Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút – Hậu quả nặng nề

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Nhiều biến chứng của bệnh gút khá nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện sớm. Thường gặp nhất là hỏng khớp, bại liệt, đột quỵ hay gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như mắt, thận, tim…

biến chứng của bệnh gút
Những biến chứng gút nguy hiểm sẽ phát sinh khi bạn kiểm soát bệnh không tốt

5 Biến chứng của bệnh gút thường gặp

Gút là bệnh lý rất dễ khởi phát khi cơ thể sản xuất lượng axit uric vượt mức cho phép không thể đào thải hết ra ngoài mà lắng đọng trong máu. Tình trạng này kéo dài khiến cho các tinh thể muối urat được tạo thành ngay tại khớp, xúc tiến phản ứng viêm và gây đau nhức.

Bệnh gút nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng. Biến chứng dễ phát sinh nhất khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bởi lúc này, việc kiểm soát sẽ trở nên khó khăn hơn.

Sau đây là một số biến chứng bệnh gút thường gặp nhất:

1. Hỏng khớp, bại liệt

Khi bệnh gút đã bước sang giai đoạn mãn tính thì ở khớp tổn thương thường xuất hiện các hạt tophi. Hạt tophi chính là tập hợp của nhiều tinh thể muối urat.

Hạt tophi thường dễ xuất hiện ở các vị trí như ngón, cổ tay, chân, mắt cá chân… Khi hạt tophi phát triển, chúng có thể ăn mòn da cũng như các mô sụn xung quanh khớp. Từ đó, có thể làm phát sinh những cơn đau mãn tính, khớp sẽ dễ bị biến dạng.

Nếu không sớm điều trị, khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn. Lúc này, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bại liệt, mất hẳn khả năng vận động khớp.

2. Tổn thương thận

Ở bệnh nhân gút, lượng axit uric thường được sản xuất vượt ngưỡng cho phép. Trong khi, axit uric lại được đào thải qua đường nước tiểu. Điều này khiến cho thận và hệ thống dẫn niệu phải chịu nhiều áp lực. Khi không được đào thải tốt, muối urat cũng có thể được hình thành ngay tại cơ quan này.

Thống kê cho thấy rằng, có tới 10 – 15% tổng số bệnh nhân gút gặp phải các vấn đề về thận. Thường gặp nhất là các bệnh như sỏi thận, viêm khe thận, tắc ống thận…

biến chứng của bệnh gout ở thận
Rất nhiều bệnh nhân gút gặp phải các vấn đề về chức năng thận

Trường hợp không can thiệp sớm, chức năng của thận sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội cho các loại thuốc điều trị phát sinh các tác dụng phụ khiến thận bị tổn thương trầm trọng hơn. Người bệnh có thể bị ngộ độc thận hay suy thận rất nguy hiểm.

XEM THÊM:Bệnh gút và suy thận – Biến chứng nguy hiểm chết người

3. Đột quỵ, tai biến – Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải khi không kiểm soát tốt bệnh gút. Ngoài việc lắng đọng trực tiếp ở thận, các tinh thể muối urat cũng có thể lắng đọng cả trong lòng mạch máu.

Tình trạng này sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, van tim, gây viêm màng cơ tim. 

Nguy hiểm hơn là việc muối urat tích tụ ở mạch máu não. Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến ở bệnh nhân gút. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tử vong không được phát hiện kịp thời.

4. Rối loạn giấc ngủ

Biến chứng rối loạn giấc ngủ ở người mắc bệnh gút không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

  • Gián đoạn giấc ngủ: Đau khớp do gút có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó chịu và tỉnh dậy thường xuyên trong đêm.
  • Mất ngủ: Cơn đau gút, đặc biệt là vào ban đêm, có thể khiến người bệnh khó vào giấc hoặc thức dậy sớm, dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Chất lượng giấc ngủ kém: Người bệnh gút thường xuyên trải qua chất lượng giấc ngủ kém do cảm giác đau rát và không thoải mái, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và tái tạo năng lượng của cơ thể.
  • Ngưng thở khi ngủ: Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên hệ giữa bệnh gút và tình trạng ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Do giấc ngủ bị gián đoạn và chất lượng giấc ngủ kém, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng trong suốt cả ngày. Thiếu ngủ cũng làm giảm tâm trạng, gây ra cảm giác cáu kỉnh hoặc trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

5. Các biến chứng khác của bệnh gút

Ngoài những biến chứng nghiêm trọng nêu trên, bệnh nhân gút còn có thể gặp phải các vấn đề khác. Một số vấn đề về mắt như tầm nhìn kém, khô mắt, đục thủy tinh thể… cũng được cho là có liên quan đến bệnh gút.

Ngoài ra, người bệnh còn dễ gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc. Bởi dấu hiệu của bệnh gút nếu bùng phát ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Người bệnh dễ trở nên bi quan, cảm xúc bất ổn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh gút trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân phát sinh biến chứng. Thường gặp nhất là tình trạng viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. 

Những đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng của gút

Các trường hợp dễ gặp biến chứng sau khi mắc bệnh gút bao gồm:

  • Không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Bỏ qua lời khuyên và không sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
  • Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống giàu purin: Thực phẩm và đồ uống như thịt đỏ, hải sản, và rượu, đặc biệt là bia, có thể làm tăng mức độ acid uric trong máu.
nguyên nhân gây biến chứng bệnh gút
Thói quen ăn nhiều thịt đỏ là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp biến chứng của bệnh gút
  • Thừa cân hoặc béo phì: Nguy cơ gặp biến chứng gút tăng lên đáng kể ở những người thừa cân hoặc béo phì do tăng sản xuất và giảm đào thải acid uric.
  • Bệnh lý đồng mắc: Những người mắc các bệnh khác như bệnh thận, tiểu đường, huyết áp cao và hyperlipidemia có nguy cơ cao gặp phải biến chứng từ bệnh gút.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc làm tăng mức acid uric (chẳng như thuốc lợi tiểu) có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng gút.
  • Lối sống ít vận động: Thói quen ít vận động, ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng gút do khả năng lưu thông máu kém và khớp phải chịu gánh nặng nhiều hơn.
  • Lạm dụng rượu và bia: Uống quá nhiều rượu và bia có thể làm tăng mức acid uric trong máu, từ đó khiến bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn và có nguy cơ gặp biến chứng cao.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric của cơ thể. Điều này cũng làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh gút.

Những người thuộc các đối tượng trên nên đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát, điều trị bệnh gút để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng.

ĐỪNG BỎ QUA:Các loại thuốc mới điều trị bệnh gout, ngăn chặn biến chứng hiệu quả

Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Biến chứng của bệnh gút sẽ phát sinh khi bạn kiểm soát bệnh không tốt. Như vậy, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra thì việc khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt là quan trọng nhất.

Người bệnh cần hết sức chú ý đến các vấn đề sau:

  • Sớm thăm khám khi tình trạng sưng đau ở khớp xuất hiện đột ngột, khó kiểm soát.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị từ bác sĩ, dùng thuốc đúng kế hoạch được chỉ định.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Khi đang mắc bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản..
  • Tránh xa rượu bia, thức uống có gas, nước ngọt cũng như chất kích thích.
  • Không nên làm việc quá sức, vận động mạnh. Chú ý dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nhất là khi khớp xương đang sưng đau.
  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đào thải axit uric.
  • Kết hợp rèn luyện các bài tập phù hợp để xương khớp được chắc khỏe, cải thiện khả năng vận động.

Những biến chứng của bệnh gút thường rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Người bệnh cần điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh phát sinh vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

BẠN CẦN BIẾT

Ngày đăng 08:56 - 05/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:03 - 05/03/2024
Chia sẻ:
Bệnh gút có ăn được thịt gà không Bệnh gút có ăn được thịt gà không – Có thể ăn mà không đau?

Hiện nay, có nhiều tranh luận trái chiều về việc người bệnh gút có nên ăn thịt gà không. Một…

Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ Bệnh GÚT Với Bảng Thành Phần VÀNG

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn…

Bệnh gout: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh gout thường khiến người bệnh đau đớn ở các vùng khớp tay, chân, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống…

Cách chữa bệnh gút bằng cua đồng có thực sự hiệu quả?

Cách chữa bệnh gout bằng cua đồng ngâm rượu gạo là bài thuốc truyền miệng theo kinh nghiệm dân gian.…

Bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Bệnh gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động. Để kiểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua