Bệnh gút và suy thận – Biến chứng nguy hiểm chết người
Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người mắc bệnh gút có nguy cơ gặp biến chứng suy thận khá cao nhưng đôi khi, chức năng thận bị suy giảm lại được cho là nguyên nhân dẫn đến gút.
Mối liên hệ giữa bệnh gút và suy thận
Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ chặt chẽ qua cơ chế chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric – một nguyên nhân chính gây ra bệnh gút thì thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ chất này qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu lượng axit uric quá cao, thận không thể lọc kịp, dẫn đến tình trạng tích tụ urat, làm tổn thương thận và tiến triển đến suy thận.
Mặt khác, suy thận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng loại bỏ axit uric khỏi cơ thể cũng giảm theo, dẫn đến sự tích tụ axit uric và hình thành các tinh thể urat trong các khớp, gây ra các cơn đau gút. Do đó, việc kiểm soát bệnh gút không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển suy thận mà còn hỗ trợ duy trì chức năng thận ổn định.
Tham khảo thêm: Bệnh gút đau ở đâu, giai đoạn đầu làm sao nhận biết?
Suy thận – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh gút không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương thận và gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là suy thận.
Khi bị gút, người bệnh có quá nhiều Axit Uric trong máu. Khi máu được lọc qua thận, Axit Uric có thể tích tụ và hình thành các tinh thể Urate. Khi các tinh thể Urate đi quan thận có thể dẫn đến một số tổn thương và để lại sẹo ở thận. Tổn thương này có thể dẫn đến suy thận và có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt là nếu bệnh gút không được điều trị hợp lý.
Bên cạnh đó, người bệnh gút thường sử dụng thuốc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và sưng. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, kháng viêm tốt nhưng lại làm tăng gánh nặng cho thận. Điều này khiến bệnh suy thận nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Đừng bỏ qua: Điểm mặt 5 Biến chứng của bệnh gút – Nguy hiểm khôn lường
Suy thận có thể gây ra bệnh gút
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự khởi phát của bệnh gút và suy thận. Một công bố vào năm 2012 cho thấy, chức năng thận suy giảm là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Ở một người bị bệnh suy thận mãn tính, thận sẽ không hoạt động bình thường và không thể lọc các chất thải và Axit Uric ra khỏi cơ thể. Điều này khiến các tinh thể Axit Uric tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh gút.
Hầu hết bệnh nhân bệnh suy thận trong giai đoạn đầu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nào. Do đó, đôi khi bệnh gút có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh thận.
Xem thêm: Các triệu chứng của bệnh suy thận thường gặp
Cách điều trị khi mắc đồng thời bệnh gút và suy thận
Nếu một người bị bệnh gút và suy thận cùng một lúc, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn. Bởi vì một số loại thuốc điều trị gút (chẳng hạn như NSAID) thì không an toàn cho người bệnh thận.
Một số loại thuốc điều trị gút cấp và mạn tính có thể cần được điều chỉnh để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Trao đổi với bác sĩ về liều lượng hoặc nếu cảm thấy cần thay đổi loại thuốc điều trị.
Các loại thuốc điều trị gút phổ biến mà không được khuyến cáo cho người bệnh thận bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Naproxen Natri, Ibuprofen, Celecoxib, Indomethacin.
- Colchine thường được dùng để giảm đau cho người bệnh gút mãn tính.
- Corticosteroid hay còn được gọi là Steroid thường được sử dụng để giảm sưng và đau. Thuốc có sẵn ở dạng viên nén và thuốc tiêm, thường được chỉ định nếu người bệnh không thể sử dụng NSAIDS hoặc Colchine.
- Các loại thuốc phòng chống gút và biến chứng của bệnh. Thuốc thường được kê để cân bằng nồng độ Axit Uric trong cơ thể.
Bên cạnh đó, bệnh nhân suy thận thường cần sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút. Ví dụ như các loại thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn Beta hai loại thuốc phổ biến điều trị thận có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị hiệu quả, tối ưu và phù hợp nhất cho từng cá nhân.
8 Lưu ý khi bị bệnh gút và suy thận
Người bị gút bệnh và suy thận đều nên điều chỉnh lối sống kết hợp duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để kiểm soát tốt các bệnh lý trên:
- Giữ mức đường trong máu khỏe mạnh.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Giữ cân nặng hợp lý và khoa học.
- Sử dụng các loại thuốc phù hợp và theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thực hiện chế độ ăn uống ít purin, rượu và thực phẩm có hàm lượng đường bắp và đường tinh luyện cao.
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau và ngũ cốc. Nếu bạn có chế độ ăn kiêng để điều trị suy thận, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc quản lý chế độ ăn uống đối với bệnh gút và bệnh thận. Điều này có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần để duy trì thể lực và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời khi một trong hai bệnh tiến triển phức tạp hơn gây biến chứng.
Như vậy, bệnh gút và suy thận là hai bệnh lý này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự xuất hiện của bệnh này có thể dẫn đến bệnh kia và ngược lại. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin về bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý.
THAM KHẢO THÊM
- Điều Trị Bệnh Gút Bằng Y Học Cổ Truyền– Giải pháp hiệu quả, an toàn cho thận
- Xây dựng chế độ ăn cho người suy thận mỗi ngày
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!