm tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại chỗ bị tổn thương.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Như thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, gây ra gút.
  • Bệnh thận: Khi chức năng thận suy giảm, khả năng loại bỏ acid uric khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến gút sưng chân.
  • Thiếu nước: Cơ thể bị thiếu nước làm tăng nồng độ acid uric trong máu, tạo điều kiện cho tinh thể urat hình thành và gây sưng viêm.

Tìm hiểu thêm: Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Triệu chứng sưng chân do bệnh gút

Hiện tượng sưng chân do bệnh gout thường đi kèm với các cơn đau đột ngột và dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái, . Các cơn đau có thể trở nên khó chịu đến mức ảnh hưởng đáng kể đến khả năng di chuyển và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh gút sưng chân còn xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Viêm đỏ khớp: Khu vực bị ảnh hưởng không chỉ sưng lên mà còn chuyển sang màu đỏ do phản ứng viêm.
  • Tăng nhiệt độ: Vùng da quanh khớp bị sưng thường nóng hơn so với phần còn lại của cơ thể.
  • Giới hạn cử động: Hiện tượng sưng tấy và đau nhức khớp chân cản trở đáng kể đến khả năng vận động, gây khó khăn trong việc đi lại.

Các cơn đau và tình trạng sưng chân do gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm và khiến người bệnh tỉnh giấc. Bệnh nhân cần được điều trị kịp thời để giảm thiểu sự khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.

Xem thêm: Ngón chân cái bị sưng đau là bệnh gì? Có phải gút không?

Bị bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Dưới đây là một số phương pháp giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và tình trạng sưng chân do bệnh gút gây ra hiệu quả.

1. Sử dụng thuốc Tây

Đây là cách giúp giảm nhanh tình trạng sưng tấy, đau đớn, khó chịu ở bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần thông báo cho bác sĩ để có phương pháp kiểm soát kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

thuốc điều trị bệnh gút sưng chân
Sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác có thể giúp kiểm soát tình trạng sưng chân do bệnh gút

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh gút như:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm (NSAID, Colchicin, Corticosteroid,…). Đây là loại thuốc được sử dụng để kiểm soát những cơn đau do bệnh gút tấn công.
  • Thuốc giảm acid uric (Febuxostat, Allopurinol, Pegloticase, Probenecid,…). Loại thuốc này có tác dụng giúp giảm kích thước tophi, đồng thời giảm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể.
  • Thuốc dự phòng (Indomethacin, Colcrys, Naproxen natri, Diclofenac,…). Những loại thuốc này được sử dụng để chữa bệnh gút, ngăn ngừa mủ và axit uric tích tụ.

Đừng bỏ qua: TOP 7 Thuốc Trị Gout Của Mỹ Tốt Nhất Và Giá Bán

2. Áp dụng bài thuốc Nam chữa sưng chân do gout

Sử dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh gút là phương pháp không còn quá xa lạ với nhiều người. Chỉ cần áp dụng đúng cách và kiên trì, triệu chứng sưng tấy, đau rát của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Dưới đây là một số cách chữa trị được lưu truyền trong dân gian, người bệnh có thể tham khảo. 

Lá tía tô

  • Dùng lá tía tô đem rửa thật sạch và để ráo nước
  • Tiếp đến, bạn cho lá tía tô vào ấm sắc thuốc bắc nấu nước với lửa nhỏ
  • Sau khi nước đã nguội, người bệnh sử dụng nước này để uống.
  • Thực hiện kiên trì trong khoảng 2 tuần để giảm nhanh cơn đau do bệnh gút gây ra.
sưng chân do gout
Sử dụng lá tía tô có thể giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh gút sưng chân

Lá lốt

  • Sử dụng 5 – 10 lá lốt rửa thật sạch và đem phơi khô
  • Tiếp đến, cho lá lốt cùng với 2 chén nước nhỏ lên bếp và đun nhỏ lửa cho cạn
  •  Người bệnh sử dụng nước này để uống vào buổi tối sau khi ăn
  • Uống khoảng 1 tuần, cơn đau ở chân sẽ nhanh chóng giảm.

Cải bẹ xanh

  • Đem cải bẹ xanh rửa sạch và cho vào ấm nấu lấy nước
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi nước còn 1 bát
  • Sử dụng nước này để uống sau khi ăn
  • Nước cải bẹ xanh hơi đắng nhưng giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả.
  • Mỗi ngày, người bệnh uống 1 bát và uống trong 4 – 5 ngày để giảm đau nhức chân.

Mách bạn: 10 thảo dược trị gout hiệu quả, dễ tìm quanh nhà

3. Chườm đá lạnh – Cách giảm sưng chân do gút đơn giản

Ngoài phương pháp ngâm chân bằng nước ấm thì chườm đá lạnh cũng là cách giúp cải thiện cơn đau do bệnh gút gây ra rất hiệu quả. Đồng thời, áp dụng cách này, người bệnh sẽ giảm bớt triệu chứng nóng rát khó chịu, ngăn chặn tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy đá viên cho vào một chiếc khăn mềm.
  • Cuộn tròn chiếc khăn này lại và chườm ngay ở vị trí chân bị đau nhức trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Người bệnh cần chườm đều ở xung quanh vị trí bị đau để hỗ trợ ức chế cơn đau và cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

4. Ngâm chân bằng nước ấm giảm sưng mắt cá chân do gút

Sau khoảng 48 tiếng khi tình trạng sưng chân đã được kiểm soát, người bệnh có thể sử dụng nước ấm để ngâm chân. Đây là phương pháp giảm đau được nhiều người áp dụng để các khớp chân dễ chịu và cảm thấy thoải mái hơn. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc đun sôi để ấm hoặc sử dụng nước lá lốt, lá tía tô để ngâm chân.

sưng chân do bệnh gout
Ngâm chân thường xuyên giúp cải thiện bệnh gút sưng chân hiệu quả

 Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu, xoa dịu cơn đau và làm thư giãn các dây thần kinh. Trước khi đi ngủ, người bệnh sẽ tiến hành ngâm chân với nước ấm trong khoảng 20 phút. Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì vào mỗi buổi tối để ngủ ngon giấc hơn.

5. Thực hiện các mẹo giảm sưng đau chân do gút tại nhà

  • Tránh áp lực lên vùng chân bị đau: Người bệnh cần phải giữ chân khỏi mặt đất để chân giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Đồng thời, không được dồn trọng lượng cơ thể vào vùng chân bị đau nhức khiến tình trạng đau nhiều hơn.
  • Nâng khớp đau: Người bệnh gút nên gác phần chân bị đau lên gối khoảng 30 phút. Đây là cách giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế cơn đau chân hiệu quả.
  • Cố định vị trí đau: Nếu bạn bị đau nhức ở mắt cá chân hoặc khớp đầu gối thì nên dùng gạc y tế cố định vị trí đau. Cách làm này sẽ giúp khớp nhanh chóng phục hồi, giảm sưng đau và cố định khớp hiệu quả. 

Xem thêm: 10+ Cách trị bệnh gút tại nhà giảm đau hiệu quả hơn thuốc

6. Thay đổi lối sống phù hợp

  • Kiểm soát cân nặng: Người bệnh cần giữ ổn định cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Tăng cân quá nhanh sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn ở chân, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh gút phát triển nặng hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cơ thể, sự dẻo dai xương khớp. Đây cũng là cách giúp kiểm soát bệnh gút ngay tại nhà hiệu quả. 
  • Không được mang vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến xương khớp và quá trình điều trị bệnh gút
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

7. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ điều trị bệnh gút sưng chân

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút sưng chân. Một khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tiêu thụ hết lượng purin, hạn chế tích tụ axit uric trong cơ thể. 

điều trị bệnh gút sưng chân
Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát bệnh gút sưng chân.

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh kiểm soát được bệnh gút tốt nhất.

  • Uống đủ nước để cơ thể dễ dàng đào thải lượng axit uric ra bên ngoài. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có lượng protein cao như thịt lợn, thịt cừu, cá cơm, cá thu, nội tạng động vật,… Những loại thực phẩm này có chứa lượng purin cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
  • Không được sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như thịt gà, mỡ lợn, dầu dừa,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh gút tiến triển nặng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng là tác nhân khiến người bệnh mắc bệnh gút.
  • Không nên sử dụng thực phẩm chứa fructose vì chúng làm tăng axit uric trong máu.

Các cách kể trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ cơn đau và tình trạng sưng viêm tạm thời, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh gút sưng chân hiệu quả, chống tái phát, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và lựa chọn phương pháp khắc phục tối ưu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 04:35 - 13/03/2024 - Cập nhật lúc: 12:21 - 13/03/2024
Chia sẻ:
gút cấp Bệnh Gút Cấp: Triệu chứng và cách xử lý, giảm đau nhanh nhất

Bệnh gút cấp là một tình trạng y khoa xảy ra khi có sự tích tụ tinh thể urat tại…

Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Người mắc bệnh gút có thể ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.…

Người bệnh gout có thể ăn thịt nhưng cần phải hạn chế Bệnh gout ăn được thịt gì và nên tránh ăn thịt gì?

Bệnh gout ăn được thịt gì là vấn đề không phải bệnh nhân nào cũng biết. Hãy cùng bài viết…

biến chứng bệnh gút Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút – Hậu quả nặng nề

Nhiều biến chứng của bệnh gút khá nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nặng nề nếu không…

Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ Bệnh GÚT Với Bảng Thành Phần VÀNG

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua